1. Chồng có nghĩa vụ cấp tiền cho vợ nuôi con khi ly thân hay không?

Luật sư tư vấn:

Căn cứ theo quy định tại Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

“Điều 110. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con

Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.”

Như vậy, theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp ba mẹ bạn đang sống chung với nhau hay đã ly thân thì cả ba bạn và mẹ bạn đều có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con của mình cho đến khi hai anh em bạn có thể tự muôi mình. Theo đó, ba bạn vẫn có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con cái sau khi ly thân với mẹ bạn. Tuy nhiên, từ khi ba mẹ bạn ly thân đến nay, ba bạn không hề cấp dưỡng cho mẹ bạn để nuôi dưỡng cho hai anh em bạn, mặc dù, trước đó, ba bạn có chăm sóc, nuôi dưỡng anh trai bạn được một thời gian. Tức có nghĩa là trong khoảng thời gian sau khi ly thân, ba bạn đã không tự nguyện cấp dưỡng cho anh em bạn để mẹ bạn chăm sóc, nuôi dưỡng hai anh em cho đến thời điểm hiện tại. Do đó, bạn hoặc anh trai bạn hoặc mẹ bạn có quyền yêu cầu Tòa án buộc ba bạn cấp dưỡng cho hai anh em bạn theo quy định tại Điều 119 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:

“Điều 119. Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng

1. Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.

3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.”

Căn cứ quy định tại Điều 116 và Điều 117 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng như sau:

Điều 116. Mức cấp dưỡng
1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Như vậy, bạn hoặc anh trai bạn hoặc mẹ bạn có quyền yêu cầu Tòa án buộc ba bạn cấp dưỡng cho hai anh em bạn theo mức cấp dưỡng vầ phương thức cấp dưỡng do hai bên thỏa thuận. Và mẹ bạn hoặc anh trai bạn hoặc chính bạn có quyền yêu cầu ba bạn cấp dưỡng cho khoảng thời gian trước đây ba bạn chưa cấp dưỡng cho anh em bạn theo thỏa thuận của các bên với mức cấp dưỡng phù hợp, nếu không thỏa thuận được thì hai bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề này. Sau đó, nếu ba bạn vẫn không tiếp tục tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì sau khi Bản án/ Quyết định của Tòa án có hiệu lực mà ba bạn vẫn cố tình không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì mẹ bạn hoặc anh trai bạn hoặc bạn có quyền làm đơn yêu cầu thi hành án nộp tới Cơ quan thi hành án cấp quận, huyện, thị xã nơi ba bạn đang cư trú (có thể là đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú hoặc nơi ba bạn đang làm việc) để yêu cầu ba bạn cấp dưỡng theo quy định của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014.

2. Pháp luật có quy định về ly thân giữa vợ chồng ?

Thưa Luật sư LVN Group cho tôi hỏi: Tôi và vợ tôi mâu thuẫn với nhau và cô ấy đã tự ý chuyển ra ngoài ở riêng và để con ở lại cho tôi. Tôi đã nhiều lần yêu cầu cô ấy về nhưng cô ấy không về và bỏ mặc bố con tôi. Cô ấy nói là muốn ly thân 1 thời gian. Vậy tôi xin hỏi cô ấy nói muốn ly thân 1 thời gian nhưng tôi không đồng ý thì có được gọi là ly thân không ?
Như vậy khi ra toà ly hôn tôi có lợi gì về quyền nuôi con sau này không ? Vì cô ấy cũng không để ý, quan tâm tới con kể từ hôm cô ấy bỏ đi như thế ?
Tôi xin cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn luật hôn nhân trực tuyến, gọi: 1900.0191

Luật sư tư vấn:

Hiện nay, luật hôn nhân gia đình không có hướng dẫn về ly thân mà chỉ có quy định về ly hôn. Còn vấn đề về việc không muốn sống chung với nhau nữa nhưng chưa làm thủ tục ly hôn thì thường gọi là ly thân nhưng không có hướng dẫn cụ thể. Còn nếu anh muốn ly hôn thì đây chỉ được xem là một trong các căn cứ để Tòa án cho vợ chồng anh ly hôn.

Còn về con thì trong trường hợp này nếu như anh chứng minh được khả năng kinh tế cũng như điều kiện chăm sóc con tốt hơn và trong một tháng chị đấy không sống chung với anh thì cũng không hề về thăm con cũng như quan tâm đến con thì cơ hội anh được nuôi con sẽ nhiều hơn so với vợ anh.

Điều 81, Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Ly thân trong quan hệ hôn nhân có được hợp pháp không ?

Kính thưa Luật sư của LVN Group! Tôi là cán bộ xã ở Nghệ An, tôi phụ trách về phụ nữ xã. Ở quê tôi hiện nay có một thực tiễn rất đáng buồn là ly thân trong thời kỳ hôn nhân. Tôi là người liên tục trực tiếp tham gia hòa giải cho các cặp vợ chồng. Tôi muốn hỏi Luật sư của LVN Group về ly thân theo quy định pháp luật và Luật sư có thể phân tích về việc ly thân để tôi có thể rõ hơn về vấn đề này ?
Cảm ơn Luật sư của LVN Group nhiều ạ!

Ly thân trong quan hệ hôn nhân có được pháp luật điều chỉnh theo quy định pháp luật hiện nay.

Luật sư tư vấn pháp luật Hôn nhân, gọi: 1900.0191

Trả lời:

1. Thực trạng vấn đề ly thân trong đời sống xã hội hiện nay.

Ly thân mô tả quan hệ vợ chồng theo đó một người hay cả hai không còn muốn sống chung với nhau. Trên pháp lý họ vẫn là vợ chồng cho tới khi được xử ly hôn, và họ không cần ra tòa để được sống ly thân.

Theo thống kê thì tỷ lệ ly hôn của các gia đình tại Việt Nam ngày càng gia tăng, đặc biệt là trong các gia đình trẻ ở các thành phố lớn. Ví dụ, tại thành phố Hà Nội hiện nay cứ bình quân 2,8 cặp kết hôn lại có 1 cặp ly hôn. Độ tuổi ly hôn dưới 35 tuổi chiếm tỉ lệ 29% và năm sau có xu hướng tăng hơn năm trước.

Trong thực tế, trước khi ly hôn các cặp vợ chồng thường có quãng thời gian sống ly thân với nhau và có thể hiện vẫn đang sống ly thân nhưng chưa ly hôn. Suy ra, tỷ lệ ly thân chiếm một con số không hề nhỏ trong đời sống của các cặp vợ chồng. Vậy nên dù muốn hay không thì vẫn phải thừa nhận ly thân là một hiện tượng xã hội đã đang và sẽ tiếp tục tồn tại.

2. Ly thân dưới góc nhìn pháp luật:

Nhà làm luật đều thừa nhận một thực tế rằng ly thân là một hiện tượng xã hội đang tồn tại trong nhiều gia đình Việt Nam. Tuy nhiên có nên luật hóa hiện tượng này hay không thì có những quan điểm trái chiều. Vấn đề này đã từng được đem ra thảo luận trong quá trình dự thảo Luật hôn nhân gia đình năm 2000. Nhưng đến nay chế định pháp luật về ly thân chưa được thông qua và chưa có quy định nào điều chỉnh việc ly thân của các cặp vợ chồng hiện nay. Thế nên từ thực tiễn đã có những quan điểm trái ngược nhau về ly thân như ủng hộ luật hóa ly thân và không ủng hộ việc luật hóa ly thân.

4. Tư vấn làm giấy khai sinh cho con sau khi ly thân ?

Thưa Luật sư cho em hỏi hiện tại vợ chồng em đã ly thân được 5 tháng em thì mới sinh con, em muốn làm giấy khai sinh cho con nhập hộ khẩu bên em nhưng giấy chứng nhận kết hôn bên chồng em đang giữ.giờ em chỉ có bản sao giấy kết hôn có công chứng,em có thể làm khai sinh cho con được không?
Em xin cảm ơn!

Tư vấn làm giấy khai sinh cho con sau khi ly thân ?

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến về cấp giấy khai sinh, gọi: 1900.0191

Luật sư tư vấn:

Như vậy, theo quy định pháp luật trên thì khi đi đăng ký khai sinh cho con, bạn cần phải mang theo những giấy tờ sau:

+ Tờ khai (mẫu)

+ Giấy chứng sinh

+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.

Mặt khác , theo Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chínhquy định: “2. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.” Do đó , trong trường hợp này, theo quy định pháp luật thì bạn có thể đem giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bản sao có chứng thực đi để làm giấy khai sinh cho con.

>> Tham khảo bài viết liên quan: Thủ tục làm giấy khai sinh cho con?

5. Chia tài sản trong thời gian sống ly thân thế nào ?

Thưa Luật sư của LVN Group. Năm nay tôi 25 tuổi. Năm 2012 tôi lấy chồng nhưng không làm giấy đăng ký kết hôn có chung một người con được 4 tuổi. Lúc con được 6 tháng tuổi tôi đã về nhà mẹ sống cho đến giờ và không liên lạc gì với bên chồng do tôi đổi số điện thoại để tránh bị làm phiền (do chồng tôi không biết làm ăn, hay đá gà đánh bài, đánh đề, đe dọa tôi là sẽ đem bệnh hiv về lây cho tôi).

Gia đình bên kia cũng không thăm nom hay chu cấp nuôi con. Tôi xin hỏi sau này tài sản mà tôi có bên kia có được quyền tranh chấp hay không do có con chung. Và tôi cần giải quyết ly hôn hay không ? Hay chỉ cần xin giấy chứng nhận độc thân là được ?

Xin Luật sư của LVN Group tư vấn giúp tôi cám ơn.

– T.H.L

Luật sư trả lời:

Trường hợp của bạn, bạn và chồng bạn chưa có đăng ký kết hôn, nên chưa được coi là vợ chồng hợp pháp, nên mọi tranh chấp xảy ra sẽ không được Tòa án bảo vệ quyền lợi cho, trừ khi hai bạn có yêu cầu giải quyết tranh chấp hay chia tài sản thì có thể ra Tòa, và Tòa sẽ hỗ trợ giải quyết theo một số điều luật như đối với giải quyết ly hôn giữa hai vợ chồng

Là bạn tự ý bỏ về nhà mẹ và chặn mọi liên lạc với gia đình nhà bạn trai để tránh bị làm phiền, có thể hiểu, nếu đem là Tòa với lý do này, bạn sẽ bị coi là tự mình từ chối liên lạc, và nhận chu cấp từ gia đình nhà bạn trai.

Người bạn trai bạn có nghĩa vụ chu cấp, chăm sóc cũng như nuôi dưỡng con chung của hai bạn.

Vì đây không được coi là mối quan hệ hôn nhân, tài sản mà bạn làm ra không phải là tài sản chung, nên người bạn trai của bạn không có quyền đòi chia hay định đoạt sử dụng số tài sản đó, trừ khi bạn và người bạn trai thỏa thuận và có xác nhận tài sản là tài sản chung, khi đó, Tòa án sẽ giúp giải quyết tranh chấp chia tài sản như theo luật quy định Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:

Điều 53.Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng

Bạn là người làm ra tài sản sau này, nên Tòa án sẽ xem xét về công sức đóng góp của bạn nhiều hơn.

Có thể hiểu, chồng bạn sẽ vẫn có thể được chia tài sản này nếu chia tay, nhưng theo quy định thì mối quan hệ giữa hai bạn không phải là quan hệ vợ chồng, nên không được tự chia đôi như theo luật định, mà dó thỏa thuận giữa hai bạn, bạn có quyền không chia số tài sản này.

Theo đó để bảo vệ quyền lợi của mình, khi ra tòa bạn cần cung cấp thông tin và chứng minh cho Tòa về việc số tài sản này là tiền của bạn trong thời gian ly thân, chồng bạn không hề có sự đóng góp bằng tiền hay công sức nào. Đồng thời, bạn nói rõ về hoàn cảnh của mình, về việc nuôi dưỡng con. Và đặc biệt là bạn cần cung cấp chứng cứ cho Tòa việc chồng bạn có thực hiện hành vi đánh bạc, có hành vi đánh đập, nhục mạ và hành hung chị và đe dọa bạn, cung cấp cho Tòa các chứng cứ chứng minh lỗi của chồng bạn thì Tòa sẽ căn cứ vào lỗi đó để phân chia tài sản nếu có tranh chấp.

Trừ khi bạn chứng minh được thêm về việc những tài sản bạn có được là tài sản mà bạn được tặng cho, được thừa kế riêng, thì tài sản đó sẽ không được đem ra chia.

Ngoài ra, trường hợp bạn lập thừa kế cho con bạn hay tặng, cho con của bạn về tài sản đó, thì con bạn sẽ có tài sản riêng và đây là tài sản của con bạn, không được đem ra chia.

Điều 75. Quyền có tài sản riêng của con

1. Con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và thu nhập hợp pháp khác. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của con cũng là tài sản riêng của con.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: 1900.0191 để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hôn nhân – Công ty luật LVN Group