Trả lời:
Thứ nhất, cần phải xác định đó là vụ án hay việc dân sự và có thuộc thẩm quyền của tòa án hay không?
Lĩnh vực dân sự | Lĩnh vực hôn nhân và gia đình | Lĩnh vực kinh doanh thương mại | Lĩnh vực lao động | |
Vụ án dân sự | Điều 26 | Điều 28 | Điều 30 | Điều 32 |
Việc dân sự | Điều 27 | Điều 29 | Điều 31 | Điều 33 |
Và có thuộc trường hợp ngoại lệ được quy định trong pháp luật chuyên ngành hay không? Ví dụ: Trong trường hợp nội dung hợp đồng thương mại có sự thỏa thuận về lựa trọn giải quyết tranh chấp tại cả tòa án và trọng tài thương mại, thì nếu đang giải quyết tại trọng tài thương mại thì tòa án sẽ đình chỉ việc giải quyết tranh chấp này.
Thứ hai, sau khi xác định được đó là vụ án hay việc dân sự và thuộc thẩm quyền của tòa án, tiếp theo đó phải xác định vụ việc dân sự đó thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp nào?
Tòa cấp huyện | Tòa chuyên trách cấp huyện | Tòa cấp tỉnh | Tòa chuyên trách cấp tỉnh |
– Các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam – Tòa án cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp dưới đây nhưng không có yếu tố nước ngoài ( đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài). – Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, trừ tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính – Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; – Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. |
Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật Tố tung Dân sự năm 2015. – Tòa gia đình và người chưa thành niên Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 – Đối với Tòa án nhân dân cấp huyện chưa có Tòa chuyên trách thì Chánh án Tòa án có trách nhiệm tổ chức công tác xét xử và phân công Thẩm phán giải quyết vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện. |
Tòa án nhân dân cấp Tỉnh có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về dân sự,, hôn nhân gia đình, lao động, kinh doanh thương mại có yếu tố nước ngoài (đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài) – Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện. |
Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 37 của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015; Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định dân sự chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này. – Tòa gia đình và người chưa thành niên Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền: Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 37 của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015; Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định hôn nhân và gia đình chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015. – Tòa kinh tế Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền: Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 37 của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015; Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định kinh doanh, thương mại chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. – Tòa lao động Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền: Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 37 của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015; Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định lao động chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015. |
Thứ ba: sau khi đã xác định được cấp của tòa án, bước tiếp theo cần xác định thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ của tòa án. Có thể xác định theo thứ tự sau:
– Trong trường hợp đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản mới có thẩm quyền giải quyết. Theo quan điểm trước đây của một văn bản hướng dẫn (Nghị quyết 03/2012) cho BLTTDS 2004 thì đối tượng tranh chấp ở đây phải được hiểu là đối tượng tranh chấp chính là bất động sản.
Ví dụ 1: Tranh chấp về quyền sở hữu nhà được xem là tranh chấp có đối tượng tranh chấp là bất động sản.
Ví dụ 2: Tranh chấp về ly hôn (trong đó có yêu cầu về phân chia tài sản là nhà ở) thì không được xem là tranh chấp có đối tượng tranh chấp là bất động sản. Bởi lẽ, tranh chấp này chủ yếu xoanh quan việc ly hôn, bất động sản (nhà ở) chỉ là vấn đề phát sinh từ việc ly hôn đó.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự 2015 hiện nay chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể. Quan điểm trên đây là thuộc về BLTTDS 2004.
– Các đương sự có quyền tự thỏa thuận bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú làm việc của nguyên đơn.
Ví dụ: Anh A (cư trú tại quận Hoàn Kiếm Hà Nội) khởi kiện chị B (cư trú tại Mộc Châu, Sơn La) về việc chị B không thực hiện nghĩa vụ trả nợ khoản vay 500 triệu mà chị B đã vay của anh A khi đến hạn trả nợ. Trường hợp này các bên có thể thỏa thuận việc giải quyết tranh chấp thực hiện tại tòa án nhân dân quận Hoàn kiếm. Lúc này tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm sẽ có thẩm quyền xét xử.
Mặt khác, cần lưu ý đến một số ngoại lệ khác tại Điều 40 Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự 2015. Theo đó, nguyên đơn có quyền tự mình lựa chọn Tòa án trong 1 số trường hợp đặc biệt.
Điều 40. Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu 1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây: a) Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết; b) Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết; c) Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết; d) Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết; đ) Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơn là người lao động có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết; e) Nếu tranh chấp phát sinh từ việc sử dụng lao động của người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi người sử dụng lao động là chủ chính cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi người cai thầu, người có vai trò trung gian cư trú, làm việc giải quyết; g) Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết; h) Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết; i) Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết. 2. Người yêu cầu có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình trong các trường hợp sau đây: a) Đối với các yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi có tài sản của người bị yêu cầu giải quyết; b) Đối với yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật quy định tại khoản 1 Điều 29 của Bộ luật này thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi cư trú của một trong các bên đăng ký kết hôn trái pháp luật giải quyết; c) Đối với yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi người con cư trú giải quyết. |
– Trong trường hợp đối tượng tranh chấp không là bất động sản và nguyên đơn, bị đơn không có thỏa thuận hoặc nguyên đơn không có quyền chọn Tòa án theo Điều 40 thì trường hợp này Tòa án nơi bị đơn cư trú sẽ có quyền giải quyết. Mọi vướng mắc pháp lý vui lòng gọi:1900.0191 (nhấn máy lẻ phím 3) để được Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật LVN Group