Đơn khởi kiện hủy giấy đăng ký kết hôn ?
Trả lời:
Căn cứ quy định của luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
Điều 10. Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật
1. Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này:
a) Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.
|
Theo quy định trên, đối với trường hợp của bạn thì chồng của bạn đã có hành vi lừa dối kết hôn với bạn khi vẫn đang có vợ, điều này đã vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 điều 8 luật hôn nhân và gia đình (Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ😉 và trường hợp này sẽ được xác định là kết hôn trái pháp luật. thoe quy định tại điểm a khoản 2 điều 10 luật hôn nhân và gia đình thì Bạn hoàn toàn có thể khởi kiện để yêu cầu tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Độ tuổi đăng ký kết hôn?
Thưa Luật sư của LVN Group!Cho em hỏi năm nay em 20 tuổi nhưng trên mặt giấy tờ thì đến ngày 15/12/2017 em mới đúng 20 tuổi theo giấy tờ .Vậy thì từ bây giờ đến trước ngày 15/12/2017 em có thể đăng ký kết hôn được không ạ. Mong Luật sư của LVN Group trả lời giúp em ạ!
Trả lời:
Căn cứ Luật hôn nhân và gia đình 2014
Điểm a khoản 1 Điều 8 quy định:
“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a)Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;”
Thủ tục đăng ký kết hôn?
Thưa Luật sư của LVN Group. Bạn em sinh năm 1998 có kết hôn năm 2014. Vì người nhà bên chồng làm ở xã nên làm được giấy đăng ký kết hôn khi bạn em thiếu tuổi. Giờ bạn em không sống với gia đình nhà chồng mà muốn kết hôn với người khác. Trong khi khẩu đã chuyển về nhà chồng và giấy tờ chồng giữ. Bạn em có ra tòa thì tòa không giải quyết vì kết hôn khi thiếu tuổi pháp luật không công nhận. Vậy giấy đăng ký kết hôn khi đấy có được công nhận không và giờ bạn em phải làm thế nào để đăng ký kết hôn khi không có giấy tờ gì. Luật sư tư vấn em với
Trả lời:
Căn cứ quy định tại khoản 6 điều 3 luật hôn nhân và gia đình 2014:
6. Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này. |
Theo như những gì bạn cung cấp ở trên, việc bạn của bạn kết hôn khi không đủ tuổi được xác định là hành vi kết hôn trái pháp luật và về nguyên tắc áp dụng pháp luật thì giấy đăng ký kết hôn này không có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, người bạn đó của bạn cần phải thực hiện hoạt động yêu cầu tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Về hậu quả của hủy việc kết hôn trái pháp luật điều 12 luật hôn nhâ và gia đình có quy định như sau:
Điều 12. Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật
1. Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.
2. Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.
3. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Luật này.
|
Theo quy định này, sau khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên sẽ không còn quan hệ vợ chồng và lúc này người bạn của bạn hoàn toàn có thể kết hôn với người khác.
Về thủ tục kết hôn khi không đủ các giấy tờ liên quan, thì theo Nghị quyết số 112/NQ-CP ban hành ngày 30/10/2017 Về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công an, sẽ bỏ sổ hộ khẩu và chỉ quản lý thông qua thẻ căn cước công dân, Vậy thì bạn của bạn chỉ cần đến cơ quan công an để làm lại thẻ căn cước công dân là được.
Thủ tục ly hôn cần làm thế nào khi giấy đăng ký kết hôn không hợp pháp ?
Kính chào Luật sư của LVN Group tôi muốn hỏi lúc kêt hôn với vợ do bên nhà vợ có quen biết với xã nơi thường trú của vợ nên làm thủ tục kết hôn đơn phương vẩn có bản chính giấy kết hôn nhưng chồng chưa kí tên. Vậy giấy kết hôn này có hiệu lực không ? Bây giờ muốn ly hôn cần làm thủ tục như thế nào ? Rất minh Luật sư của LVN Group tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn Luật sư của LVN Group.
Trả lời:
Căn cứ luật hôn nhân và gia đình 2014.
Theo như những gì bạn cung cấp, bạn chưa ký vào giấy đăng ký kết hôn thì về nguyên tắc sẽ được hiểu là bạn không tự nguyện kết hôn, và việc đăng ký kết hôn này sẽ được coi là kết hôn trái pháp luật (vì vi phạm điểm b khoản 1 điều 8 luật hôn nhân và gia đình). Theo đó, bạn có thể yêu cầu tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật, khi đến nộp đơn yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật bạn cần lưu ý:
“Người yêu cầu phải gửi kèm theo đơn yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật là các tài liệu chứng cứ như giấy chứng nhận đăng kí kết hôn của các bên kết hôn trái pháp luật, giấy chứng nhận kết hôn hợp pháp của một trong các bên kết hôn trái pháp luật với người vợ hoặc người chồng của họ, các tài liệu, chứng cứ chứng minh việc vi phạm điều kiện kết hôn …“
Làm sao để kết hôn cùng họ hàng ?
Trả lời:
Căn cứ luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
Thứ nhất, về điều kiện kết hôn:
Điều 8. Điều kiện kết hôn 1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: a)Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự; d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này. 2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình 2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng
|
Theo như quy định trên bạn cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện này thì mới có thể kết hôn. Trường hợp của bạn có nhắc đến việc ông ngoại của bạn trai bạn và ông ngoại bạn là anh em ruột. Khoản 18 điều 3 luật hôn nhân và gia đình quy định: “Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.” Theo quy định tại điều này cho thấy bạn và bạn trai của bạn đã thuộc đời thứ tư và không thuộc trường hợp bị cấm ở trên. Vì vậy, trên phương diện pháp lý, nếu đáp ứng đủ các điều kiện khác thì hai bạn vẫn có thể kết hôn bình thường.
Mặt khác, theo quy định tại điểm b khoản 2 điều 5 Luật hôn nhân và gia đình quy định:
Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình 2. Cấm các hành vi sau đây: b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; |
Theo quy định trên, hành vi ngăn cấm hai bạn kết hôn của gia đình bạn đang có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật tại điểm này.
Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực hôn nhân gia đình Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật hôn nhân – Công ty luật LVN Group