Về việc này trước khi xây dựng chúng tôi đã xin phép tất cả các thành viên có quyền thừa kế (là các anh chị em ruột của tôi) và được mọi người chấp nhận để tạo điều kiện thuận lợi qua lại giữa hai bên, xong cô con dâu út không đồng ý. Vậy tôi có mở cửa được không?
Cảm ơn Luật sư của LVN Group!
Người gửi: N.V.M
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục hỏi đáp pháp luật đất đai của công ty luật LVN Group
Trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến thư mục tư vấn của công ty chúng tôi. Chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
Bộ luật dân sự 2005 (văn bản mới: Bộ luật dân sự năm 2015)
Luật Hôn nhân gia đình 2014
2. Nội dung tư vấn:
Vấn đề về mở cửa thông này của bạn được quy định tại Điều 266 Bộ luật dân sự 2005(BLDS) như sau:
“Điều 266. Quyền sở hữu đối với mốc giới ngăn cách các bất động sản
1. Chủ sở hữu bất động sản liền kề chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình. Những người sử dụng đất liền kề có thể thoả thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, xây tường ngăn, trồng cây trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản; những vật mốc giới này là sở hữu chung của những người đó.
Trong trường hợp mốc giới ngăn cách chỉ do một bên tạo nên trên ranh giới và được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý thì mốc giới ngăn cách đó là sở hữu chung, chi phí để xây dựng do bên tạo nên chịu, trừ trường hợp có thoả thuận khác; nếu chủ sở hữu bất động sản liền kề không đồng ý mà có lý do chính đáng thì chủ sở hữu đã dựng cột mốc, hàng rào, xây tường ngăn phải dỡ bỏ.
Đối với cây là mốc giới chung, các bên đều có nghĩa vụ bảo vệ; hoa lợi thu được từ cây được chia đều, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Đối với mốc giới là tường nhà chung, chủ sở hữu bất động sản liền kề không được trổ cửa sổ, lỗ thông khí hoặc đục tường để đặt kết cấu xây dựng, trừ trường hợp được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý.
Trong trường hợp nhà xây riêng biệt nhưng tường sát liền nhau thì chủ sở hữu cũng chỉ được đục tường, đặt kết cấu xây dựng đến giới hạn ngăn cách tường của mình.”
Theo quy định trên, bạn chỉ được mở cửa sổ thông khi được sự đồng ý của chủ sở hữu bất động sản liền kề. Vấn đề bây giờ cần làm rõ là: ai là chủ sở hữu của mảnh đất đứng tên mẹ bạn? Do trong câu hỏi bạn không nói rõ nên chúng tôi sẽ chia ra các trường hợp là:
– Nếu mẹ bạn còn sống thì dựa theo thông tin mà bạn cung cấp cho chúng tôi, mẹ bạn là chủ sở hữu mảnh đất liền kề trên. Như vậy, nếu bạn muốn mở cửa thông thì chỉ cần sự đồng ý của mẹ bạn.
– Nếu mẹ bạn không còn mà không để lại di chúc, thì căn cứ theo Điều 676 BLDS, các anh chị em ruột của bạn sẽ được hưởng thừa kế theo pháp luật và căn cứ theo khoản 1 Điều 43 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về tài sản riêng của vợ chồng thì em dâu bạn không có quyền đối với mảnh đất liền kề. Như vậy, bạn chỉ cần sự đồng ý có các anh chị em có quyền thừa kế là có thể tiến hành trổ cửa.
– Nếu mẹ bạn có để lại di chúc mảnh đất trên cho các anh chị em trong đó có cả em dâu bạn thì căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 266 và Điều 109 BLDS, thì nếu em dâu của bạn không đồng ý, bạn sẽ không có quyền trổ cửa sang mảnh đất liền kề.
“Điều 109. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của hộ gia đình
1. Các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phương thức thoả thuận.
2. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý.”
Kết luận:
Như vậy, chỉ trong trường hợp mảnh đất của mẹ bạn để lại di chúc cho cả em dâu bạn thì khi em dâu bạn không đồng ý, bạn không có quyền trổ cửa. Nếu em dâu bạn không được thừa kế mảnh đất trên thì với sự đồng ý của tất cả những người thừa kế, bạn có quyền trổ cửa sang mảnh đất đó.
Trên đây là những giải đáp, tư vấn từ phía Công ty Luật LVN Group cho câu hỏi của Quý khách hàng. Nếu còn có điều gì thắc mắc, mời Quý khách hàng vui lòng gửi thư theo địa chỉ email hoặc gọi điện trực tiếp đến tổng đài 1900.0191 để được giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai – Công ty luật LVN Group