1. Tội vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng

được quy định như thế nào?

Tội vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng được quy định tại Điều 220 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, cụ thể như sau:

Điều 220. Tội vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong những hành vi sau đây gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 224 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Vi phạm quy định về quyết định chủ trương đầu tư;
b) Vi phạm quy định về lập, thẩm định chủ trương đầu tư;
c) Vi phạm quy định về quyết định đầu tư chương trĩnh, dự án;
d) Vì phạm quy định về tư vấn, thiết kế chương trình, dự án.
2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:
a) Vì vụ lợi;
b) Có tổ chức;
c) Dùng thủ đoạn tỉnh vỉ, xảo quyệt;
d) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
3. Phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cẩm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công cấu thành tội hình sự khi nào?

Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191

2. Bình luận tội vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng

Tội vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng là tội danh mới được bổ sung trong BLHS tại Điều 220. Điều luật gồm 4 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định các dấu hiệu pháp lý của tội phạm và khung hình phạt cơ bản, các khoản 2, 3 quy định các trường họp phạm tội tăng nặng và khoản 4 quy định khung hình phạt bổ sung.

2.1 Dấu hiệu chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội này được quy định là người có chức vụ, quyền hạn trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư công.

2.2 Dấu hiệu hành vì khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội phạm được quy định là hành vi vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng vốn đầu tư công. Hành vi này có thể là một trong các hành vi dưới đây:
+ Hành vi vi phạm quy định về quyết định chủ trương đầu tư như hành vi quyết định chủ trương đầu tư không phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của địa phương hoặc không đúng thẩm quyền hoặc không đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật;
+ Hành vi vi phạm quy định về lập, thẩm định chủ trương đầu tư như cung cấp thông tin sai lệch trong hồ sơ, tài liệu liên quan đến chủ trương đầu tư dự án;
+ Hành vi vi phạm quy định về quyết định đầu tư chương trình, dự án như đã đầu tư chương trình, dự án khi chưa được cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư hoặc đầu tư không đúng với chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt hoặc quyết định điều chỉnh tổng vốn đầu tư của chương trình, tổng mức đầu tư của dự án trái với quy định của pháp luật về đầu tư công;
+ Hành vi vi phạm quy định về tư vấn, thiết kế chương trình, dự án như thông đồng với tổ chức tư vấn dẫn tới quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư chương trình, dự án không phù hợp.
Điều luật còn quy định các hành vi trên đây phải không thuộc trường hợp được quy định tại Điều 224 của BLHS. Tuy nhiên, quy định này là không cần thiết.
Hành vi vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng Vốn đàu tư công bị coi là tội phạm nếu gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên hoặc dưới mức đó nhưng chủ thể đã bị xử lý kỷ luật hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2.3 Dấu hiệu lỗi của chủ thể

Lỗi của chủ thể được quy định là lỗi cố ý đối với hành vi vi phạm. Đối với hậu quả thiệt hại tài sản đã gây ra, lỗi của chủ thế là lỗi vô ý.

2.4 Khung hình phạt

Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản là cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 03 năm đến 12 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Vì vụ lợi: Đây là trường hợp phạm tội mà động cơ thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi vi phạm là muốn thỏa mãn lợi ích vật chất hoặc tinh thần cho cá nhân minh hoặc cho người khác mà mình quan tâm.
– Có tổ chức: Tình tiết này không phù hợp vì tội này có thể là tội vô ý.
– Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt: Đây là trường hợp người phạm tội đã dùng những thủ đoạn có tính gian dối, lắt léo làm người khác khó lường trước hoặc khó đoán trước thủ đoạn đó;
– Gây thiệt hại từ 300 triệu đồng đến dưới 01 tỷ đồng.
Khoản 3 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 10 năm đến 20 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội gây thiệt hại từ 01 tỷ đồng trở lên.
Khoản 4 của điều luật quy định khung hình phạt bổ sung (có thể áp dụng đối với người phạm tội) là cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
về kỹ thuật lập pháp, điều luật có sự chưa thống nhất giữa tội danh và nội dung được quy định. Tội danh thể hiện tội phạm được quy định là tội phạm có CTTP vật chất vì có cụm từ “gây hậu quả nghiêm trọng” nhưng nội dung quy định lại thể hiện hai trường hợp phạm tội khác nhau, trong đó chỉ có một trường hợp được gắn với hậu quả nghiêm trọng còn trường họp khác lại gắn với dấu hiệu của chủ thể của tội phạm là đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

3. Tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng được quy định như thế nào?

Tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng được quy định tại Điều 221 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, cụ thể như sau:

Điều 221. Tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong những hành vi sau đây, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lỷ kỷ luật hoặc xử phạt vỉ phạm hành chỉnh về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Giả mạo, khai man, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa tài liệu kế toán;
b) Dụ do, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật;
c) Để ngoài sổ kể toán tài sản của đơn vị kế toán hoặc tài sản liên quan đến đơn vị kế toán;
d) Hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước thời hạn lưu trữ theo quy định của Luật kế toán;
đ) Lập hai hệ thắng sổ kế toán tài chính trở lên nhằm bỏ ngoài sổ kế toán tài sản, nguồn vốn, kinh phí của đơn vị kế toán.
2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:
a) Vĩ vụ lợi;
b) Có tổ chức;
c) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
d) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
3. Phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cẩm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công cấu thành tội hình sự khi nào?

Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191

4. Bình luận tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng

Tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng là tội danh mới được bổ sung trong BLHS tại Điều 221 . Điều luật gồm 4 khoản. Khoản 1 quy định về dấu hiệu pháp lý của tội phạm và khung hình phạt cơ bản, các khoản 2, 3 quy định về trường hợp phạm tội tăng nặng, khoản 4 quy định khung hình phạt bổ sung áp dụng đoi với người phạm tội.

4.1 Dấu hiệu chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng được quy định là người có chức vụ, quyền hạn và có nghĩa vụ tuân thủ quy định về kế toán.

4.2 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội phạm được quy định có thể là một trong các hành vi sau mà khi thực hiện chủ thể đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn:
+ Giả mạo, khai man, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa tài liệu kế toán;
+ Dụ dỗ, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật;
+ Đe ngoài sổ kế toán tài sản của đơn vị kế toán hoặc tài sản liên quan đến đơn vị kế toán;
+ Huỷ bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước thời hạn lưu trữ theo quy định của Luật kế toán;
+ Lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên nhằm bỏ ngoài sổ kế toán tài sản, nguồn vốn, kinh phí của đơn vị kế toán.
Hành vi vi phạm quy định về kế toán bị coi là tội phạm nếu đã gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên hoặc dưới mức đó nhưng chủ thể đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

4.3 Dấu hiệu lỗi của chủ thể

Lỗi của chủ thể được quy định là lỗi cố ý đối với hành vi vi phạm. Đối với thiệt hại đã gây ra, lỗi của chủ thể là vô ý.

4.4 Khung hình phạt

Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản là cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 03 năm đến 12 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Vĩ vụ lợi: Đây là trường hợp phạm tội mà động cơ thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi vi phạm là muốn thỏa mãn lợi ích vật chất hoặc tinh thần cho cá nhân mình hoặc cho người khác mà mình quan tâm;
– Có tổ chức: Tình tiết này không phù họp vì tội này có thể là tội vô ý.
– Dùng thủ đoạn tinh vỉ, xảo quyệt: Đây là trường họp người phạm tội đã dùng những thủ đoạn có tính gian dối, lắt léo làm người khác khó lường trước hoặc khó đoán trước thủ đoạn đó;
– Gây thiệt hại từ 300 triệu đồng đến dưới 01 tỷ đồng.
Khoản 3 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 10 năm đến 20 năm áp dụng cho trường hợp phạm tội gây thiệt hại từ 01 tỷ đồng trở lên.
Khoản 4 của điều luật quy định khung hình hình phạt bổ sung (có thể áp dụng đối với người phạm tội) là cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
về kỹ thuật lập pháp, điều luật có sự chưa thống nhất giữa tội danh và nội dung được quy định. Tội danh thể hiện tội phạm được quy định là tội phạm có CTTP vật chất vì có cụm từ “gây hậu quả nghiêm trọng” nhưng nội dung quy định lại thể hiện hai trường hợp phạm tội khác nhau, trong đó chỉ có một trường họp được gắn với hậu quả nghiêm trọng còn trường hợp khác lại gắn với dấu hiệu của chủ thể của tội phạm là đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group