1. Xã hội công dân (XHCD) là gì ?
Xã hội công dân (Civil society) là hình thức liên kết các cá nhân nhìn từ góc độ “tư, cá thể”, tổng thể các mối quan hệ, lợi ích của cá nhân với cá nhân, tổng thể những cấu trúc xã hội, kinh tế, văn hóa, tôn giáo, gia đình, địa lí… vận hành trong một môi trường xã hội nhất định ở bên ngoài sự can thiệp của nhà nước, là “luật chơi” của những chủ thể khác nhau với những hoạt động vừa có tính cá thể, vừa có tính xã hội.
Xét theo nguồn gốc, khái niệm “xã hội công dân” đã được dùng trong tác phẩm “Poliiikê” (chính trị) của Arixtôt, người được C. Mác xác định là nhà tư tưởng vĩ đại nhất của thời cổ đại. Arixtôt phân biệt các hình thức tập hợp người khác nhau như gia đình, dòng họ, làng xóm, nhà nước, xã hội. Đồng thời, Arixtôt cũng nhận ra sự cần thiết phải hạn chế sự can thiệp của nhà nước vào một số lĩnh vực thuộc đời sống riêng tư của công dân như gia đình hoặc đời sống tinh thần riêng của công dân như tôn giáo, tín ngưỡng. Trong thời cổ đại ý niệm về “xã hội công dân” cùng hình thành và ra đời với khái niệm “civis” (công dân), “civifu” (xã hội)”. Bước chuyển từ ý niệm về xã hội công dân nâng lên thành một khái niệm mang tính triết lí – pháp luật lần đầu tiên được thể hiện một cách rõ ràng và nổi bất trong tác phẩm của nhà triết học người Anh Tômat Gôpxơ (1588 – 1679) “De cive” (Bàn về công dân) xuất bản năm 1642 và “Levia than” (con quái vật) xuất bản năm 1651.
Xã hội khác với nhà nước, là một hình thái cộng đồng luôn luôn tồn tại, nhưng xã hội công dân chỉ xuất hiện trong quá trình và từ kết quả của việc tách nhà nước ra từ các cấu trúc xã hội khác và đồng thời, nhờ đó một loạt các quan hệ xã hội được “phi nhà nước hóa”. Nhìn từ phương diện đó thì có thể thấy chính trong quá trình hình thành và phát triển của xã hội công dân, nhà nước và pháp luật càng phát triển, hoàn thiện như trong xã hội hiện đại.
Trong các thế kỉ tiếp theo, sau Tômat Gôpxơ, các nhà tư tưởng như Lôckơ, Ruxô, Kantơ, Hêghen đều trực tiếp có bàn về xã hội công dân. Trong tác phẩm “Khế ước xã hội, Ruxô lần đầu tiên và khác với Lôckơ, đã phân biệt rạch ròi xã hội chính trị và xã hội công dân. Thành viên của xã hội thứ nhất có vị trí của những thần dân, còn thành viên của xã hội thứ hai là công dân của chế độ. Cũng chính được sự cổ vũ bởi tư tưởng của Ruxô, trong tiến trình cách mạng Pháp đã ra đời các khái niệm “nhân quyền” và “dân quyền” và Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1789.
Hêghen, trong tác phẩm “Triết học pháp quyền” nghiên cứu về xã hội công dân, cho rằng sự ra đời của xã hội công dân muộn hơn nhiều so với Sự ra đời của nhà nước. Xã hội công dân là sản phẩm của thời đại mới, nó bảo đảm mối quan hệ giữa con người với con người thông qua các chế định pháp luật, thông qua các nhu cầu và quyển lợi khác nhau. Hêghen khẳng định cơ sở pháp luật của xã hội công dân là quyền bình đẳng của con người với tư cách là những chủ thể của pháp luật, là quyền tự do theo pháp luật của họ, là sự bảo vệ của pháp luật khỏi mọi vi phạm cũng như một hệ thống pháp luật ổn định và một Toà án đủ tin cậy. Theo Hêghen, xã hội công dân là một hình thái liên kết thỏa mãn mục đích cá nhân bằng những phương tiện văn minh, nó góp phần biến con người thành chủ thể có văn hóa.
Xã hội công dân đối lập với trạng thái tự nhiên, khi loài người đang hình thành, nơi mà mọi công dân luôn trong tình trạng đối địch nhau. Ruxô, nhà tư tưởng người Pháp thế kỉ XVIII, đã đánh giá việc chuyển đổi từ trạng thái tự nhiên mông muội sang nhà nước, sang xã hội công dân là một bước tiến quan trọng của văn minh nhân loại. Ông coi đó như niềm hy vọng tốt đẹp của con người.
Khi phân tích nội dung của khái niệm “xã hội công dân”, nhà chính trị học người Pháp – Migranen cho rằng, xã hội công dân là tổng hoà các quan hệ phi chính trị, trong đó bao gồm cả quan hệ kinh tế, quan hệ tôn giáo, quan hệ đạo đức, quan hệ gia đình… Đó là toàn bộ đời sống xã hội trong lĩnh vực tự quản của những công dân tự do và các tổ chức tự quản của họ. Lĩnh vực tự quản đó nằm ngoài sự can thiệp trực tiếp của các cơ quan nhà nước. Tuy vậy, tính phí chính phủ của các hoạt động nói trên chỉ là tương đối, mặc dù nó không mang tính nhà nước.
Khi đánh giá về vấn đề này, Mác coi xã hội công dân như là một thành tựu vĩ đại của loài người, một hình thức tổ chức xã hội đầu tiên trong lịch sử đem lại cho mọi thành viên trong xã hội một quy chế chính trị bình đẳng như nhau.
2. Xã hội công dân được hình thành và phát triển như thế nào ?
Sự hình thành và phát triển của xã hội công dân đến nay đã được mấy thế kỉ và đương nhiên quá trình đó chưa kết thúc.
Những yếu tố cá biệt của xã hội công dân xuất hiện khá sớm tại một số quốc gia cổ đại (Hy Lạp, La Mã), nơi mà sự phát triển của các nghề thủ công và thương mại làm phát sinh sản xuất hàng hoá – tiền tệ được thể chế hóa về mặt pháp luật và được khẳng định trong một loạt các chế định của ngành luật tư (dân sự, đặc biệt là pháp luật dân sự La Mã). Nhưng đó chỉ mới là những yếu tố cá biệt của xã hội công dân chỉ tổn tại ở một số vùng song song với các cấu trúc xã hội tầng lớp – đẳng cấp theo chiều dọc.
Sự hình thành xã hội công dân ở một loạt các quốc gia ở các vùng rộng lớn của châu Âu, châu Mĩ bắt đầu ở thời cận đại. Tính từ thời điểm đó, các xã hội công dân đã và đang phát triển trải qua ba thời kì. Bước chuyển đổi từ giai đoạn trước qua giai đoạn sau được đánh dấu bằng những thay đổi cơ bản của chế độ nhà nước, xã hội với những biến động xã hội và chính trị thực sự sâu sắc, với các phong trào quần chúng, những xung đột giai cấp và cả những thay đổi sâu sắc của hệ ý thức xã hội.
2.1 Giai đoạn thứ nhất (khoảng thế kỉ XVI – XVII)
Ở giai đoạn thứ nhất (khoảng thế kỉ XVI – XVII) định hình những tiền đề kinh tế, chính trị, tư tưởng của xã hội công dân. Đó là sự phát triển công nghiệp, thương mại là sự chuyên môn hoá các ngành sản xuất, sự phân công lao động theo chiều sâu, sự phát triển các quan hệ tiền – hàng. Được sự ủng hộ của các thành phố và tầng lớp thị dân, trong một loạt nước ra đời các quốc gia dân tộc với một loạt đặc trưng của các nhà nước hiện đại (chủ quyền, ngân khố nhà nước, bộ máy quản lí nhà nước chuyên nghiệp,…).
Đến thời điểm này đã diễn ra bước ngoặt làm thay đối ý thức hệ xã hội, sự phát triển mạnh mẽ của văn hoá, nghệ thuật, sự phổ cập rộng rãi đạo đức học tin lành tư sản, hình thành cái gọi là “Học thuyết pháp quyền tự nhiên” với những quan điểm chung, cơ bản trực tiếp có quan hệ với các tư tưởng về xã hội công dân với tính cách là một lí tưởng chính trị – xã hội. Đi đầu trong các cuộc đấu tranh của các tầng lớp bị áp bức chống tình trạng bất bình đẳng và đặc quyền phong kiến là tầng lớp thị dân. Đó cũng là thời điểm bắt đầu của Cách mạng tư sản – Anh quốc năm 1640, kết thúc thời Cận – Đại.
2.2 Giai đoạn hai (khoảng cuối thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XIX))
Giai đoạn thứ hai (khoảng cuối thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XIX) trong một loạt nước phát triển nhất hình thành xã hội công dân dưới dạng chủ nghĩa tư bản nguyên thuỷ dựa trên nền kinh doanh tư nhân.
Trong giai đoạn này, với các nhà nước vận hành theo chế độ đại diện, đã chính thức thừa nhận mọi người sinh ra đều bình đẳng với việc quy định cho mọi người được hưởng các quyển và tự do và đây chính là dấu hiệu chủ yếu và là cơ sở của xã hội công dân. Nếu như trong xã hội trung cổ tình trạng phổ biến là sự đặc quyền, đặc lợi, là sự bất bình đẳng về mặt pháp luật thì dấu hiệu đặc trưng của thời đại mới mà biểu hiện đặc trưng của nền sản xuất mới, phương thức sản xuất mới, hiện đại là nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, hoặc nói theo cách nói của Mác – Ănghen: Đơn giản là quyền bình đẳng. Phải xem đây là bước ngoặt lịch sử trong lối sống của cả xã hội loài người.
Tất nhiên, đây mới chỉ là sự bình đẳng về mặt pháp lý, nhất là trong buổi ban đầu đã bị phê phán mạnh mẽ như là một trò bịp bợm, giả dối, vì bình đẳng về pháp lí mà chưa có sự bình đẳng về mặt thực tế. Đó chỉ mới là khả năng, còn xa với bình đẳng trên thực tế.
Đồng thời, cũng phải thấy ý nghĩa lịch sử quyền bình đẳng trước pháp luật của mọi người, kết quả của cuộc đấu tranh quyết liệt nhiều thế kỉ, để cuối cùng mới được thừa nhận một cách chính thức. Lần đầu tiên, trong lịch sử đấu tranh của loài người, mọi người không bị lệ thuộc vào hoàn cảnh xuất thân, sinh ra đã có quyền bình đẳng với người khác và được hưởng một loạt các quyền tự do được pháp luật quy định và nhà nước thừa nhận, đưa lại cho mọi người thể hiện mình với tư cách là một người tự do mà người khác phải tôn trọng và trở thành cái cốt lõi của xã hội công dân trong giai đoạn này.
Bắt đầu bằng các Hiến chương về các quyền (Anh, Mĩ) và Tuyên ngôn nhân quyển và dân quyền của Cách mạng Pháp, xã hội công dân trở thành xã hội của những con người bình đẳng về mặt pháp lý, thể hiện khả năng, năng lực, kể cả khả năng sáng tạo của mình nhằm đáp ứng nhu cầu của cuộc sống thường nhật.
Khác với nhà nước được tổ chức như một tâm điểm điều hành một bộ máy theo chiều dọc với một trật tự thứ bậc của một thiết chế với các cơ quan quan hệ với nhau theo chế độ chỉ huy – phục tùng và kỉ luật nhà nước, xã hội công dân được tổ chức chủ yếu theo chiểu ngang với những mối quan hệ và liên hệ đa dạng giữa các công dân, các hiệp đoàn, liên minh, có khí chỈ là tập thể những người nhằm cùng thực hiện, triển khai các hoạt động vì lợi ích đang theo đuổi của cá nhân và của chung các cộng đồng lớn nhỏ. Sự khác biệt trong cấu trúc của xã hội công dân và của bộ máy nhà nước cũng như nguyên tắc, phương thức hoạt động khác nhau sẽ in dấu ấn lên phương pháp điều chỉnh bằng pháp luật các quan hệ công, tư và lên chính hệ thống pháp luật đặt ra những vấn để cho nhà nước và cho chính cả hai chủ thể. Cũng vì vậy, ở đây cũng như trong các quan hệ khác nhau không thể có vấn đề đặt xã hội công dân trong thể đối lập đối với nhà nước, nhất là trong một nhà nước pháp quyền hoặc đặt nhà nước trùm lên xã hội công dân, bất chấp, không tính đến thực tế cuộc sống về nhu cầu phối hợp đồng bộ của hai chủ thể.
2.3 Giai đoan ba (hiện nay)
Giai đoạn thứ ba hình thành và phát triển của xã hội công dân hiện vẫn đang diễn ra, bắt đầu từ khoảng giáp ranh giữa hai thế kỉ XIX – XX. Đây là giai đoạn mà vị trí then chốt, chủ đạo trong các ngành công nghiệp, thương mại đã chuyển từ tay các cơ sở kinh doanh tư nhân, cá thể vào tay các tập đoàn công nghiệp, tài chính, thương mại. Mặt khác, từ phía giai cấp công nhân và nhân dân lao động đông đảo đã hình thành những tổ chức công đoàn hùng hậu mà giới chủ luôn phải tính đến. Một nét tiêu biểu của giai đoạn phát triển này là thiết chế quyền lực với chế độ đại diện, tranh cử, nghị trường được vận dụng phổ biến, các chính đảng ngày càng phải tính đến lợi ích không chỉ của giai cấp mà họ đại diện mà còn phải quan tâm đến lợi ích của các tầng lớp cử trì đông đảo đang nắm trong tay lá phiếu có thể quyết định số phận chính trị của họ. Họ phải tạo cho mình vỏ bọc dân chủ. Trở thành đẳng cầm quyền, các chính đẳng trong điều hành, quản lí phải thi hành chính sách, ban hành pháp luật điểu hoà được các lợi ích đa phía. Mặt khác, nhà nước ngày càng can thiệp sâu vào đời sống kinh tế. Nhà nước không còn đơn thuần đóng vai người lính gác đêm, chỉ thực hiện chức năng bảo vệ với một vai trò thụ động mà sử dụng ngày càng nhiều công cụ và có khả năng tác động ngược lên tầng lớp cầm quyền. Tính năng động cập nhật của xã hội công dân càng bộc lộ ra rõ nét. Có thể nói, đây là thời kì làm bộc lộ rất rõ vai trò, khả năng tác động mạnh mẽ của xã hội công dân để phục vụ lợi ích chung của cộng đồng. Trong thời hiện đại, tính pháp quyển của nhà nước càng có cơ sở khách quan và nhu cầu chủ quan của bản thân nhà nước để bộc lộ rõ nét hơn, trực tiếp tác động đến việc phát huy, tăng cường vai trò của xã hội công dân và ngược lại, từ phía xã hội công dân có điều kiện khách quan chủ động hơn trong việc phát huy vai trò, ảnh hưởng của mình đến hoạt động có định hướng của nhà nước pháp quyền. Đây chính là tiền để khách quan để khẳng định: trong giai đoạn mới hiện nay, với tiến trình phát triển của các nhà nước pháp quyền khó mà nói đến một nhà nước pháp quyền trong điều kiện xã hội ổn định mà không có mặt, không được dựa trên một xã hội công dân phát triển, chủ động, tích cực phát huy vai trò của mình. Đồng thời lại phải thấy, những đối kháng lợi ích, nhất là ở mức độ không điều hòa, thiếu một sự đồng thuận xã hội rộng rãi, xét một cách khách quan sẽ dẫn đến sự phân tầng xã hội làm giảm thiểu, có khi đến triệt tiêu tiềm năng, hiệu quả, hiệu lực của nhà nước pháp quyền và xã hội công dân.
3. Xã hội công dân có phải là một xã hội văn minh tiến bộ ?
Có thể thấy các tổ chức công dân (TCCD) đã giúp người dân có được năng lực chưa từng thấy trong lịch sử để thực thi quyền làm chủ đất nước. Qua TCCD, mọi người có dịp thống nhất quan điểm trước các vấn đề chung, liên kết nhau giám sát hoạt động của chính quyền, bảo vệ lợi ích chung. Khi cần, họ có thể gây sức ép đòi chính phủ thay đổi chính sách hoặc người lãnh đạo và các đòi hỏi đó thực hiện trong khuôn khổ luật pháp.
Xã hội công dân phát huy được ý thức làm chủ, tinh thần trách nhiệm đối với xã hội và lòng yêu nước của mỗi người dân, làm cho xã hội trở nên ổn định, trật tự, văn minh, đạo đức.
Xã hội công dân tạo sức ép buộc chính quyền phải lắng nghe dân, làm việc vì dân, công bằng, liêm chính; qua đó hạn chế sự tập trung quyền lực và hậu quả kèm theo như lạm quyền, độc đoán và tham nhũng.
Xã hội công dân với hàng triệu TCCD tạo ra một nguồn vốn xã hội phong phú rất cần cho chính quyền.
Các NGO, đặc biệt là hội Chữ thập đỏ, thường được chính phủ dùng làm kênh phi chính thức để giải quyết các vấn đề đối ngoại nhạy cảm mà chính phủ không tiện đứng ra làm.
Xã hội công dân còn giúp tái phân phối của cải cho người nghèo một cách công bằng, làm cho xã hội hòa hợp, đoàn kết, bớt mâu thuẫn nội bộ. Các NGO thực hiện tốt việc viện trợ nhân đạo quy mô lớn cho các nước nghèo, góp phần quảng bá trên thế giới các giá trị nhân đạo, nhân quyền, dân chủ, bình đẳng, qua đó nâng cao vị thế .
Xã hội công dân góp phần quyết định khiến người dân cảm thấy mình thực sự là chủ nhân của đất nước; do đó họ thực lòng yêu tổ quốc – điều quý giá nhất không nhà nước nào không mong muốn.
Luật LVN Group (tổng hợp & phân tích)