1. Vốn thành lập doanh nghiệp?

Với 100 triệu đồng tiền vốn thì có mở công ty được không?

>> Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Thứ nhất, Luật Doanh nghiệp 2020 đã không còn quy định về vốn pháp định (vốn tối thiểu cần có khi tiến hành thành lập doanh nghiệp) đối với những ngành nghề kinh doanh không có điều kiện. Theo thông tin mà bạn cung cấp thì bạn dự tính kinh doanh quần áo, giầy dép – Đây là ngành nghề kinh doanh không có điều kiện theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, về vốn điều lệ được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Vốn điều lệ trong công ty TNHH 1 thành viên là tổng giá trị tài sản do Chủ sở hữu cam kết góp và ghi nhận trong Điều lệ công ty. Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Theo đó, tổng giá trị tài sản này tùy thuộc nhu cầu và hoàn cảnh hiện tại của bạn, có thể là 10 triệu, 20 triệu, 50 triệu… tùy thuộc vào bạn vì Luật doanh nghiệp không bắt buộc.

Thứ ba, về chi phí để thành lập công ty

Nếu bạn là người bận rộn và là người không am hiểu về pháp luật hay chỉ là bạn ngại làm việc với cơ quan Nhà nước thì cần thuê dịch vụ thành lập doanh nghiệp từ những công ty luật chuyên về lĩnh vực thành lập doanh nghiệp, khi đó sẽ tiết kiệm thời gian, công sức của bạn.

– Chi phí dịch vụ cho hoạt động này thường rơi vào khoảng: 3 – 6 triệu tùy thuộc vào từng đơn vị cung cấp dịch vụ

– Ngoài ra bạn còn phải chịu các khoản thuế mà trước tiên là thuế môn bài 3 triệu đồng/ năm

– Các khoản chi phí phát sinh khác

– Thời gian: Khoảng 2 tuần là bạn sẽ được Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Theo đó, chi phí mà bạn phải bỏ ra để tiến hành thành lập công ty và hoạt động hợp pháp chỉ rơi vào khoảng 6 – 10 triệu đồng.

Do đó, với 100 triệu đồng trong tay bạn hoàn toàn có thể mở công ty cho riêng mình để có thể gây dựng thương hiệu trên thị trường ngày càng khốc liệt như hiện nay.

Một số bài viết tham khảo:

1.Những thông tin cơ bản cần tìm hiểu trước khi lựa chọn thành lập công ty TNNH 1 thành viên

2. Công ty TNHH một thành viên và Doanh nghiệp tư nhân khác nhau như thế nào?

3. Hướng dẫn soạn thảo Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp – Công ty TNHH 1 thành viên

4. Hướng dẫn xây dựng Điều lệ Công ty TNHH 1 thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu

5. Nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty TNHH 1 thành viên ở đâu? và nộp như thế nào?

Bạn có thể tham khảo các dịch vụ mà Công ty Luật LVN Group cung cấp sau đây:

– Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp trọn gói;

– Dịch mua tư vấn mua bán, sáp nhập doanh nghiệp;

– Dịch vụ tư vấn thành lập hộ kinh doanh;

– Dịch vụ tư vấn đăng ký sở hữu trí tuệ;

– Dịch vụ tư vấn thuế;

2. Trường hợp mở văn phòng đại diện khác tỉnh với trụ sở cần lưu ý điều gì?

Luật doanh nghiệp năm 2020 cho phép thành lập văn phòng đại diện khác tỉnh so với trụ sở được quy định như sau:

“Điều 45. Đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty; thông báo địa điểm kinh doanh:

  1. Công ty có quyền thành lập văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Công ty có thể đặt một hoặc nhiều văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính.”

Cụ thể tại khoản 2 Điều 45 LDN 2020 quy định về thủ tục đăng ký văn phòng đại diện trong nước, công ty gửi hồ sơ đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện đến Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt văn phòng đại diện. Hồ sơ bao gồm:

Thông báo thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;

Bản sao quyết định thành lập và bản sao biên bản họp về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty; bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện; nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho công ty. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện thì phải thông báo bằng văn bản cho công ty và nêu rõ lý do.

3. Thủ tục thay đổi các thành viên trong công ty TNHH hai thành viên trở lên

Công ty TNHH hai thành viên trở lên được phép thay đổi các thành viên trong công ty, thủ tục thay đổi như sau:

Công ty nộp hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc Người đại diện theo pháp luật nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Khi nhận Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty.

Thành phần hồ sơ, bao gồm:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
  • Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;

Trường hợp thay đổi thành viên do chuyển nhượng phần vốn góp:

  • Hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh đã hoàn tất việc chuyển nhượng;
  • Bản sao hợp lệ quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng đối với thành viên mới là tổ chức hoặc bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của thành viên mới là cá nhân;
  • Văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật Đầu tư.

Trường hợp thay đổi thành viên do thừa kế:

  • Bản sao hợp lệ văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế;
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp của người thừa kế.

4. Chuyển nhượng hoặc tặng cho 1 phần vốn điều lệ của công ty TNHH cho cá nhân, tổ chức khác không?

Chuyển nhượng vốn trong công ty TNHH được hiểu là thành viên hoặc chủ sở hữu chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần vốn góp của mình cho thành viên hay cá nhân, tổ chức khác không phải là thành viên của công ty. Chuyển nhượng có thể có các hình thức như: bán, tặng cho, để lại thừa kế…

Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:

– Chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện chào bán;

– Chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy định tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán.

Phần vốn góp của thành viên được công ty mua lại hoặc chuyển nhượng theo quy định tại Điều 51 và Điều 52 Luật Công ty 2020 trong các trường hợp sau đây:

– Người thừa kế không muốn trở thành thành viên;

– Người được tặng cho theo quy định tại khoản 6 Điều này không được Hội đồng thành viên chấp thuận làm thành viên;

– Thành viên công ty là tổ chức giải thể hoặc phá sản.

Trường hợp thành viên tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác thì người được tặng cho trở thành thành viên công ty theo quy định sau đây:

– Người được tặng cho thuộc đối tượng thừa kế theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự thì người này đương nhiên là thành viên công ty;

– Người được tặng cho không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này thì người này chỉ trở thành thành viên công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận

5. Công ty có được góp vốn thành lập công ty khác không?

Theo Điều 188 Luật doanh nghiệp năm 2020, Công ty tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty TNHH, công ty hợp danh và công ty cổ phần có quyền tham gia góp vốn để thành lập công ty.

6. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có ưu và nhược điểm gì?

Ưu điểm:

  • Số lượng thành viên không nhiều (2-50), quản lý điều hành không phức tạp.
  • Có tư cách pháp nhân.
  • Thành viên chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp.
  • Phải chào bán phần vốn của mình cho các thành viên còn lại trước khi chào bán cho người ngoài, hạn chế sự xâm nhập của người lạ vào công ty.

Nhược điểm:

  • Chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật ít hơn DNTN, công ty hợp danh.
  • Bị hạn chế huy động vốn do không có quyền phát hành cổ phiếu.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Giới thiệu về Công ty Luật LVN Group:

Công ty luật TNHH LVN Group được thành lập theo Giấy đăng ký hoạt động công ty luật số 01020881/TP/ĐKH do Sở Tư pháp thành phố Hà Nội cấp ngày 15 tháng 03 năm 2013 hoạt động theo luật Luật sư của LVN Group số 65/2006/QH11 năm 2006 được sửa đổi bổ sung năm 2012;

Tên gọi đầy đủ của Công ty luật:

Tên gọi đầy đủ bằng tiếng việt: CÔNG TY LUẬT TNHH LVN GROUP

Tên giao dịch bằng tiếng nước ngoài: MINH KHUE LAW COMPANY LIMITED

Tên viết tắt: LVN GROUP FIRM

Địa chỉ trụ sở: Phòng 2007, Tầng 20, Tòa nhà C2, Vincom Trần Duy Hưng, Đường Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội

Điện thoại: 024 39916057

Email:[email protected] Website: http://www.luatLVN.vn

Giám đốc – Luật sư điều hành: Luật sư Lê Minh Trường

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp – Công ty luật LVN Group