1. Vợ chồng muốn ly hôn thì làm đơn và thủ tục như thế nào ?

Xin chào công ty Luật TNHH LVN Group, tôi có vướng mắc mong công ty tư vấn giúp tôi như sau: Chồng tôi quê Thanh Hóa, hiện nay đang làm ở thành phố Hồ Chí Minh, tôi thì ở và làm việc ở nhà mẹ đẻ của tôi ở Bà Rịa – Vũng Tàu. Con tôi từ nhỏ sinh hoạt với mẹ. Bố mỗi tháng gửi tiền về, khi có dịp thì về thăm con. Giờ vợ chồng tôi cảm thấy không thể tiếp tục làm vợ chồng muốn ly hôn thì phải chuẩn bị hồ sơ như thế nào?
Và bắt buộc phải nộp đơn ở đơn vị nào? có thể nộp ở huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được hay không? Giấy tờ cần phải có là giấy khai sinh con ,giấy kết hôn, sổ hộ khẩu và Chứng minh nhân dân (vợ/chồng) có công chứng ngoài ra thì còn giấy tờ gì nữa không?
Mong sớm nhận được tư vấn của quý công ty, tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

1. Về hồ sơ ly hôn thuận tình:

Căn cứ theo Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về thuận tình ly hôn như sau:

“Điều 55. Thuận tình ly hôn
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, cả hai vợ chồng bạn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề ly hôn cho hai vợ chồng bạn khi cả hai bạn thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận được với nhau về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; trường hợp nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án vẫn giải quyết việc ly hôn khi cả hai vợ chồng có yêu cầu.

Vợ chồng bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ gồm những giấy tờ sau:

– Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con và chia tài sản khi ly hôn: viết tay, đánh máy hoặc đến trực tiếp Tòa án xin mẫu đơn;

– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bản chính;

– Bản sao sổ hộ khẩu của vợ, chồng bạn có chứng thực;

– Bản sao chứng minh nhân dân/ Thẻ căn cước công dân/ Hộ chiếu có chứng thực của hai vợ chồng bạn;

– Bản sao giấy khai sinh của các con có chứng thực;

– Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, giấy đăng ký xe ô tô, xe máy hoặc các giấy tờ chứng minh tài sản của hai vợ chồng (nếu có).

Về cơ quan có thẩm quyền giải quyết ly hôn thuận tình:

Theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì Tòa án là cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết vấn đề ly hôn cho hai vợ chồng bạn.

Căn cứ theo khoản 2 Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án:

“2. Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.”

Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cho hai bạn. Cũng theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 tại điểm h khoản 2 Điều 39 quy định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ:

“h) Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;”

Dẫn chiếu đến Điều 12 Luật Cư trú năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2013 quy định về nơi cư trú của công dân:

“1. Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.

Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.

Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.

Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.

2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống.”

Như vậy, khi vợ chồng bạn ly hôn thuận tình thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc của vợ chồng bạn là Tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi bạn hoặc chồng bạn cư trú: có thể là đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú hoặc nơi làm việc khi vợ chồng bạn có thỏa thuận lựa chọn để đảm bảo lợi ích tốt nhất cho cả hai vợ chồng. Chính vì vậy, vợ chồng bạn có thể nộp hồ sơ ly hôn ở Tòa án nhân dân huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu để yêu cầu giải quyết ly hôn.

2. Ly hôn có phải trả lại tài sản nhà chồng tặng cho ?

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Tôi mới lập gia đình được 6 tháng ạ! Do mâu thuẫn giữa hai vợ chồng và cả mẹ chồng nữa, có những lần cãi vã chồng tôi đã thẳng tay đánh tôi.

Hiện nay tôi đã bỏ về nhà mẹ đẻ, trước khi đi chồng tôi đã lục túi của tôi để lấy 2 chỉ vàng, ngay sau đó thì mẹ chồng cũng đòi tôi phải đưa lại cho bà. Lúc cưới mẹ chồng tôi cho tôi 2 chỉ đó còn 2 chỉ là chị em nha chồng và mẹ đẻ 1 chỉ tổng tất cả là 5 chỉ, tôi đã cho mẹ chồng mượn 2 chỉ còn 1 chỉ mẹ đẻ mượn lên hiện giờ tôi còn lại 2 chỉ đó ạ.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi khi tôi nộp đơn ly hôn thì tôi có phải trả lại số vàng của nhà chồng không ạ? Và tôi có được hưởng quyền lợi gì không? Nhà chồng đã cho vợ chồng tôi ăn riêng nhưng vẫn ở chung nhà ạ! Và cũng có cho một số đất đai tôi có được hưởng không?

Mong Luật sư tư vấn. Trân trọng cảm ơn.

Người gửi: M.P

Ly hôn có phải trả lại tài sản nhà chồng tặng cho ?

Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình gọi số:1900.0191

Luật sư phân tích:

1. Có phải trả lại vàng cho nhà chồng không?

Chúng tôi khẳng định khi ly hôn, chị không cần trả lại vàng cho nhà chồng bởi việc ly hôn, chia tài sản chung thì chồng chị được hưởng chứ không phải phía nhà chồng của chị. Tức là có thể chị sẽ không được hưởng trọn 5 chỉ vàng nhưng mẹ chồng hay anh chị em chồng sẽ không được lấy lại vàng vì số vàng đó họ đã đem tặng cho, không thể lấy trở lại. Người được hưởng ở đây là chồng chị.

Việc liệu chị có được hưởng tọn vẹn 5 chỉ vàng hay không còn phụ thuộc vào vấn đề 5 chỉ vàng đó là tài sản chung hay tài sản riêng của chị. nếu là tài sản chung thì sẽ được phân chia theo nguyên tắc quy định tại điều 59 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, còn nếu là tài sản riêng thì chị sẽ được hưởng trọn vẹn 5 chỉ vàng đó.

Bởi vì chị không nêu rõ các thông tin cụ thể là 5 chỉ vàng này, tại thời điểm mẹ ruột, mẹ chồng hay các anh chị em chồng tặng cho là tặng cho riêng chị hay cho cả 2 vợ chồng, hay là trong thời kỳ hôn nhân, anh chị có thỏa thuận gì về việc phân chia 5 chỉ vàng này không nên chúng tôi không thể xác định cụ thể được liệu chị có chắc chắn có được 5 chỉ vàng khi ly hôn hay không. Chúng tôi chỉ có thể cung cấp cho chị thông tin mà luật quy định về cách xác định tài sản chung, tài sản riêng để chị dựa vào đó, sau đó tự xác định

“Điều 33, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung”.

“Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng

1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.”

2. Khi ly hôn có được hưởng gì không ?

Bản chất của việc ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân, kéo theo đó là việc chia tài sản chung của vợ chồng và phân chia người trực tiếp nuôi con cái. Như vậy, chị sẽ được đem theo tài sản riêng của mình cũng như một phần tài sản chung của vợ chồng.

Như chị đã nói, chị vẫn ở chung với nhà chồng, theo quy định tại điều 62 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, chị có thể được xem xét chia 1 phần tài sản trong khối tài sản chung nếu chị có đóng góp trong đó.

“Điều 61. Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình

1. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này.”

3. Một số đất đai có được hưởng không ?

“Điều 62. Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn

1. Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó.

2. Việc chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau:

a) Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 59 của Luật này.

Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng;

b) Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo quy định tại điểm a khoản này;

c) Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này;

d) Đối với loại đất khác thì được chia theo quy định của pháp luật về đất đai.

3. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo quy định tại Điều 61 của Luật này.”

Như vậy, theo quy định tại điều 62 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 nếu đất là tài sản riêng của chồng chị hay của 1 người nào khác (ví dụ như bố mẹ chồng chị) thì chị sẽ không được chia tài sản. Nếu chị và chồng được tặng cho chung hoặc được thừa kế chung hoặc chị được tặng cho riêng, thừa kế riêng thì mảnh đất đó sẽ được chia một phần mảnh đất theo nguyên tắc chia tài sản chung hoặc được hưởng cả mảnh đất. Tóm lại, chị sẽ được chia quyền sử dụng đất nếu như đó là 1 phần tài sản của chị.

3. Ly hôn như thế nào khi vợ bỏ đi 3 năm không có tin tức ?

Thưa Luật sư của LVN Group LVN Group. Tôi có vấn đề cần tư vấn. Tôi đang muốn ly hôn với vợ. Gia đình tôi có 1 số vướng mắc, vợ tôi bỏ con và gia đình đi được 3 năm không tin tức gì. Vậy tôi phải viết đơn nội dung như thế nào gửi đơn ở tòa án nào ? Cần những giấy tờ gì và thời hạn giải là bao lâu ?
Chân thành cảm ơn Luật sư của LVN Group.

Khi tiến hành thủ tục ly hôn có cần xác nhận của UBND xã/phường ?

Luật sư tư vấn luật hôn nhân và gia đình trực tuyến gọi:1900.0191

Trả lời:

Căn cứ chính để tòa giải quyết cho ly hôn đơn phương là: tình trạng hôn nhân trầm trọng, không thể kéo dài.

+ Hồ sơ ly hôn bao gồm:

– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

– Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);

– Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực);

– Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);

– Đơn xin ly hôn đơn phương (Theo mẫu: đơn xin ly hôn đơn phương)

+ Nơi nộp hồ sơ : Tòa án nhân dân quận, huyện nơi cư trú cuối cùng của bị đơn – người không đồng ý ly hôn.

+ Thời gian giải quyết: 04 đến 06 tháng

Tuy nhiên, trách nhiệm cung cấp địa chỉ của vợ bạn là của bạn. Nếu không xác định nơi cư trú của vợ bạn thì bạn có thể làm thủ tục yêu cầu tuyên bố vẳng mặt tại nơi cư trú để tìm kiếm thông tin về vợ. Sau đó, nếu vẫn không có tin tức thì bạn có thể làm thủ tục tuyên bố vợ bạn mất tích vì vợ bạn đã bỏ đi 3 năm mà không có tin tức và khi có quyết định Tòa tuyên bố vợ bạn mất tích thì Tòa sẽ giải quyết ly hôn cho bạn.

Điều 68 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về việc tuyên bố một người mất tích, cụ thể như sau:

“Điều 68. Tuyên bố mất tích

1. Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.

Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

2. Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

3. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người mất tích phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch”.

>> Tham khảo bài viết liên quan:​ Luật sư tư vấn ly hôn đơn phương ?

4. Thời gian chuẩn bị giải quyết ly hôn được gia hạn ?

Chào luật LVN Group, Trước tiên, tôi xin gửi lời chào và lời chúc sức khỏe tới toàn thể quý công ty. Tôi đã nhận được sự tư vấn làm thủ tục, hồ sơ liên quan xin ly hôn. Tôi đã gửi đến Tòa án nơi cư trú và đã được chấp thuận ngày 19/08/2015.
Ngày 10/09/2015, tôi được Tòa án gọi lên làm thủ tục nộp tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án theo quy định. Nhưng từ đó đến nay, tôi vẫn không nhận được bất kỳ thông tin hay yêu cầu nào từ Tòa án. Vậy thủ tục giải quyết vụ việc của tôi là bao lâu ?
Xin chân thành cảm ơn và rất mong sớm nhận được hồi âm.

>> Luật sư tư vấn luật hôn nhân gọi: 1900.0191

Trả lời:

Theo 203 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và Điều 14 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn về thời hạn chuẩn bị xét xử ly hôn. Trường hợp ly hôn của bạn có thể kéo dài từ 4 đến 6 tháng từ thời điểm thụ lý vụ án theo quy định sau. Nếu quá thời hạn này mà Tòa án vẫn chưa giải quyết thì bạn có thể viết đơn kiến nghị về vấn đề trên.

“Điều 203. Thời hạn chuẩn bị xét xử

1. Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án, trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, được quy định như sau:

a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này thì thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;

b) Đối với các vụ án quy định tại Điều 30 và Điều 32 của Bộ luật này thì thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.

Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này và không quá 01 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này.

Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

2. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Lập hồ sơ vụ án theo quy định tại Điều 198 của Bộ luật này;

b) Xác định tư cách đương sự, người tham gia tố tụng khác;

c) Xác định quan hệ tranh chấp giữa các đương sự và pháp luật cần áp dụng;

d) Làm rõ những tình tiết khách quan của vụ án;

đ) Xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật này;

e) Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

g) Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn;

h) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật này.

3. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều này, tùy từng trường hợp, Thẩm phán ra một trong các quyết định sau đây:

a) Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự;

b) Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;

c) Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;

d) Đưa vụ án ra xét xử.

4. Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng”.

Đối với những vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 203 của BLTTDS mà thời hạn gần hết (thời hạn chuẩn bị xét xử còn lại không quá năm ngày) mà Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án thấy rằng vụ án phức tạp nên chưa thể ra được một trong những quyết định quy định tại khoản 2 Điều 203 của BLTTDS, thì cần phải báo ngay với Chánh án Toà án để ra quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử. Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn quy định tại đoạn cuối khoản 1 Điều 203 của BLTTDS và hướng dẫn tại điểm b khoản 1 Điều này. Hết thời hạn được gia hạn, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải ra một trong những quyết định quy định tại khoản 2 Điều 203 của BLTTDS.

a) “Những vụ án có tính chất phức tạp” là những vụ án có nhiều đương sự, có liên quan đến nhiều lĩnh vực; vụ án có nhiều tài liệu, có các chứng cứ mâu thuẫn với nhau cần có thêm thời gian để nghiên cứu tổng hợp các tài liệu có trong hồ sơ vụ án hoặc tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn hoặc cần phải giám định kỹ thuật phức tạp; những vụ án mà đương sự là người nước ngoài đang ở nước ngoài hoặc người Việt Nam đang cư trú, học tập, làm việc ở nước ngoài, tài sản ở nước ngoài cần phải có thời gian uỷ thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự, ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài,… Tuy nhiên, đối với trường hợp cần phải chờ ý kiến của các cơ quan chuyên môn, cần phải chờ kết quả giám định kỹ thuật phức tạp hoặc cần phải chờ kết quả uỷ thác tư pháp mà đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử (kể cả thời gian gia hạn), thì Thẩm phán căn cứ ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.

b) “Trở ngại khách quan” là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động như: thiên tai, địch họa, nhu cầu chiến đấu, phục vụ chiến đấu,… làm cho Toà án không thể giải quyết được vụ án trong thời hạn quy định.

Ví dụ: Toà án nhân dân huyện X, tỉnh H ở miền núi đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử, trong đó đã ấn định ngày mở phiên toà. Tuy nhiên, còn hai ngày nữa là tiến hành mở phiên toà, thì xảy ra lũ quét. Trụ sở của Toà án nhân dân huyện X bị hư hỏng. Do phải khắc phục hậu quả của lũ quét, sửa chữa lại trụ sở, nên Toà án nhân dân huyện X không thể tiến hành phiên toà trong thời hạn quy định.

c) “Lý do chính đáng” quy định tại khoản 3 Điều 203 của BLTTDS được hiểu là các sự kiện xảy ra một cách khách quan, không lường trước được như: cần phải có sự thay đổi, phân công lại người tiến hành tố tụng có tên trong quyết định đưa vụ án ra xét xử mà người có thẩm quyền chưa cử được người khác thay thế; vụ án có tính chất phức tạp đã được xét xử nhiều lần ở nhiều cấp Toà án khác nhau, nên không còn đủ Thẩm phán để tiến hành xét xử vụ án đó mà phải chuyển vụ án cho Toà án cấp trên xét xử hoặc phải chờ biệt phái Thẩm phán từ Toà án khác đến,… nên cản trở Toà án tiến hành phiên toà trong thời hạn quy định.

>> Tham khảo bài viết liên quan: Thời gian giải quyết ly hôn là bao nhiêu lâu ?

5. Tư vấn về cách xác định án phí khi chia tài sản ly hôn ?

Thưa Luật sư của LVN Group, Tôi có 1 căn nhà nhỏ 15m2 ở Quận 8 và 1 chiếc xe du lịch 29 chỗ (cả 2 tài sản trên tôi mua bằng tiền vay mượn của gia đình tôi và ngân hàng). Vậy khi làm thủ tục ly hôn thì án phí có dựa vào giá tri 2 tài sản trên không? Nếu tôi ly hôn thông qua văn phòng Luật sư của LVN Group thì tổng phí tôi phải bỏ ra là bao nhiêu ?
Mong sớm nhận được sự tư vấn của Luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Người gửi: H.B.N

>>Luật sư tư vấn luật hôn nhân gọi: 1900.0191

Trả lời:

* Với trường hợp của bạn:

Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

“Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết”.

Như vậy, nếu hai bạn có thể thỏa thuận với nhau để chia tài sản việc giải quyết tài sản do các bạn thỏa thuận, Nếu không thỏa thuận được và có đơn yêu cầu tòa chia thì các bạn sẽ phải nộp phí tương ứng với giá trị tài sản yêu cầu tòa giải quyết theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại khoàn 9 Điều 27 Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án năm 2009:

9. Các đương sự trong vụ án hôn nhân và gia đình có tranh chấp về việc chia tài sản chung của vợ chồng thì ngoài việc chịu án phí dân sự sơ thẩm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 của Pháp lệnh này, còn phải chịu án phí đối với phần tài sản có tranh chấp như đối với vụ án dân sự có giá ngạch tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia”.

– Mức án phí sơ thẩm đối với các vụ án về tranh chấp dân sự có giá ngạch:

Giá trị tài sản có tranh chấp

Mức án phí

a) Từ 4.000.000 đồng trở xuống

300.000 đồng

b) Từ trên 4.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng

5% giá trị tài sản có tranh chấp

c) Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng

20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

d) Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng

36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng

đ) Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng

72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng

e) Từ trên 4.000.000.000 đồng

112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng.

Như vậy, ngoài mức án phí cho vụ án ly hôn là 200.000 đồng thì vợ chồng bạn còn phải đóng lệ phí phân chia tài sản khi có yêu cầu tòa giải quyết theo mức lệ phí trên.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình – Công ty luật LVN Group