1. Người lao động có giấy ra viện + giấy nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Công ty có làm chế độ nghỉ tai nạn lao động nộp ra bảo hiểm xã hội để người lao động được hưởng không? (làm trên mẫu C70a-HD)

2. Thủ tục làm hồ sơ Tai nạn nộp ra Sở Lao Động và cơ quan bảo hiểm xã hội gồm những gì? Thời gian nộp?

3. Trong thời gian người lao động nghỉ điều trị thì có được phép báo giảm bảo hiểm xã hội không? Thời gian nghỉ 2-3 tháng? Nếu báo giảm bảo hiểm xã hội có sai quy định của pháp luật không?

Trân trọng cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật LVN Group.

>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động qua điện thoại (24/7) gọi:   1900.0191

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật lao động số 10/2012/QH13

– Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 của Quốc hội

2. Nội dung phân tích:

2.1. Công ty có phải làm chế độ nghỉ tai nạn lao động ?

Căn cứ vào luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

“Điều 106. Giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1. Người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 104 và Điều 105 của Luật này.

2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do
nên công ty nộp hồ sơ.”

Thì công ty bạn có nghĩa vụ làm hồ sơ cho người lao động bị tai nạn lao động đó để người đó được hưởng bảo hiểm xã hội.

2.2. Thời gian và thủ tục làm hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động: 

Theo quy định Điều 104 Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động bao gồm:

“1. Sổ bảo hiểm xã hội.

2. Biên bản điều tra tai nạn lao động, trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì phải có thêm biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông.

3. Giấy ra viện sau khi đã điều trị tai nạn lao động.

4. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.

5. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động.”

Theo như ý 1 đã trình bày thì Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do
nên công ty nộp hồ sơ.

3. Có cần phải báo giảm khi người lao động đang điều trị tai nạn lao động 

Căn cứ vào Điều 144 Bộ luật lao động quy định:

Điều 144. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.”

Thì trong thời gian người lao động nghỉ điều trị tai nạn lao động vẫn được hưởng lương nên vẫn thuộc trường hợp đóng bảo hiểm xã hội, công ty bạn không được báo giảm BHXH.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua email hoặc qua tổng đài Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật lao động trực tuyến, gọi:  1900.0191 . Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật lao động – Công ty luật LVN Group