Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Luật sư tư vấn:

1. Nội dung đăng ký khai sinh

Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 14 Luật Hộ tịch 2014 quy định về nội dung đăng ký khai sinh, cụ thể:

– Nội dung đăng ký khai sinh bao gồm những thông tin sau

+ Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;

+ Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;

+ Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.

– Việc xác định quốc tịch, dân tộc, họ của người được khai sinh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam và pháp luật dân sự.

2. Xác định dân tộc cho trẻ em

Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn về xác định dân tộc cho trẻ như sau:

– Việc xác định họ, dân tộc, đặt tên cho trẻ em phải phù hợp với pháp luật và yêu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam; không đặt tên quá dài, khó sử dụng.

-Trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được về họ, dân tộc, quê quán của con khi đăng ký khai sinh thì họ, dân tộc, quê quán của con được xác định theo tập quán nhưng phải bảo đảm theo họ, dân tộc, quê quán của cha hoặc mẹ.

Hơn nữa, Điều 29 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cụ thể về quyền xác định dân tộc như sau:

3. Quyền xác định, xác định lại dân tộc

– Cá nhân có quyền xác định, xác định lại dân tộc của mình.

– Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha đẻ, mẹ đẻ; trường hợp không có thỏa thuận thì dân tộc của con được xác định theo tập quán; trường hợp tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn.

Như vậy, trong trường hợp của chị, 2 vợ chồng chị thuộc 2 dân tộc khác nhau nên khi xác định dân tộc của con sẽ được xác định theo thỏa thuận của 2 người. Nếu 2 anh chị thỏa thuận sẽ chọn dân tộc Chăm là dân tộc cho bé thì trong giấy đăng ký khai sinh sẽ là dân tộc Chăm. Việc xác định lựa chọn dân tộc cho con không phụ thuộc vào nơi đăng ký khai sinh cho con.

4. Trẻ sinh ra trong tù có được đăng ký khai sinh không ?

Câu hỏi: Tôi được biết có một số trẻ được sinh ra khi cha hoặc mẹ hoặc cả hai đang bị tạm giam, tạm giữ, đang phải chịu hình phạt tù. Xin Luật sư của LVN Group cho biết, việc đăng ký khai sinh cho những đứa trẻ đó sẽ được thực hiện như thế nào?

Trả lời: Căn cứ Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 cũng quy định như sau

– Trong thời hạn 60 ngày kể từ khi trẻ em được sinh ra, người có trách nhiệm phải đi đăng ký khai sinh cho con là: Cha hoặc mẹ; Ông hoặc bà hoặc người thân thích khác (trong trường hợp này văn bản ủy quyền không cần công chứng, chứng thực nhưng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ);

– Cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em.

– Ngoài ra, người có trách nhiệm có thể ủy quyền đăng ký khai sinh cho trẻ. Việc ủy quyền phải lập thành văn bản, được công chứng, chứng thực. Phạm vi ủy quyền có thể bao gồm toàn bộ công việc theo trình tự, thủ tục đăng ký hộ tịch khi nộp hồ sơ đến khi nhận kết quả. Căn cứ Điều 51 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định như sau:

Điều 51: Chế độ phạm nhân nữ có thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi

1.Phạm nhân nữ có thai nếu không được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thì được bố trí nơi giam hợp lý, được khám thai định kỳ hoặc đột xuất, được chăm sóc y tế trong trường hợp cần thiết, được giảm thời gian lao động, được hưởng chế độ ăn, uống bảo đảm sức khỏe.

2. Phạm nhân nữ có thai được nghỉ lao động trước và sau khi sinh con theo quy định của pháp luật về lao động. Trong thời gian nghỉ sinh con, phạm nhân được bảo đảm tiêu chuẩn, định lượng ăn theo chỉ dẫn của y sỹ hoặc bác sỹ, được cấp phát thực phẩm, đồ dùng cần thiết cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Phạm nhân nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi được bố trí thời gian phù hợp để chăm sóc, nuôi dưỡng con.

3. Trẻ em dưới 36 tháng tuổi, trẻ em từ 36 tháng tuổi trở lên trong thời gian chờ đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội là con của phạm nhân ở cùng mẹ trong trại giam được hưởng chế độ ăn, mặc, ở, cấp phát nhu yếu phẩm và được chăm sóc y tế, khám chữa bệnh để bảo đảm thực hiện quyền của trẻ em theo quy định của Luật Trẻ em.

4. Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị đăng ký khai sinh cho con của phạm nhân. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phạm nhân chấp hành án có trách nhiệm đăng ký và cấp giấy khai sinh.

5. Phạm nhân nữ có con từ 36 tháng tuổi trở lên phải gửi con về cho thân nhân nuôi dưỡng. Trường hợp con của phạm nhân không có thân nhân nhận nuôi dưỡng thì trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phải đề nghị cơ quan chuyên môn về lao động, thương binh và xã hội thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi phạm nhân chấp hành án chỉ định cơ sở bảo trợ xã hội tiếp nhận, nuôi dưỡng. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan chuyên môn về lao động, thương binh và xã hội thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải chỉ định cơ sở bảo trợ xã hội có trách nhiệm tiếp nhận, nuôi dưỡng. Người chấp hành xong án phạt tù được nhận lại con đang được cơ sở bảo trợ xã hội nuôi dưỡng.

6. Trại giam phải tổ chức nhà trẻ ngoài khu giam giữ để chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em là con của phạm nhân dưới 36 tháng tuổi và con của phạm nhân từ 36 tháng tuổi trở lên trong thời gian chờ làm thủ tục đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội.

7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

 

Căn cứ Điều 35 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định như sau:

– Người bị tạm giữ, người bị tạm giam là phụ nữ có thai được bố trí nơi ở hợp lý, được khám thai, được chăm sóc y tế, được hưởng chế độ ăn uống bảo đảm sức khỏe; nếu sinh con thì được bảo đảm tiêu chuẩn, định lượng ăn theo chỉ dẫn của y sĩ hoặc bác sĩ, được cấp thực phẩm, đồ dùng, thuốc men cần thiết cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh, được bảo đảm thời gian cho con bú trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ. Cơ sở giam giữ có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị đăng ký khai sinh. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở giam giữ đóng trụ sở có trách nhiệm đăng ký và cấp giấy khai sinh. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam là phụ nữ có thai hoặc có con dưới 36 tháng tuổi ở cùng thì được bố trí chỗ nằm tối thiểu là 03 mét vuông (m2).

– Cơ sở giam giữ phải tổ chức việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em dưới 36 tháng tuổi. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có con từ đủ 36 tháng tuổi trở lên thì phải gửi con về cho thân nhân nuôi dưỡng; trường hợp không có thân nhân nhận nuôi dưỡng thì thủ trưởng cơ sở giam giữ đề nghị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi có cơ sở giam giữ chỉ định cơ sở bảo trợ xã hội tiếp nhận, nuôi dưỡng. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ định cơ sở bảo trợ xã hội tiếp nhận, nuôi dưỡng. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam sau khi được trả tự do được nhận lại con đang được cơ sở bảo trợ xã hội nuôi dưỡng.

– Chính phủ quy định chi tiết về chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em dưới 36 tháng tuổi tại cơ sở giam giữ.

 

 Như vậy, việc cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ đang chấp hành hình phạt tù không ảnh hưởng đến việc đăng ký khai sinh của con. Lúc này, trẻ em sẽ được đăng ký khai sinh theo thủ tục lưu động.

5. Trường hợp chấm dứt việc nuôi con nuôi

Câu hỏi:

Theo quy định mới nhất thì những trường hợp nào làm chấm dứt việc nuôi con nuôi? Nhờ thống kê giúp tôi. Cảm ơn!

Trả lời: Căn cứ Điều 13 và Điều 25 Luật Nuôi con nuôi 2010 số 52/2010/QH12 ngày 17/06/2010 quy định như sau việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

– Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi; – Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;

– Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;

– Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em.

– Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.

– Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.

– Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.

– Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.

– Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.

– Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật Hành chính, gọi:  1900.0191 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hành chính – Công ty luật LVN Group