1.Những người tham gia nhận biết giọng nói ?

Thưa Luật sư của LVN Group, ai là những người tham gia nhận biết giọng nói thoe quy định của pháp luật ?

Căn cứ theo khoản 2 điều 191 bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định :

Điều 191. Nhận biết giọng nói

1. Khi cần thiết, Điều tra viên có thể cho bị hại, người làm chứng hoặc người bị bắt, bị tạm giữ, bị can nhận biết giọng nói.

Số giọng nói được đưa ra để nhận biết ít nhất phải là ba và phải có âm sắc, âm lượng tương tự nhau.

Trước khi tiến hành nhận biết giọng nói, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc nhận biết giọng nói. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc nhận biết giọng nói. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì ghi rõ vào biên bản nhận biết giọng nói.

2. Những người sau đây phải tham gia việc nhận biết giọng nói:

a) Giám định viên về âm thanh;

b) Người được yêu cầu nhận biết giọng nói;

c) Người được đưa ra để nhận biết giọng nói, trừ trường hợp việc nhận biết giọng nói được thực hiện qua phương tiện ghi âm;

d) Người chứng kiến.

3. Nếu người làm chứng, bị hại được yêu cầu nhận biết giọng nói thì trước khi tiến hành, Điều tra viên phải giải thích cho họ biết trách nhiệm về việc từ chối, trốn tránh khai báo hoặc cố ý khai báo gian dối. Việc này phải ghi vào biên bản.

4. Điều tra viên phải hỏi trước người được yêu cầu nhận biết giọng nói về những đặc điểm mà nhờ đó họ có thể nhận biết được giọng nói.

Trong quá trình tiến hành nhận biết giọng nói, Điều tra viên không được đặt câu hỏi gợi ý. Sau khi người được yêu cầu nhận biết giọng nói đã xác nhận được tiếng nói trong số giọng nói được đưa ra thì Điều tra viên yêu cầu họ giải thích là họ đã căn cứ vào đặc điểm gì mà xác nhận giọng nói đó.

5. Biên bản nhận biết giọng nói được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này. Biên bản ghi rõ nhân thân, tình trạng sức khỏe của người được yêu cầu nhận biết giọng nói và của những người được đưa ra để nhận biết giọng nói; đặc điểm của giọng nói được đưa ra để nhận biết, lời trình bày của người nhận biết giọng nói; điều kiện về không gian khi thực hiện nhận biết giọng nói.

2. Thẩm quyền, thủ tục khi tiến hành nhận biết giọng nói

Khi cần thiết, Điều tra viên có thể cho bị hại, người làm chứng hoặc người bị bắt, bị tạm giữ, bị can nhận biết giọng nói.

Số giọng nói được đưa ra để nhận biết ít nhât phải là 03 và phải có âm sắc, âm lượng tương tự nhau. Trước khi tiến hành nhận biết giọng nói, điều tra viên phải thông báo cho viện kiểm sát cùng cấp để cử kiểm sát viên kiểm sát việc nhận biêt giọng nói.

Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc nhận biết giọng nói. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì ghi rõ vào biên ban nhận biết giọng nói.

Người tham gia việc nhận biết giọng nói

Về người tham gia việc nhận biết giọng nói, điều luật quy định sự tham gia của giám định viên âm thanh trong nhận biết giọng nói là bắt buộc.

Giám định viên âm thanh là một loại giám định viên kĩ thuật hình sự. Giám định viên âm thanh có trình độ đại học trở lên thuộc một trong những nhóm ngành máy tính và công nghệ thông tin, nhóm ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông, nhóm ngành kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông, nhóm ngành ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, ngành ngôn ngữ học, ngành chỉ huy kỹ thuật thông tin.

Ngoài ra, việc nhận biêt giọng nói còn có sự tham gia của người được yêu cầu nhận biết giọng nói (bị hại, người làm chứng hoặc người bị bắt, bị tạm giữ, bị can), người được đưa ra để nhận biết giọng nói.

Trừ trường hợp việc nhận biết giọng nói được thực hiện qua phương tiện ghi âm (phải có ít nhất ba người với giọng nói có âm sắc, âm lượng tương tự nhau) và người chứng kiến.

Nếu người làm chứng, bị hại được yêu cầu nhận biết giọng nói thì trước khi tiến hành, điều tra viên phải giải thích cho họ biết trách nhiệm về việc từ chối, trốn tránh khai báo hoặc cố ý khai báo gian dối. Việc này phải ghi vào biên bản.

3. Tiến hành nhận biết giọng nói

Để đảm bảo tính chính xác và khách quan trong việc nhận biết giọng nối, điều tra viên phải hỏi trước người được yêu cầu nhận biết giọng nói về những đặc điểm mà nhờ đó họ có thể nhận biết được giọng nói.

Trong quá trình tiến hành nhận biết giọng nói, điều tra viên không được đặt câu hỏi gợi ý. Sau khi người được yêu cầu nhận biết giọng nói đã xác nhận được tiếng nói trong số giọng nói được đưa ra thì Điều tra viên yêu cầu họ giải thích là họ đã căn cứ vào đặc điểm gì mà xác nhận giọng nói đó.

Biên bản nhận biết giọng

Biên bản nhận biết giọng nói được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

Biên bản ghi rõ nhân thân, tình trạng sức khỏe của người được yêu cầu nhận biết giọng nói và của những người được đưa ra để nhận biết giọng nói, đặc điểm của giọng nói được đưa ra để nhận biết, lời trình bày của người nhận biết giọng nói, điều kiện về không gian khi thực hiện nhận biết giọng nói.

4.Chủ thể tiến hành và những người phải tham gia việc nhận biết giọng nói

Theo quy định tại Điều 191 BLTTHS năm 2015 thì chủ thể tiến hành nhận biết giọng nói là Điều tra viên (ĐTV). Viện kiểm sát, Tòa án, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra không có thẩm quyền tiến hành biện pháp điều tra này. Cũng theo quy định tại khoản 2 Điều 191 BLTTHS năm 2015 thì những người sau đây phải tham gia việc nhận biết giọng nói:

(i) Giám định viên về âm thanh: Khi tiến hành nhận biết giọng nói, sự có mặt của Giám định viên âm thanh là bắt buộc. Thế nhưng, Điều luật này lại chưa quy định rõ liệu Giám định viên âm thanh phải ban hành kết luận giám định hay chỉ trình bày ý kiến và ý kiến của họ được ghi vào biên bản nhận biết giọng nói? Việc mời họ tham gia việc nhận biết giọng nói được thực hiện như thế nào?

(ii) Người được yêu cầu nhận biết giọng nói: Họ có thể là bị hại, người làm chứng hoặc người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Tuy Điều luật này không quy định rõ nhưng theo tác giả, người được yêu cầu nhận biết giọng nói phải đáp ứng các điều kiện sau:

Họ tham gia tố tụng với tư cách là bị hại, người làm chứng hoặc người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Nếu lựa chọn những người khác như nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự… làm người yêu cầu nhận biết giọng nói thì kết quả nhận biết giọng nói sẽ không có giá trị pháp lý và không được dùng làm chứng cứ giải quyết vụ án. Họ phải là người trực tiếp nghe được giọng nói của đối tượng nhận biết giọng nói trước đây. đây là một trong các cơ sở để ĐTV quyết định có tổ chức nhận biết giọng nói hay không; Họ phải là người có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình; Họ phải là người có khả năng nhận biết giọng nói. người có hạn chế về thính giác thì không thể nhận biết được giọng nói; Họ phải là người được ĐTV chọn để tham gia việc nhận biết giọng nói.

(iii) Người được đưa ra để nhận biết giọng nói, trừ trường hợp việc nhận biết giọng nói được thực hiện qua phương tiện ghi âm.

(iv) Người chứng kiến: Người chứng kiến tham gia để chứng kiến việc nhận biết giọng nói. Họ có trách nhiệm xác nhận nội dung, kết quả nhận biết giọng nói và có thể nêu ý kiến cá nhân. Ý kiến này được ghi vào biên bản. Những người không được làm người chứng kiến việc nhận biết giọng nói: Người có liên quan đến vụ án; người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức đúng sự việc; người dưới 18 tuổi…

5.Bàn về giám định giọng nói theo quy định của pháp luật tố tụng hiện hành

Giám định âm thanh là một trong những chuyên ngành của giám định Kỹ thuật hình sự. Giám định âm thanh có giá trị truy nguyên cao -Truy nguyên cá biệt – để xác định ra con người cụ thể. Giám định âm thanh phục vụ rộng rãi cho hoạt động điều tra, khám phá các vụ án về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, cũng như giải quyết các vụ việc dân sự.

Giọng nói là một trong những căn cứ để các cơ quan tiến hành tố tụng xác định sự thật khách quan vụ án. Trong quá trình giải quyết vụ án, giọng nói được nhận biết như thế nào và pháp luật Việt Nam quy định ra sao về vấn đề này?
Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 đã bổ sung thêm biện pháp điều tra nhận biết giọng nói. Thực tế đã chứng minh, ở mỗi vùng miền trong một quốc gia có cùng tiếng nói hoặc nhiều quốc gia sử dụng chung một tiếng nói thường có sự khác nhau về âm điệu rất rõ nét, nên việc nhận biết giọng nói sẽ góp phần giúp cho công tác điều tra xác định được vùng, miền của đối tượng gây án.
Đi vào chi tiết giọng nói của từng người bao giờ cũng có những đặc điểm riêng biệt để phân biệt giọng nói của người này so với giọng nói của người khác. Vì vậy, việc nhận biết giọng nói là một trong những biện pháp điều tra, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh tội phạm.
Điều 191 BLTTHS năm 2015, quy định về nhận biết giọng nói, như sau:
“1. Khi cần thiết, Điều tra viên có thể cho bị hại, người làm chứng hoặc người bị bắt, bị tạm giữ, bị can nhận biết giọng nói.
Số giọng nói được đưa ra để nhận biết ít nhất phải là ba và phải có âm sắc, âm lượng tương tự nhau.
Trước khi tiến hành nhận biết giọng nói, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc nhận biết giọng nói. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc nhận biết giọng nói. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì ghi rõ vào biên bản nhận biết giọng nói.
2. Những người sau đây phải tham gia việc nhận biết giọng nói:
a) Giám định viên về âm thanh;
b) Người được yêu cầu nhận biết giọng nói;
c) Người được đưa ra để nhận biết giọng nói, trừ trường hợp việc nhận biết giọng nói được thực hiện qua phương tiện ghi âm;
d) Người chứng kiến.
3. Nếu người làm chứng, bị hại được yêu cầu nhận biết giọng nói thì trước khi tiến hành, Điều tra viên phải giải thích cho họ biết trách nhiệm về việc từ chối, trốn tránh khai báo hoặc cố ý khai báo gian dối. Việc này phải ghi vào biên bản.
4. Điều tra viên phải hỏi trước người được yêu cầu nhận biết giọng nói về những đặc điểm mà nhờ đó họ có thể nhận biết được giọng nói.
Trong quá trình tiến hành nhận biết giọng nói, Điều tra viên không được đặt câu hỏi gợi ý. Sau khi người được yêu cầu nhận biết giọng nói đã xác nhận được tiếng nói trong số giọng nói được đưa ra thì Điều tra viên yêu cầu họ giải thích là họ đã căn cứ vào đặc điểm gì mà xác nhận giọng nói đó.
5. Biên bản nhận biết giọng nói được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này. Biên bản ghi rõ nhân thân, tình trạng sức khỏe của người được yêu cầu nhận biết giọng nói và của những người được đưa ra để nhận biết giọng nói; đặc điểm của giọng nói được đưa ra để nhận biết, lời trình bày của người nhận biết giọng nói; điều kiện về không gian khi thực hiện nhận biết giọng nói.”
Theo quy định trên, BLTTHS năm 2015 chỉ quy định về nhận biết giọng nói, mà không quy định về giám định giọng nói. Đây là biện pháp điều tra chỉ được áp dụng khi Điều tra viên được phân công điều tra vụ án đó thấy cần thiết, chứ không là thủ tục bắt buộc cho mọi trường hợp. Do vậy, mọi thủ tục liên quan đến trưng cầu giám định theo quy định của BLTTHS năm 2015 và Luật Giám định tư pháp (Luật GĐTP) năm 2012, không đặt ra với trường hợp cơ quan điều tra tiến hành biện pháp điều tra nhận biêt giọng nói. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 191 BLTTHS năm 2015, sự có mặt của Giám định viên về âm thanh là bắt buộc, do vậy, Giám định viên có phải ban hành kết luận giám định không? Bởi theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật GĐTP năm 2012: “Trong trường hợp giám định cá nhân thì người giám định thực hiện việc giám định, ký vào bản kết luận giám định và chịu trách nhiệm cá nhân về kết luận giám định đó.”