1. Cuộc đời của William Stanley Jevons

Jevons sinh ra ở Anh năm 1835, ăn học trong môi trường Nhất thể luận (nhưng không mang tính hàn lâm) trong đó vấn đề kinh tế, xã hội thường được đề cập. Lúc đầu Jevons học về kỹ thuật (gồm toán học, sinh học, hóa học và luyện kim), các môn học và công cụ trong nền giáo dục ban đầu thấm nhuần toàn bộ sự nghiệp tri thức của ông. Vấn đề tài chính và thù lao công việc của công việc của người phân tích trong Sở đúc tiền Sydney khiến Jevons bỏ học nửa chừng, đến Úc khi lên 18. Ông ở Úc năm năm, trong thời gian này, người viết tiểu sử của ông J. M. Keynes khẳng định ông miệt mài với tất cả những quan điểm độc đáo về kinh tế học mà sau này ông phát triển, mở rộng ở Anh.

Cùng với sự quan tâm đến kinh tế chính trị học, Jevons trở về Anh năm 1859 để học tiếp ở Đại học London, và tốt nghiệp năm 1865. Giai đoạn đầu Jevons biên soạn nhiều. Năm 1862, trong một vài trao đổi với Hiệp hội Anh, ông phác họa (1) khung cấu trúc thuyết hiệu dụng (Notice of the General Theory of Political Economy) và (2) kịch bản dành cho nghiên cứu thống kê của ông về biến động (On the Study of Periodic Commercial Fluctuations, with Five Diagrams). Năm 1863 Jevons xuất bản quyển sách nhan đề Pure Logic (một trong những lĩnh vực có ý nghĩa nhất và quan tâm của ông lúc ấy bị xem nhẹ), và năm 1865 ông xuất bản The Coal Question, quyển sách giúp ông nổi bật trong giới kinh tế học.

The Coal Question đề cập sự giống nhau đáng ngờ giữa vai trò của ngũ cốc trong thuyết dân số của Malthus và vai trò của than trong phát triển công nghiệp Anh. Dù sao quyển sách cũng thu hút nhiều quan tâm trong chính giới và kinh tế, kể cả sự quan tâm của Thủ tướng Gladstone. Từ thời điểm này trở đi, quan tâm của Jevons thay đổi từ logic thuần túy sang kinh tế học và sau đó trở lại logic. Quan tâm kinh tế của ông trải qua hết từ nghiên cứu thống kê về giá cả và vàng (và nghiên cứu định chế có ý nghĩa của thị trường tiền tệ) cho đến lý thuyết thuần túy và những biến đổi thương mại, trong số này nổi tiếng là lý thuyết vệt mặt trời là một (The Solar Period and the Price Of Corn [1875]). Năm 1871 tác phẩm hoàn chỉnh nổi tiếng nhất của ông về lý thuyết kinh tế, Theory of Political Economy, được xuất bản, quyển sách dựa vào những quan điểm ban đầu của ông về thuyết hiệu dụng gửi cho Hiệp hội Anh (nhưng bị phớt lờ) năm 1862.

Năm 1876, sau nhiều đợt căng thẳng thần kinh và suy nhược cơ thể (ở tuổi 36 ông buộc phải dừng mọi công việc một khoảng thời gian), Jevons rời Manchester để đảm nhận cương vị giáo sư Đại học ở Đại học London. Sức khỏe hồi phục và khao khát hoàn thành tác phẩm Principles of Economics đồ sộ buộc ông phải từ bỏ cương vị này năm 1880. Thật không may cho kinh tế học, tác phẩm sau cùng này không hề hoàn tất (mặc dù tác phẩm vẫn còn dang dở). Tháng 8/1882, Jevons ôm yếu, chỉ sau sinh nhật lần thứ 47 của ông ít lâu, bị chết đuối trong kỳ nghỉ hè trên bờ biển phía nam nước Anh.

2. Một vài nhận xét về con người Jevons

Cái chết không đúng lúc của Jevons đã cướp đi một tài năng kinh tế độc đáo. Nhưng đánh giá này được hình thành hầu hết trong khi xem lại tác phẩm của ông. Như đã nêu, Jevons không có học trò nổi tiếng. Alfred Marshall có thái độ thật quá khắt khe đối với ông. J. M. Keynes tính rằng năm 1936 chỉ bán ra 39.000 bản sách trong số chín tác phẩm quan trọng của ông về kinh tế học và logic! Làm sao có thể cho rằng một người mà khả năng độc đáo có thể sánh với Marshall là tầm thường được? Keynes nhận xét thật lý thú:

“Jevons thuộc loại người nào? Không hề có ấn tượng mạnh về cá nhân ông đã được ghi lại, 54 năm sau ngày ông mất thật không dễ tìm ra một dấu ấn xác định trong tâm trí của một vài người biết đến ông hiện nay còn sống. Tôi nghĩ Jevons không tạo ra một ấn tượng mạnh đối với người cùng thời vào bất cứ giai đoạn nào trong cuộc đời ông. Theo ngôn ngữ hiện đại, ông là người hướng nội. Ông làm việc đơn độc qua ánh đèn nội tâm. ông bị khước từ cũng nhiều như sức thu hút của mình, khi tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Từ thời niên thiếu, ông có niềm tin vô hạn vào khả năng của riêng mình, nhưng ông thật sự khát khao ảnh hưởng đến người khác trong khi bản thân ông lại không bị người khác ảnh hưởng. Ông hết mực thương yêu thành viên trong gia đình nhưng không cho họ thấy hay bất kỳ người khác biết”. {William Stanley Jevons, trang 545-546).

3. Thành thật khi nói về mình và khả năng của mình

Hiếm có nhà kinh tế nào thành thật khi nói về mình và khả năng của mình như Jevons trong năm 1858 trong lá thư gửi người chị Henrietta (vào lúc ấy đang đọc quyển Wealth of Nations của Smith):

“Có vô số những ngành kiến thức liên quan nói về điều kiện của con người, mối quan hệ của những điều kiện này với kinh tế chính trị học cũng giống như sự liên kết giữa cơ học, thiên văn học, quang học, âm thanh, nhiệt và mọi ngành khác ít nhiều mang tính khoa học tự nhiên với toán học thuần túy. Em muốn nói với chị nhưng không làm chị khó chịu rằng khả năng hiểu biết của em về nền tảng và tính chất kiến thức con người còn sâu sắc hơn hầu hết mọi người hay hầu hết tác giả khác. Thực ra, em nghĩ đây là nhiệm vụ em phải chuyên tâm vào những chủ đề như thế, và đây cũng chính là ý định em phải làm. Chị đang muốn tham gia vào vấn đề có ích trong thực tế, chị tin chắc đến mức độ và hoàn hảo sự trừu tượng hay hiểu biết chi tiết, thực tế của con người và xã hội có lẽ là công trình hữu ích và cần thiết nhất trong đó bất kỳ ai lúc này tham gia cũng được… Có khối người tham gia khoa học tự nhiên, còn khoa học thực tế và nghệ thuật thì chừa lại, nhưng phải hiểu biết thấu đáo nguyên tắc xã hội đối với em hiện nay là công việc phải làm”. {Letters and Journal, trang 101).

Ngay cả trong thời thanh niên, Jevons cũng chắc chắn rằng ông sẽ cách mạng hóa kinh tế học, nhưng thật nghịch lý, ông thường thiếu tự tin và không nhất quán. Thái độ cách biệt khó chữa và thậm chí sự cô lập là một phần trong cá tính ông. Ngay từ thời thanh niên, Jevons nhận thấy ông không có “khả năng cá nhân” hay khả năng sử dụng “thái độ, ngôn ngữ, thuyết phục để đạt đến mục tiêu”. Nhưng phải thừa nhận ông không làm gì để khắc phục sự “khiếm khuyết lớn” này trong cá tính của mình. Trái lại, dường như ông thích thú trước cá tính ấy. Trong lá thư tâm sự từ Úc gửi về chị ông, Lucy, Jevons khoe rằng, với một “ngoại lệ nho nhỏ”, ông không hề tham gia tiệc tùng và sau cùng ông vẫn thành công trong việc “tạo ấn tượng đối với tất cả bạn bè không mời em”.

4. Jevons bênh vực cho thái độ cách biệt của ông xem như một cách sống

Cũng trong thư này, Jevons bênh vực cho thái độ cách biệt của ông xem như một cách sống:

“Dĩ nhiên em không thể nói rằng em cố ý hạn chế và sống cách biệt, có lẽ phát sinh từ sự rụt rè, mà người khác nghĩ , và chắc chắn là một điều rất ngớ ngẩn. Thế nhưng em quy cho ý định này hầu như là bất cứ những gì em có, và nghĩ rằng một số hạn chế và trạng thái cô độc là hoàn toàn cần thiết đối với thông tin của bất cứ doanh nghiệp và nhân vật độc đáo. Thật ra điều này hầu như tự thân đã rõ, vì nếu bất kỳ ai được giáo dục trong sự trao đổi liên tục với tư tưởng của nhiều người khác, tiếp đến hầu như cần thiết là tư tưởng của ông ta sẽ không bao giờ vượt khỏi mức độ thông thường của người khác… Sự cô độc, chắc chắn tạo ra một loại suy nghĩ và tính cách, và xã hội khác, yếu tố sau cùng khiến cho suy ,nghĩ nhanh nhẹn và một số những đặc tính phô trương, nhưng phải có khuynh hướng gián đoạn lâu hơn và có giá trị nhiều hơn trong suy nghĩ, và dần dần phá hủy thói quen tiếp theo họ, trong khi sự cô độc tăng cường suy nghĩ, tự lập và tính độc đáo. Em nghĩ mình có những đặc điểm này ở chừng mực nhiều ít, vì thế về nguyên tắc em không hối hận vì thói quen của mình như chị đã rõ”. (Letters and Journal, trang 85-86).

Jevons rõ ràng không hề hối hận về “thói quen” của ông vì chúng đã chuyển sang đời sống học thuật của ông sau này. Keynes dẫn lời đồng nghiệp ít nổi tiếng hơn của ông, giáo sư Herbert Foxwell, khi phát biểu rằng ‘Không hề có một nhà thuyết trình nào tệ hơn, người ta sẽ không vào lớp của ông ta, ông ta làm việc tùy hứng và không thể hoàn tất công việc”, ngừng ít lâu với sự diễn cảm [Foxwell tiếp] “điều duy nhất về Jevons là ông ta là một tài năng”. Khi xét toàn bộ tác phẩm của Jevons sẽ chứng minh cho nhận xét của Foxwell. Di sản của Jevons đối với kinh tế học quả thật rất chắp vá, nhưng là di sản của một tài năng.

5. Kinh tế học và Jevons

Tuy nhiên, không phải là một nhà lý thuyết xử lý các dữ liệu cơ bản của khoa học kinh tế, mà là một nhà văn về các câu hỏi kinh tế thực tiễn, Jevons lần đầu tiên nhận được sự công nhận chung. Sự sụt giảm nghiêm trọng về giá trị của vàng (1863) và Câu hỏi về than (1865) đã đặt ông lên hàng đầu với tư cách là một nhà văn viết về kinh tế học ứng dụng và thống kê; và ông sẽ được nhớ đến như một trong những nhà kinh tế hàng đầu của thế kỷ 19 ngay cả khi Lý thuyết Kinh tế Chính trị của ông chưa bao giờ được viết. Các tác phẩm kinh tế của ông bao gồm Tiền và Cơ chế trao đổi (1875) được viết theo phong cách bình dân, và mang tính mô tả hơn là lý thuyết; một cuốn sách về kinh tế chính trị (1878); Nhà nước liên quan đến lao động(1882), và hai tác phẩm được xuất bản sau khi ông qua đời, Phương pháp cải cách xã hội “và” Điều tra về tiền tệ và tài chính , bao gồm các tài liệu đã xuất hiện riêng biệt trong suốt cuộc đời của ông. Tập có tên cuối cùng chứa đựng những suy đoán của Jevons về mối liên hệ giữa các cuộc khủng hoảng thương mại và vết đen. Vào thời điểm ông qua đời, ông đã tham gia vào việc chuẩn bị một chuyên luận lớn về kinh tế học và đã soạn thảo mục lục và hoàn thành một số chương và phần của các chương. Đoạn này được xuất bản vào năm 1905 với tựa đề Các nguyên lý của kinh tế học: một đoạn của một luận thuyết về cơ chế công nghiệp của xã hội, và các bài báo khác .

LUẬT LVN GROUP (Sưu tầm)