1. Thủ tục cắt khẩu tại Hà Nội
Chào Luật LVN Group! Cháu quê ở Quảng Bình. Sáng ngày 06/08/2010 cháu có tới Công An xã để xin cắt chuyển Hộ khẩu của cháu vào phường Thắng Tam, Tp Vũng Tàu, nhưng do có lí do nên cháu không đi nữa. Vì vậy, cũng trong ngày đó (chiều 06/08/2010) cháu tới Công An xã để xin không cắt chuyển nữa, chú công an đã dùng bút gạch thông tin chuyển đi, và ghi cũng tại vị trí đó với nội dung “không cắt chuyển đi nữa trả về số 52”. Sau này, do chia tách huyện thị địa phương cháu chuyển thành Thị xã nên có quy định đổi sang sổ hộ khẩu mới. Khi bố cháu thực hiện việc đổi sổ thì Đ/c Công an Thị xã bảo cháu chưa thể chuyển được sang hộ khẩu mới này vì ngày trước chú Công an Xã ghi không cắt chuyển sai vị trí vì vậy không hợp lệ. Đ/c Công An Thị Xã bảo cháu về xin giấy xác nhận của công an Phường xác nhận cháu sinh sống tại địa phương trong khoảng thời gian đó. Đ/c Công An Phường yêu cầu cháu phải xin giấy xác nhận chưa nhập khẩu vào phường Thắng Tam, TP Vũng Tàu do công an Công An Phường Thắng Tam cấp. Chị cháu tới CA Phương Thắng Tam xin thì được CA trả lời “Nếu ngày trước cắt chuyển hộ khẩu thì có giấy cắt chuyển bây giờ chỉ cần mang tới CA địa phương nộp là được”. Nhưng ngày trước khi cắt chuyển thì cháu không được cấp bất cứ loại giấy tờ nào.
Vậy bây giờ cháu phải làm thế nào ạ? Từ năm 2010 tới nay cháu đang làm viêc tại địa phương. Cháu có đủ bằng chứng chứng minh mình sinh sống và làm việc tại địa phương như vậy có cần xin giấy xác nhận chưa nhập khẩu vào Phường Thắng Tam không ạ?
>> Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến, gọi:1900.0191
Trả lời:
Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
Luật cư trú sửa đổi, bổ sung số 36/2013/QH13 của Quốc hội
Luật Cư trú số 81/2006/QH11 của Quốc hội
Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình
Thông tư 35/2014/TT-BCA Quy định chi tiết thi hành Luật cư trú
2. Nội dung phân tích:
Điều 36 Luật cư trú 2006 sửa đổi bổ sung năm 2013 quy định về người làm công tác đăng ký, quản lý cư trú như sau:
“Điều 36. Người làm công tác đăng ký, quản lý cư trú
1. Người làm công tác đăng ký, quản lý cư trú phải được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với nhiệm vụ được giao.
2. Người làm công tác đăng ký, quản lý cư trú trong khi thực hiện nhiệm vụ phải có thái độ, lời nói, cử chỉ nghiêm túc, khiêm tốn, hoà nhã; tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, tài liệu có liên quan, viết biên nhận, hẹn ngày trả kết quả và giải quyết đúng thời hạn theo quy định của Luật này; trường hợp hồ sơ còn thiếu hoặc chưa đúng thì hướng dẫn cụ thể, đầy đủ bằng văn bản và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc hướng dẫn đó.”
Tuy nhiên, theo thông tin bạn cung cấp thì bạn đã thực hiện thủ tục xin cắt chuyển hộ khẩu nhưng vì có lý do nên bạn tới Công an xã để xin không cắt chuyển nữa, chú công an đã dùng bút gạch thông tin chuyển đi, và ghi cũng tại vị trí đó với nội dung “không cắt chuyển đi nữa trả về số 52”. Sau này, do chia tách huyện thị địa phương cháu chuyển thành Thị xã nên có quy định đổi sang sổ hộ khẩu mới. Khi bố cháu thực hiện việc đổi sổ thì Đ/c Công an Thị xã bảo cháu chưa thể chuyển được sang hộ khẩu mới này vì ngày trước chú Công an Xã ghi không cắt chuyển sai vị trí vì vậy không hợp lệ. Đồng thời, ngày trước khi cắt chuyển thì cháu không được cấp bất cứ loại giấy tờ nào. Tức là người làm thủ tục cắt chuyển hộ khẩu của bạn thực hiện sai thủ tục theo quy định của pháp luật về cư trú. Với hành vi của người làm công tác đăng ký, quản lý cư trú này thì bạn có thể viết đơn khiếu nại gửi lên Trưởng Công an xã yêu cầu giải quyết quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định tại Điều 39 Luật cư trú 2006 sửa đổi bổ sung năm 2013:
“Điều 39. Khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm
1. Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về cư trú được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
2. Người nào vi phạm quy định của pháp luật về cư trú thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”
Ngoài ra, sáng ngày 06/08/2010 cháu có tới Công An xã để xin cắt chuyển Hộ khẩu của cháu vào phường Thắng Tam, Tp Vũng Tàu. Tức là trước ngày 06/08/2010, bạn có hộ khẩu thường trú tại địa phương mà bạn đang sinh sống ở Quảng Bình. Điều 13 Thông tư 35/2014/TT-BCA có quy định:
“Điều 13. Xác nhận về việc trước đây công dân đã đăng ký thường trú
1. Thẩm quyền xác nhận: Cơ quan có thẩm quyền đăng ký thường trú thì có thẩm quyền xác nhận việc công dân trước đây đã có hộ khẩu thường trú.
2. Hồ sơ đề nghị xác nhận bao gồm:
a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh công dân trước đây có hộ khẩu thường trú (nếu có).
3. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải xác nhận và trả kết quả cho công dân; trường hợp không xác nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Nội dung xác nhận bao gồm các thông tin cơ bản của từng cá nhân: Họ và tên, tên gọi khác (nếu có), ngày, tháng, năm sinh, giới tính, nguyên quán, dân tộc, tôn giáo, số chứng minh nhân dân, nơi thường trú, ngày, tháng, năm đăng ký thường trú, ngày, tháng, năm xóa đăng ký thường trú.”
Theo Khoản 3 Điều 13 Thông tư 35/2014/TT-BCA thì cơ quan có thẩm quyền phải xác nhận nơi thường trú, ngày, tháng, năm đăng ký thường trú, ngày, tháng, năm xóa đăng ký thường trú.Tuy nhiên chiều ngày 06/08/2010 bạn tới Công An xã để xin không cắt chuyển nữa, chú công an đã dùng bút gạch thông tin chuyển đi, và ghi cũng tại vị trí đó với nội dung “không cắt chuyển đi nữa trả về số 52. Điều này đồng nghĩa với việc bạn chưa xóa đăng ký thường trú.
Như vậy, theo các quy định trên thì cơ quan có thẩm quyền đăng ký thường trú thì có thẩm quyền xác nhận việc công dân trước đây đã có hộ khẩu thường trú. Bên cạnh đó, từ năm 2010 tới nay bạn đang làm viêc tại địa phương và bạn có đủ bằng chứng chứng minh mình sinh sống và làm việc tại địa phương nên bạn không cần xin giấy xác nhận chưa nhập khẩu vào Phường Thắng Tam mà có thể yêu cầu công an thị xã nơi bạn đang sống giải quyết trường hợp của mình.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.
2. Cách tính chia di chúc
Thưa Luật sư của LVN Group, Ông PT sinh ra 2 người con là PD và PC. Năm 2007 PD cưới chị LH và sinh ra cháu PTD. Năm 2010 PD bị tai nạn giao thông chết, trước khi chết PD có lập di chúc để lại toàn bộ tài sản chia đều cho em trai PC và con gái PTD. Năm 2013 ông PT chết và không lập di chúc. Tính số tài sản mà mỗi người thừa kế hưởng được biết tài sản của PD để lại là 900tr, ông PT để lại 1tỉ tính luôn cả tiền được thừa kế.
=> + PD để lại di sản là 900 triệu cho PC và PTD vậy PC = PTD = 450 triệu.
Tuy nhiên lúc này có PT và LH là 2 người được thừa kế không phụ thuộc vào di chúc.
PT = LH = (900 : 4) x 2/3 = 150 triệu lấy từ di sản thưà kế của PC và PTD.
Vậy PC = PTD = 300 triệu, PT = LH = 150 triệu.
+ PT chết để lại di sản là 1 tỷ đã tính cả tiền thưà kế.
Lúc này PD đã chết nhưng có con là PTD là người thừa kế thế vị.
Vậy PC = PTD = 1 tỷ : 2 = 500 triệu
Vậy tổng cộng: PC = PTD = 800 triệu, LH = 150 triệu.
3. Thời hiệu khởi kiện chia thừa kế
Thưa Luật sư của LVN Group, Thứ nhất do ông bà đã mất Lúc trước có để lại di chúc như cũng đã 10 mấy năm vậy bây giờ có còn hiệu lực không Thứ hai nếu như đất sẽ được chia đều cho tất cả các người con vậy những người đã được chia rồi sẽ phải nhường ưu tiên những người chưa được chia trước đúng không ạ Thứ ba nếu như những người đã được chia rồi muốn nhập vô để chia lại thì phải nhập lại tài sản đã được chia trước đó có phải như vậy không ?
=> 1. Bộ luật dân sự quy định:
Điều 623. Thời hiệu thừa kế
1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
4. Có đòi chia thừa kế sau khi đã chia di sản không?
Thưa Luật sư của LVN Group, Anh chị em có mảnh đất do bố mẹ để lại nhưng không có di chúc. Anh trai tôi đã tự ý làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên anh trai tôi và chuyển nhượng cho người khác. Mảnh đất đó hiện nay đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang người khác (người đã mua). vậy chị em tôi có đòi lại được mảnh đất đó không? và chúng tôi phải gửi đơn đến đâu?
=> Trường hợp này bạn và chị bạn có thể đòi lại được phần đất mà mình xứng đáng được hưởng tuy nhiên bạn phải chắc chắn là vẫn trong thời hạn 10 năm kể từ ngày bố mẹ bạn mất thì bạn mới có thể đòi quyền thừa kế
Khi đó, bạn gửi đơn lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi mà anh trai bạn đang cư trú để yêu cầu giải quyết.
5. Thủ tục và quy trình làm giấy uỷ quyền
Thưa Luật sư của LVN Group, Gia đình em gồm có em, hai chị gái, Ba -hiện đang cư ngụ ở nước ngoài, và người anh trai ở VN. Ba Mẹ em được thừa hưởng căn nhà từ Ông Bà Nôi (có giầy di chúc). Mẹ em đột ngột qua đởi. Theo tìm hiểu, em biết cả 5 người đều giữ quyền đồng thừa hưởng căn nhà ở VN do Nội em để lại. Xin cho em hỏi cách cho / tặng phần thừa hưởng mà em được cho Ba em để em không cần phải làm giấy uỷ quyền mỗi lần Ba em cần làm thủ tục liên quan đến căn nhà. Xin cho em biết thủ tục và qui trình.
=> Bạn và những người thừa kế còn lại làm hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất mà mình được thừa kế cho ba bạn hoặc tất cả làm giấy ủy quyền để ba bạn làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với mảnh đất này 1 mình thì từ sau đó những giao dịch liê quan đến mảnh đất ba bạn có thể tự quyết định.
Thưa Luật sư của LVN Group, Hiện tại cháu cùng gia dinh đang sinh sống cùng bà nội . Bà nội cháu có nhà và đứng tên trên giấy tờ bán nhà sau khi ông cháu mất . Bà cháu có 4 người con , 3 gái 1 trai là bố cháu hàng con thứ 3 . Bố cháu là người khuyết tật câm điếc từ nhỏ . Hộ khẩu gia đình cháu đứng tên bà là chủ hộ khẩu và có tên gia đình cháu trong sổ . Hiện giờ đã giao cho gia đình cháu. Sau này bà cháu mất không di chúc và nhà cháu liệu có bị tranh giành không . Nhà cháu không có sổ đỏ.
=> Hiện tại nhà bạn không có sổ đỏ nhưng theo sổ hộ khẩu thì có tên bà nội. Vậy có thể xét bà nội đã sinh sống lâu dài trên mảnh đất này và không có tranh chấp vì thế bà bạn cũng có quyền sở hữu 1 phần với căn nhà này. Vậy khi bà bạn mất không để lại di chúc thì những người cô còn lại có thể giành quyền thừa kế với phần giá trị căn nhà mà bà được hưởng.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Tư vấn luật Dân sự.