1.Trường hợp xét xử bị cáo vắng mặt thì quyết định đưa vụ án ra xét xử được giao cho ai ?

>> Xem thêm: Thủ tục trước khi xét xử sơ thẩm và phiên toà sơ bộ theo pháp luật Hoa Kỳ?

Thưa Luật sư của LVN Group, trường hợp xét xử vắng mặt bị cáo thì phải đưa vụ án ra xét xử được giao cho ai ?

Căn cứ theo khoản 1 điều 286 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau :

Điều 286. Việc giao, gửi quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm

1. Quyết định đưa vụ án ra xét xử được giao cho bị cáo hoặc người đại diện của họ; gửi cho người bào chữa, bị hại, đương sự chậm nhất là 10 ngày trước khi mở phiên tòa.

Trường hợp xét xử vắng mặt bị cáo thì quyết định đưa vụ án ra xét xử được giao cho người bào chữa hoặc người đại diện của bị cáo; quyết định đưa vụ án ra xét xử còn phải được niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi bị cáo cư trú cuối cùng hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc, học tập cuối cùng của bị cáo.

2. Quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định phục hồi vụ án của Tòa án được giao cho bị can, bị cáo, bị hại hoặc người đại diện của họ và gửi cho người tham gia tố tụng khác trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định.

3. Quyết định phân công Thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa, quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định đình chỉ, quyết định tạm đình chỉ, quyết định phục hồi vụ án phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định. Quyết định đình chỉ, quyết định tạm đình chỉ vụ án phải gửi cho Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định.

4. Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế được giao cho bị can, bị cáo, Viện kiểm sát cùng cấp, cơ sở giam giữ nơi bị can, bị cáo đang bị tạm giam trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định.

2.Hướng dẫn việc giao nhận hồ sơ vụ án hình sự

>> Xem thêm: Trình tự phiên tòa xét xử vụ án hình sự sơ thẩm tiến hành như thế nào ?

Khoản 3 Điều 142 Bộ Luật Tố tụng hình sự quy định: “trong trường hợp truy tố thì trong thời hạn 3 ngày kể từ khi ra quyết định, Viện kiểm sát phải gửi hồ sơ và quyết định truy tố đến Tòa án”. Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao thống nhất hướng dẫn việc áp dụng quy định này như sau:

1- Đối với vụ án chỉ có bị can bị tạm giam thì trong hạn 3ngay kể từ ngày ra quyết định truy tố, Viện kiểm sát gửi đến Tòa án hồ sơ vụ án và quyết định truy tố cùng với biên bản về việc Viện kiểm sát giao cáo trạng cho bị can. Nếu trong hồ sơ vụ án chưa có biên bản về việc Viện kiểm sát giao cáo trạng cho bị can thì Tòa án chưa nhận hồ sơ vụ án;

2- Đối với vụ án vừa có bị can đang bị tạm giam, vừa có bị can tại ngoại, cũng như vụ án chỉ có bị can tại ngoại, thì trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định truy tố, Viện kiểm sát gửi đến Tòa án hồ sơ vụ án và quyết định truy tố cùng với biên bản giao cáo trạng cho bị can đang bị tạm giam, cũng như bị can tại ngoại. Nếu Viện kiểm sát gặp khó khăn trong việc giao cáo trạng cho bị can tại ngoại, thì chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày gửi cho Tòa án hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát gửi đến Tòa án biên bản về việc Viện kiểm sát giao cáo trạng cho bị can tại ngoại. Hết thời hạn đó, nếu Viện kiểm sát không gửi đến Tòa án đủ các biên bản giao cáo trạng cho bị can, thì Tòa án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát, vì lý do chưa hoàn thành thủ tục tố tụng

3.Hướng dẫn phối hợp kiểm sát việc Tòa án giao, gửi bản án, quyết định

Theo đó, hướng dẫn phối hợp kiểm sát việc Toà án giao, gửi bản án, quyết định:

– Sau khi tiếp nhận bản án, quyết định do Tòa án các cấp gửi đến (kể cả bản án chưa có hiệu lực pháp luật) hoặc thông báo kết quả xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm do Viện kiểm sát có thẩm quyền chuyển đến, đơn vị kiểm sát xét xử hình sự thực hiện nhiệm vụ kiểm sát bản án, quyết định theo quy định, đóng dấu chưa có hiệu lực pháp luật hoặc có hiệu lực pháp luật vào bản án, quyết định để theo dõi quản lý;

Đồng thời có trách nhiệm sao gửi ngay 01 bản đến đơn vị kiểm sát thi hành án hình sự để phối hợp kiểm sát theo nhiệm vụ, quyền hạn của Ngành; trường hợp bản án dài, phức tạp thì có thể sao gửi phần đầu (thủ tục và lý lịch bị cáo) và phần quyết định của Hội đồng xét xử.

– Đơn vị kiểm sát thi hành án hình sự mở sổ theo dõi, quản lý đầy đủ việc tiếp nhận bản án, quyết định do các đơn vị chuyển đến, sổ theo dõi phải thể hiện nguồn tiếp nhận (trường hợp chuyển trực tiếp phải thể hiện ký nhận giữa các bên để quản lý chung).

Sau khi tiếp nhận, phân công Kiểm sát viên, Kiểm tra viên quản lý, nghiên cứu theo dõi thi hành bản án, quyết định của Tòa án, đơn vị kiểm sát thi hành án hình sự phải chủ động trong việc tiếp nhận bản án, quyết định và theo dõi kết quả xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm để kiểm sát thi hành án.

– Định kỳ hằng tháng, đơn vị kiểm sát thi hành án hình sự phối hợp với đơn vị kiểm sát xét xử rà soát hệ thống sổ theo dõi kết quả kiểm sát xét xử hình sự, lập danh sách các trường hợp Tòa án cùng cấp đã xét xử trong tháng, đối chiếu, xác định số lượng bản án, quyết định đã tiếp nhận;

Số lượng bản án, quyết định còn thiếu chưa tiếp nhận và ban hành thông báo những vụ án đã xét xử chưa nhận được bản án, quyết định.

– Đối với Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự (Vụ 7), VKSND cấp cao 1, 2, 3, khi nhận được bản án, quyết định do Tòa án cùng cấp gửi đến (kể cả quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm; quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật), thực hiện ngay nhiệm vụ kiểm sát việc gửi bản án, quyết định của Tòa án theo đúng quy định tại Điều 262, Điều 395 BLTTHS 2015 để bảo đảm việc gửi bản án, quyết định của Tòa án được thực hiện kịp thời, đúng đối tượng.

Đồng thời thông báo cho VKSND cùng cấp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm biết để theo dõi kết quả xét xử theo quy định tại Điều 34 Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC ngày 18/12/2017 của Viện trưởng VKSND tối cao.

– Định kỳ vào ngày làm việc cuối cùng của tháng, đơn vị kiểm sát thi hành án hình sự liên hệ với các bộ phận chuyên môn của Tòa án cùng cấp để đối chiếu xác định: Số vụ án/bị cáo đã xét xử; số bản án đã chuyển đến Viện kiểm sát, cơ quan, tổ chức, cá nhân, trong đó số vụ án đã có hiệu lực pháp luật, số bản án có kháng cáo (hoặc kháng nghị). Số còn lại chưa chuyển, số bản án/bị cáo chưa có hiệu lực pháp luật.

– Riêng đối với trường hợp Hội đồng xét xử trả tự do ngay tại phiên tòa thì đơn vị Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự thông báo ngay cho đơn vị kiểm sát thi hành án hình sự biết để phối hợp kiểm sát

4. Bình luận việc giao, gửi quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm

>> Xem thêm: Những quyết định thuộc thẩm quyền toà án trong khi chuẩn bị xét xử ?

Tòa án phải giao quyết định đưa vụ án ra xét xử cho bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ và người bào chữa, chậm nhất là 10 ngày trước khi mở phiên tòa. Việc giao quyêt định đưa vụ án rí xét xừ trước khi mở phiên tòa 10 ngày tạo điều kiện cho bị cáo thực hiện quyền bào chữa và có thề đê xuất với Tòa án những vấn đề cần giải quyết ngay như đưa thêm vật chứng ra xem xét, đề nghị thay đôi người tiên hành tô tụng, người giám định, người phiên dịch; triệu tập thêm người cân xét hỏi tại phiên tòa. Khi giao quyết định đưa vụ án ra xét xử phải lập biên bản yếu cầu bị cáo ký nhận.

Trường hợp xét xử vắng mặt bị cáo thì quyết định đưa vụ án ra xét xử được giao cho người bào chữa hoặc người đại diện của bị cáo; quyết định đưa vụ án ra xét xử còn phải được niêm yet tại trụ sơ Uy ban nhân dân xã, phường, thị trân nơi bị cáo cư trú cuôi cùng hoặc cơ quan, tô chức nơi làm việc, học tập cuôi cùng của bị cáo.

Tòa án phải giao quyết định tạm đình chi hoặc đình chi vụ án của Tòa án cho bị can, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo. Đổi với những người tham gia tô tụng khác, Tòa án không phải gửi quyết định mà chi cần gửi giấy báo về các quyết định trên cho họ. Việc giao quyêt định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án cho bị can, bị cáo, người bị hại, người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo để họ biết vụ án đã bị tạm đình chi hoặc đình chỉ, nếu không đông ý họ có thê kháng cáo quyết định lên Tòa án cấp trên. Thời hạn gửi quyết định là 03 ngày kể từ ngày ra quyết định.

Quyết định phân công Thâm phán làm chủ tọa phiên tòa, quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyêt định đình chỉ, quyêt định tạm đình chỉ, quyết định phục hồi vụ án của Tòa án phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cap trong thời hạn 02 ngàỵ kể từ ngày ra quyết định để Viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát. Quyết định đình chi, quyết định tạm đình chi vụ án phải gửi cho Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định.

Những quy định về việc Tòa án phải gửi ngay các quyết định cho Viện kiểm sát là điểm mới được bô sung vào Bộ luật tố tụng hình sự năm cũ nhằm khắc phục tình trạng sau khi ra quyết định Tòa án không gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp nên Viện kiêm sát gặp khó khăn khi thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các hoạt động xét xử.

Đối với các quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế được giao cho bị can, bị cáo, Viện kiểm sát cùng cấp, cơ sở giam giữ nơi bị can, bị cáo đang bị tạm giam trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định.

5. Xét xử sơ thẩm trong Tố tụng hình sự Việt Nam

>> Xem thêm: Thủ tục xét đơn yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài

Xét xử sơ thẩm là việc xét xử lần thứ nhất (cấp thứ nhất) do Toà án được giao thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật. Theo Luật tổ chức Toà án nhân dân và Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì Toà án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm ở Việt Nam là các Toà án cấp huyện, Toà án cấp tỉnh, Toà án quân sự khu vực, Toà án quân sự cấp quân khu.

Theo pháp luật tố tụng Việt Nam hiện hành, thì xét xử sơ thẩm được xác định như là một giai đoạn kết thúc của quá trình giải quyết một vụ án hình sự, mọi tài liệu chứng cứ của vụ án do Cơ quan điều tra, truy tố thu thập trong quá trình điều tra đều được xem xét một cách công khai tại phiên toà, những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng được nghe trực tiếp lời khai của nhau, được tranh luận chất vấn những điều mà tại Cơ quan điều tra họ không có điều kiện thực hiện. Xét xử sơ thẩm được coi như là đỉnh cao của quyền tư pháp, tại phiên toà quyền và nghĩa vụ của người tiến hành tố tụng và người tham gia tồ tụng được thực hiện một cách công khai, đầy đủ nhất; những lo âu của bị cáo, người bị hại và của những người tham gia tố tụng khác được giải toả tại phiên toà.Tâm lý nói chung đối với những người tham gia tổ tụng là mong muốn vụ án nhanh được đưa ra xét xử để họ biết được Toà án sẽ phán quyết như thế nào.

Xét xử sơ thẩm là một giai đoạn tố tụng mà ở đó đòi hỏi những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng phải tập trung trí tuệ, xử lý các tình huống một cách mau lẹ, các lý lẽ đưa ra không chỉ đòi hỏi sự chính xác mà phải có sức thuyết phục, nhưng đồng thời lại phải tuân theo những quy định của pháp luật thông qua phiên toà có thể đánh giá được trình độ nghiệp vụ của Thẩm phán, của Hội thẩm, của Kiểm sát viên, của Luật sư và những người tham gia tố tụng tố tụng thác. Cũng thông qua phiên toà mà Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Luật sư nâng cao được trình độ nghiệp vụ năng lực công tác và kỹ năng nghề nghiệp; thông qua phiên toà, những người dự phiên toà hiểu biết thêm về pháp luật, củng cố thêm lòng tin vào Toà án. Vì vậy, việc tổ chức phiên toà sơ thẩm tốt có tác dụng to lớn không chỉ đối với một vụ án cụ thể mà còn có tác dụng đối với việc nâng cao ý thức pháp luật cho mọi công dân.

Thẩm quyền của Toà án xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.

Đối với Toà án cấp huyện

Toà án nhân dân cấp huyện và Toà án quân sự khu vực (gọi chung là Toà án cấp huyện) xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ các tội quy định tại Khoản 1 Điều 170 Bộ luật tố tụng hình sự. Đối với Toà án cấp tỉnh

Toà án nhân dân cấp tỉnh và Toà án quân sự cấp quân khu (gọi chung là Toà án cấp tỉnh) xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm không thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp huyện hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án cấp dưới mà mình lấy lên để xét xử. Tuy nhiên, Bộ luật tố tụng hình sự không có quy định trường hợp nào không thuộc thẩm quyền mà lại lấy lên để xét xử dẫn đến tình trạng tuỳ tiện, có vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án cấp huyện nhưng ngay từ khi khởi tố vụ án đã do Cơ quan điều tra cấp tỉnh thực hiện nên đến khi kết thúc điều tra, lập cáo trạng đều do cấp tỉnh và mặc nhiên tòa án cấp tỉnh thụ lý xét xử sơ thẩm. Việc Toà án cấp tỉnh thụ lý xét xử không đúng thẩm quyền lại được giải thích rằng, có trường hợp đã truy tố ở cấp huyện mà Toà án cấp tỉnh còn có quyền lấy lên để xét xử huống chi vụ án này do Cơ quan điều tra cấp tỉnh khởi tố kết luận điều tra, Viện kiểm sát cấp tỉnh truy tố ra Toà án cấp tỉnh thì không có lý do gì Toà án cấp tỉnh lại từ chối xét xử. Lý giải như vậy, rõ ràng là không thuyết phục, lấy lên để xét xử khác với thẩm quyền xét xử.

Đối với Toà án quân sự

Toà án quân sự có thẩm quyền xét xử những vụ án hình sự mà bị cáo là quân nhân tại ngũ, công nhân, nhân viên quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu, dân quân tự vệ phối thuộc chiến đấu với quân đội và những người được trưng tập làm nhiệm vụ quân sự do các đơn vị quân đội trực tiếp quản lý và những người tuy không thuộc các đối tượng trên nhưng hành vi phạm tội của họ có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho quân đội.

Thực tiễn xét xử cho thấy việc quy định thẩm quyền theo việc giữa các Toà án nhân dân ít xảy ra tranh chấp. Tuy nhiên, thường xảy ra tranh chấp giữa Toà án quân sự với Toà án nhân dân trong trường hợp dân thường phạm tội mà hành vi của họ có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho quân đội. Bí mật quân sự đã có quy định nhưng “gây thiệt hại cho quân đội” bao gồm những thiệt hại nào thì chưa có quy định.

Đối với những vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án quân sự nhưng bản án không chỉ có các quyết định về hình sự mà còn có cả các quyết định về dân sự. Nếu phần dân sự trong vụ án hình sự bị Toà án cấp phúc thẩm hoặc Toà án cấp giám đốc thẩm huỷ để giải quyết lại, nếu đúng theo quy định của pháp luật thì Toà án quân sự không có thẩm quyền xét xử lại phần dân sự trong vụ án hình sự đó nữa mà phải thuộc Toà án nhân dân. Tuy nhiên, nếu giao cho Toà án nhân dân giải quyết phần dân sự trong vụ án hình sự mà vụ án hình sự đó lại do Toà án quân sự đã xét xử thì không phù hợp, việc chuyển giao hồ sơ vụ án cũng rất phức tạp. Để khắc phục tình trạng này, Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao lại hướng dẫn, nếu phần dân sự trong vụ án hình sự bị huỷ để giải quyết lại thì dù vụ án đó do Toà án nhân dân xét xử hay Toà án quân sự xét xử thì bản án xét xử lại phần dân sự trong vụ án hình sự vẫn là “bản án hình sự”, trong khi đó những người tham gia tố tụng tố tụng được ghi trong bản án không phải là bi cáo, người bị hại, mà là nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự dân sự.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến lĩnh vực tố tụng hình sự về xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài. Đội ngũ Luật sư của LVN Group giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hình sự luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp cụ thể.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group