Cháu buồn lắm, từ khi mẹ cháu về làm dâu đã phải chịu những cảnh như thế rồi ạ, khi cháu còn bé ba cháu vẫn thường chứng kiến những cảnh như thế và cũng hay ba đánh đòn chửi bới nhưng k biết làm gì cả, k ai giúp được cho mẹ con cháu cả. Lớn thêm 1 chút cháu có lúc còn cãi lại ba và đỡ đòn cho mẹ. Cháu giờ lớn rồi, đi học xa nhà, giờ chỉ có mẹ và ba ở nhà.. cháu k biết phải làm gì cả khi vừa nghe chuyện ở nhà me bị ba đánh cháu xót lắm nhưng k làm được gì hết.. ?

Mong Luật sư của LVN Group hãy giúp cháu trả lời câu hỏi trên và giúp cháu tìm được hướng giải quyết vấn đề này ạ. Cháu cảm ơn Luật sư của LVN Group rất nhiều ạ.

Câu trả lời được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật dân sự của công ty Luật LVN Group.

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp luật:

Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007

Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 (văn bản mới: Bộ luật hình sự năm 2015)

Nghị định 167/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình

2. Nội dung phân tích:

Theo thông tin bạn cung cấp, bố bạn thường có những hành vi xâm phạm đến sức khỏe của mẹ bạn. Hành vi này của bố bạn có thể bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:

Điều 49. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình​

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;

b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Thậm chí, nếu mức độ nghiêm trọng và hành vi có tính nguy hiểm, bố bạn có thể bị truy cứ trách nhiệm hình sự nếu đủ các yếu tố cầu thành tối phạm: Điều 151. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình;Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác; 

Để bảo vệ mẹ mình bạn cần tố giác hành vi đánh đập mẹ bạn của bố bạn cho cơ quan công an để xử lý vi phạm của bố bạn. Nếu xét thấy vụ việc có tính chất nghiêm trọng của vụ án hình sự, cơ quan công an cấp xã sẽ chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan công an cấp trên tiến hành điều tra, khởi tố vụ án hình sự với tội danh thích hợp với hành vi của bố bạn.

Bạn cũng có thể khuyên mẹ bạn làm đơn xin ly hôn để xử lý triệt để vấn đề, giúp mẹ bạn không phải tiếp tục chịu đánh đập nữa. Thủ tục xin đơn phương ly hôn, bạn có thể tham khảo các bài viết:

Đơn phương ly hôn

Mẫu đơn xin ly hôn đơn phương

Thủ tục đơn phương ly hôn?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với 1900.0191hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.           

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật LVN Group