Chủ thể vi phạm thoả ước lao động tập thể có thể là người lao động, tập thể lao động, người sử dụng lao động trong phạm vi thực hiện thoả ước. Nếu bên vi phạm gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuận của các bên. Tuy nhiên, thoả ước có thể không được thực hiện mà không bị coi là vì phạm khi tập thể lao động đình công theo quy định của pháp luật.
1. Vi phạm thỏa ước lao động tập thể là gì
Vi phạm thỏa ước lao động tập thể là không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không đúng các điều khoản hợp pháp đã cam kết trong thoả ước lao động tập thể.
Chủ thể vi phạm thoả ước lao động tập thể có thể là người lao động, tập thể lao động, người sử dụng lao động trong phạm vi thực hiện thoả ước. Nếu bên vi phạm gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuận của các bên. Tuy nhiên, thoả ước có thể không được thực hiện mà không bị coi là vì phạm khi tập thể lao động đình công theo quy định của pháp luật.
2. Hình thức xử lý vi phạm doanh nghiệp không gửi thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan quản lý nhà nước.
Căn cứ theo điểm a khoản 1 điều 12 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm doanh nghiệp không gửi thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan quản lý nhà nước:
Thỏa ước lao động tập thể không chỉ là sự quản lý của cơ quan Nhà nước đối với các doanh nghiệp mà còn là sự đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Do vậy, với những doanh nghiệp vi phạm các quy định của pháp luật về thỏa ước lao động đều có thể bị phạt theo Điều 12 Nghị định 95/2013/NĐ-CP:
– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng – 01 triệu đồng:
+ Không gửi thỏa ước đến Sở Lao động Thương binh và Xã hội;
+ Không trả chi phí cho việc thương lượng, ký kết, sửa đổi, bổ sung, gửi và công bố thỏa ước lao động tập thể;
+ Không công bố nội dung của thỏa ước cho người lao động biết.
– Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng:
+ Không cung cấp thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh khi tập thể lao động yêu cầu để tiến hành thương lượng tập thể;
+ Không tiến hành thương lượng để ký kết hoặc sửa đổi, bổ sung thỏa ước khi nhận được yêu cầu của tập thể lao động.
– Phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng:
Thực hiện nội dung thỏa ước đã bị tuyên bố vô hiệu.
3. Ai là người ký kết thỏa ước lao động tập thể?
Thỏa ước lao động tập thể được ký kết giữa đại diện tập thể lao động với người sử dụng lao động hoặc đại diện người sử dụng lao động. Cụ thể theo Điều 18 Nghị định 05/2015/NĐ-CP:
– Phía tập thể lao động: Chủ tịch công đoàn cơ sở hoặc Chủ tịch công đoàn cấp trên trực tiếp nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở;
– Phía người sử dụng lao động: Người đại diện theo pháp luật, người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
4. Thẩm quyền xử lý vi phạm doanh nghiệp không gửi thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan quản lý nhà nước.
Căn cứ theo điều 36 Nghị định 95/2013 quy định:
“1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II và Chương III của Nghị định này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II và Chương III của Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này.”
Và căn cứ theo khoản 2, khoản 5 điều 37 Nghị định 95/2013 quy định:
“2. Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này.
3. Chánh thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này.
4. Trưởng đoàn thanh tra lao động cấp Bộ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 52.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này.
5. Trưởng đoàn thanh tra lao động cấp Sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý nhà nước được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này.”
Vậy thẩm quyền doanh nghiệp không gửi thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan quản lý nhà nước bao gồm:
- Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
- Chánh thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Trưởng đoàn thanh tra lao động cấp Bộ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Trưởng đoàn thanh tra lao động cấp Sở Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
- Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý nhà nước được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành lao động
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, nếu phát hiện thấy các hành vi vi phạm quy định thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn quản lý của mình thì những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan khác theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính có quyền xử phạt theo đúng quy định pháp luật.
5. Điều kiện ký kết thỏa ước lao động tập thể:
Theo quy định tại Điều 76 Bộ luật Lao động 20129, thỏa ước lao động tập thể là kết quả thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể.
Điều đáng chú ý, việc thỏa thuận này dựa trên các quy định của pháp luật, do đó, nội dung thoả ước không được trái luật và phải có lợi hơn cho người lao động.
Kết quả thỏa thuận được ghi nhận bằng văn bản, do đại diện tập thể lao động (Chủ tịch công đoàn cơ sở hoặc Chủ tịch công đoàn cấp trên trực tiếp nơi chưa có công đoàn cơ sở) và người sử dụng lao động (người đại diện theo pháp luật hoặc cá nhân sử dụng lao động theo hợp đồng lao động) cùng ký kết khi có trên 50% số người của tập thể lao động biểu quyết tán thành.
Sau khi ký kết, thoả ước lao động tập thể phải được công bố cho mọi người lao động biết.
Lưu ý: Mọi chi phí cho việc thương lượng, ký kết, công bố… thoả ước lao động tập thể đều do người sử dụng lao động chi trả.
6. Hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể
Theo Điều 78 Bộ luật Lao động 2019, thoả ước lao động tập thể của doanh nghiệp có thời hạn từ 01 – 03 năm. Đối với doanh nghiệp lần đầu ký thoả ước thì có thể ký kết với thời hạn dưới 01 năm.
Trong vòng 03 tháng trước ngày thoả ước hết hạn, hai bên có thể thương lượng để kéo dài thời hạn hoặc ký kết thoả ước mới.
Khi thoả ước hết hạn mà hai bên vẫn tiếp tục thương lượng, thì thoả ước cũ vẫn được tiếp tục thực hiện trong thời gian không quá 60 ngày.
7. Khi nào thỏa ước lao động tập thể bị vô hiệu?
Điều 86 Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực từ 1.1.2021 quy định về thỏa ước lao động tập thể vô hiệu như sau:
1. Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu từng phần khi một hoặc một số nội dung trong thỏa ước lao động tập thể vi phạm pháp luật.
2. Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu toàn bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Toàn bộ nội dung thỏa ước lao động tập thể vi phạm pháp luật;
b) Người ký kết không đúng thẩm quyền;
c) Không tuân thủ đúng quy trình thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể.
Điều 87 Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực từ 1.1.2021 quy định về thẩm quyền tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu như sau: Tòa án nhân dân có quyền tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu.