1. Bị can phạm nhiều tội có được nhập vụ án không ?

Thưa Luật sư của LVN Group, Bị can Trần Thế D phạm tội sản xuất ma túy trái phép và mua bán ma túy trái phép thì pháp luật quy định như thế nào về hai tội này ? Có được nhập thành một vụ án không ?

Luật sư trả lời :

Căn cứ vào điều 248 và 251 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau :

Điều 248. Tội sản xuất trái phép chất ma túy

1. Người nào sản xuất trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;

e) Hêrôin, côcain hoặc Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;

g) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;

h) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 200 mililít;

i) Tái phạm nguy hiểm;

k) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm đ đến điểm h khoản này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05 kilôgam;

c) Hêrôin, côcain hoặc Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;

d) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam;

đ) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 200 mililít đến dưới 750 mililít;

e) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm đ khoản này.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 05 kilôgam trở lên;

b) Hêrôin, côcain hoặc Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 100 gam trở lên;

c) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 300 gam trở lên;

d) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 750 mililít trở lên;

đ) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm d khoản này.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Điều 251. Tội mua bán trái phép chất ma túy

1. Người nào mua bán trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Mua bán với 02 người trở lên;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội hoặc bán ma túy cho người dưới 16 tuổi;

g) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;

h) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;

i) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;

k) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam;

l) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;

m) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;

n) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 250 mililít;

o) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm n khoản này;

p) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 200 kilôgam đến dưới 600 kilôgam;

đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 150 kilôgam;

e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam;

g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 250 mililít đến dưới 750 mililít;

h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;

b) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng 100 gam trở lên;

c) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng 75 kilôgam trở lên;

d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên;

đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên;

e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;

g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;

h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Quy định về việc nhập vụ án như sau

Căn cứ theo điều 242 bộ luật tố tụng hình sự 2015

Điều 242. Nhập hoặc tách vụ án trong giai đoạn truy tố

1. Viện kiểm sát quyết định nhập vụ án khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Bị can phạm nhiều tội;

b) Bị can phạm tội nhiều lần;

c) Nhiều bị can cùng thực hiện một tội phạm hoặc cùng với bị can còn có những người khác che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm, tiêu thụ tài sản do bị can phạm tội mà có.

2. Viện kiểm sát quyết định tách vụ án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây nếu xét thấy việc tách đó không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện và đã có quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can:

a) Bị can bỏ trốn;

b) Bị can mắc bệnh hiểm nghèo;

c) Bị can bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

2.Trương hợp nào được tách vụ án

Căn cứ theo khoản 2 điều 242 bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định

Điều 242. Nhập hoặc tách vụ án trong giai đoạn truy tố

1. Viện kiểm sát quyết định nhập vụ án khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Bị can phạm nhiều tội;

b) Bị can phạm tội nhiều lần;

c) Nhiều bị can cùng thực hiện một tội phạm hoặc cùng với bị can còn có những người khác che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm, tiêu thụ tài sản do bị can phạm tội mà có.

2. Viện kiểm sát quyết định tách vụ án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây nếu xét thấy việc tách đó không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện và đã có quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can:

a) Bị can bỏ trốn;

b) Bị can mắc bệnh hiểm nghèo;

c) Bị can bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

3. Quy định của pháp luật về việc nhập tách vụ án hình sự trong giai đoạn truy tố

Ngày 01/01/2018 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có hiệu lực thi hành. Một trong các điểm mới của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (viết tắt là BLTTHS năm 2015) có quy định rõ thẩm quyền của Viện kiểm sát trong việc quyết định nhập, tách vụ án hình sự trong gia đoạn truy tố. Được quy định cụ thể tại Điều 242 thuộc Chương XVIII những quy định chung về Truy tố trong BLTTHS năm 2015 như sau:

“1. Viện kiểm sát quyết định nhập vụ án khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Bị can phạm nhiều tội;

b) Bị can phạm tội nhiều lần;

c) Nhiều bị can cùng thực hiện một tội phạm hoặc cùng với bị can còn có những người khác che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm, tiêu thụ tài sản do bị can phạm tội mà có.

2. Viện kiểm sát quyết định tách vụ án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây nếu xét thấy việc tách đó không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện và đã có quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can:

a) Bị can bỏ trốn;

b) Bị can mắc bệnh hiểm nghèo;

c) Bị can bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.”

Đây là một trong những điểm mới và cũng là thẩm quyền mới được cụ thể hóa trong BLTTHS năm 2015 mà Viện kiểm sát các cấp có thẩm quyền áp dụng để truy tố so với BLTTHS năm cũ. Qua nghiên cứu quy định tại Điều 242 BLTTHS năm 2015 và thực tiễn thực hiện công tác thực hành quyền công tố và giải quyết các vụ án hình sự cho thấy: khi Cơ quan điều tra kết thúc điều tra và đề nghị truy tố hoặc nhận được vụ án hình sự của cơ quan tiến hành tố tụng khác chuyển đến đề nghị truy tố, nếu các vụ án thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 242 BLTTHS năm 2015, thì Viện kiểm sát nơi có thẩm quyền thụ lý có quyền nhập hoặc tách vụ án hình sự để giải quyết theo quy định.

Tuy nhiên, hiện nay Viện kiểm sát nhân dân tối cao có ban hành Quyết định số 15/QĐ-VKSTC ngày 09 tháng 01 năm 2018 về ban hành mẫu văn bản tố tụng, văn bản nghiệp vụ thực hiện trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố. Cùng với đó là 170 biểu mẫu văn bản trong lĩnh vực tố tụng hình sự, trong đó có quy định 20 biểu mẫu trong giai đoạn truy tố nhưng lại không có biểu mẫu quy định về nhập hoặc tách vụ án trong giai đoạn truy tố, đây là một khó khăn trong thực tiễn khi Viện kiểm sát gặp vụ án hình sự cần phải tiến hành nhập hoặc tách vụ án hình sự trong giai đoạn truy tố.
Vì vậy, kiến nghị với Viện kiểm sát cấp trên hướng dẫn và xây dựng biểu mẫu về việc nhập, tách vụ án hình sự trong giai đoạn truy tố theo đúng quy định tại Điều 242 của BLTTHS năm 2015.

4. Việc nhập, tách vụ án hình sự theo quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015

Trong giai đoạn điều tra, Điều 170 BLTTHS năm 2015, quy định Cơ quan điều tra có thể nhập để tiến hành điều tra theo thẩm quyền trong cùng một vụ án khi thuộc một trong các trường hợp: “Bị can phạm nhiều tội; Bị can phạm tội nhiều lần; Nhiều bị can cùng thực hiện một tội phạm hoặc cùng với bị can còn có những người khác che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm, tiêu thụ tài sản do bị can phạm tội mà có”.

Trong giai đoạn truy tố tại Điều 242 BLTTHS năm 2015 có quy định việc nhập hoặc tách vụ án, cụ thể như sau:Viện kiểm sát quyết định nhập vụ án khi thuộc một trong các trường hợp: “ Bị can phạm nhiều tội; Bị can phạm tội nhiều lần; Nhiều bị can cùng thực hiện một tội phạm hoặc cùng với bị can còn có những người khác che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm, tiêu thụ tài sản do bị can phạm tội mà có”.

Như vậy, để việc tiến hành điều tra, truy tố các vụ án hình sự được đầy đủ, nhanh chóng và chính xác, đảm bảo yêu cầu của công tác đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, Khoản 1 Điều 170 và Khoản 1 Điều 242 BLTTHS 2015 quy định trong những trường hợp nhất định có thể nhập hoặc tách vụ án hình sự để điều tra, truy tố. Cụ thể là:

Có thể nhập để tiến hành điều tra, truy tố trong cùng một vụ án những trường hợp sau:
+ Bị can phạm nhiều tội.
+ Bị can phạm tội nhiều lần:
+ Nhiều bị can cùng tham gia một tội phạm.
+ Cùng với bị can còn có những người khác che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm.

Khi nhập vụ án để tiến hành điều tra, truy tố cũng cần lưu ý, không được nhập các vụ án hình sự để điều tra, truy tố nếu các vụ án đó là những vụ án riêng biệt, các tội phạm đã được thực hiện không có quan hệ với nhau hoặc hoạt động của các bị can trong các vụ án đó không có quan hệ với nhau.

Đối với việc tách vụ án hình sự, yêu cầu đối với các “Cơ quan điều tra chỉ được tách vụ án trong trường hợp cần thiết khi không thể hoàn thành sớm việc điều tra đối với tất cả các tội phạm và nếu việc tách đó không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện của vụ án”. Đối với Viện kiểm sát quyết định tách vụ án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây nếu xét thấy việc tách đó không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện và đã có quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can: “Bị can bỏ trốn; Bị can mắc bệnh hiểm nghèo; Bị can bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh”.

Điều đặc biệt là Quyết định nhập hoặc tách vụ án của Cơ quan điều tra phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyết định. Trường hợp không nhất trí với quyết định nhập hoặc tách vụ án của Cơ quan điều tra thì Viện kiểm sát có quyền ra quyết định hủy bỏ và nêu rõ lý do.

5. Một số vướng mắc trong việc tách vụ án trong giai đoạn truy tố

Theo quy định tại Điều 242 Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS), trong giai đoạn truy tố, khi bị can bỏ trốn thì Viện kiểm sát sẽ ra quyết định tách vụ án nếu xét thấy việc tách đó không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện và đã có quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can.

Theo quy định trên, Viện kiểm sát ra quyết định tách vụ án khi đã ra quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can. Điều 247 BLTTHS quy định các trường hợp tạm đình chỉ vụ án có quy định trường hợp: Khi bị can bỏ trốn mà không biết rõ bị can đang ở đâu nhưng đã hết thời hạn quyết định việc truy tố; trong trường hợp này phải yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can trước khi tạm đình chỉ vụ án. Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để tạm đình chỉ vụ án không liên quan đến tất cả bị can thì tạm đình chỉ vụ án đối với từng bị can.

Thực tiễn áp dụng pháp luật cho thấy, trong vụ án có nhiều bị can nhưng có bị can bỏ trốn trong giai đoạn truy tố thì để đảm bảo việc truy tố đối với các bị can còn lại thì Viện kiểm sát phải ra yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã đối với bị can đã bỏ trốn, khi hết thời hạn truy tố (kể cả gia hạn truy tố) nếu chưa bắt được bị can thì Viện kiểm sát phải ra quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can sau đó ra quyết định tách vụ án theo quy định tại Điều 242 BLTTHS.

Ví dụ: Ngày 01/01/2020, Viện kiểm sát nhân dân huyện B, tỉnh BT nhận được kết luận điều tra cùng hồ sơ vụ án đánh bạc (tội nghiêm trọng) có 06 bị can bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú. Cùng ngày, Viện kiểm sát ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 06 bị can trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày 01/01/2020 đến ngày 19/01/2020 (bằng với thời hạn truy tố tội nghiêm trọng), đến ngày 02/01/2020, qua xác minh xác định bị can L đã bỏ trốn khỏi địa phương nên Viện kiểm sát đã ra yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can. Sau đó Viện kiểm sát ra quyết định gia hạn truy tố trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày 20/01/2020 đến ngày 29/01/2020, đến ngày 30/01/2020, Viện kiểm sát ra quyết định tạm đình chỉ vụ án, tạm đình chỉ vụ án đối với bị can L (theo Điều 247 BLTTHS ), tức Viện kiểm sát ra quyết định tạm đình chỉ vụ án sau khi đã hết thời hạn truy tố, sau đó mới được ra quyết định tách vụ án (Điều 242 BLTTHS), như vậy quyết định tách vụ án của Viện kiểm sát sớm nhất cũng chỉ là ngày 30/01/2020 (khi đã hết thời hạn truy tố và đã ra quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can).

Quy định này lại mâu thuẩn với quy định tại Điều 240 BLTTHS về thời hạn quyết định truy tố. Theo đó, trong thời hạn 20 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát phải ra một trong các quyết định: Truy tố bị can trước Tòa án; Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung; Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với bị can. Theo quy định này thì Viện kiểm sát ra quyết định tạm đình chỉ vụ án, tạm đình chỉ vụ án đối với bị can phải ra trong thời hạn truy tố (theo ví dụ trên thì Viện kiểm sát phải ra quyết định tạm đình chỉ vụ án, tạm đình chỉ vụ án đối với bị can tối đa không vượt quá ngày 29/01/2020). Mặc khác, khi tách vụ án đối với bị can L thì trong nội dung Cáo trạng truy tố các bị can còn lại phải có phần nhận định việc tách hành vi phạm tội của bị can L sang vụ án khác do bị can đã bỏ trốn chưa bắt được; tuy nhiên, Cáo trạng phải ra trong thời hạn quyết định truy tố – tức phải ra quyết định tách vụ án xong mới ra Cáo trạng, trong khi quyết định tách vụ án theo phân tích trên thì chỉ được ra khi đã có quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can, quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can trong trường hợp bị can bỏ trốn lại được ra sau khi hết thời hạn truy tố.

Điều này gây khó khăn trong việc áp dụng pháp luật đối với Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố. Bên cạnh đó, trong hệ thống biểu mẫu tố tụng hiện hành được VKSND tối cao ban hành kèm theo quyết định số 15 ngày 09/01/2018 lại không có biểu mẫu nào về tách vụ án dẫn đến Viện kiểm sát các địa phương phải tự thiết kế biểu mẫu hoặc sử dụng lại mẫu của Cơ quan điều tra nên mỗi địa phương áp dụng mỗi kiểu mẫu không thống nhất.

Một vấn đề còn gây khó hiểu khi Viện kiểm sát ra quyết định tách vụ án theo quy định tại Điều 242 BLTTHS là Viện kiểm sát ra quyết định tách vụ án khiđã ra quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can”. Theo quy định trên thì chỉ cần Viện kiểm sát ra quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can L thì sẽ ra quyết định tách vụ án mà không cần ra quyết định tạm đình chỉ vụ án vì thực tế vụ án vẫn được truy tố bằng Cáo trạng đối với các bị can còn lại, trường hợp này chỉ có thể ra quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với vụ án đã được tách ra từ bị can L (vụ án đánh bạc đối với bị can L đã được tách ra).

Một vấn đề còn bất cập trong giai đoạn truy tố là biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú trong giai đoạn gia hạn truy tố. Theo quy định tại Điều 23 Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT -VKSNDTC – BCA – BQP ngày 19/10/2018 của VKSND tối cao – Bộ Công an – Bộ Quốc phòng quy định về phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của BLTTHS về khởi tố, điều tra, truy tố có quy định: Khi gia hạn thời hạn điều tra, gia hạn thời hạn quyết định việc truy tố mà thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm của bị can đã hết thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát ra lệnh, quyết định mới… Thời hạn áp dụng các lệnh, quyết định mới của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát đối với các bị can không quá thời hạn gia hạn điều tra, gia hạn thời hạn quyết định việc truy tố.

Nhu vậy, trong vụ án trên thì Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với các bị can không được quá thời hạn gia hạn truy tố – tức không quá ngày 29/01/2020. Tuy nhiên, tại Điều 244 BLTTHS quy định: “Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra bản cáo trạng, Viện kiểm sát phải chuyển hồ sơ vụ án và bản cáo trạng đến Tòa án. Trường hợp vụ án phức tạp thì thời hạn chuyển hồ sơ vụ án và bản cáo trạng đến Tòa án có thể kéo dài nhưng không quá 10 ngày”. Như vậy, nếu trường hợp Viện kiểm sát ra Cáo trạng trùng vào ngày cuối cùng của thời hạn gia hạn truy tố (ngày 29/01/2020) nhưng đến 10 ngày sau mới tống đạt được Cáo trạng cho bị can, giả sử ngày 08/02/2020 Viện kiểm sát mới tống đạt được Cáo trạng cho bị can và chuyển hồ sơ đến Tòa án cùng ngày thì thời hạn trên (từ ngày 29/01/2020 đến ngày 08/02/020) nếu bị can đi khỏi nơi cư trú thì Viện kiểm sát có được thay đổi biện pháp ngăn chặn hay không (ví dụ như bắt bị can để tạm giam) vì bị can hoàn toàn không bị áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú trong khoản thời gian này.

Qua thực tiễn áp dụng pháp luật như trên, mong muốn nhận được những giải đáp nghiệp vụ và đề nghị VKSND tối cao ban hành bổ sung biểu mẫu tách vụ án trong giai đoạn truy tố vào hệ thống biểu mẫu tố tụng ngành KSND để việc áp dụng pháp luật được thống nhất.