1. Mức phạt xe khách chở quá số người quy định ?

Thưa Luật sư của LVN Group, tôi có một nội dung này muốn nhờ Luật sư tư vấn: Tôi là lái xe, tôi lái xe theo hợp đồng và có ký hợp đồng lao động với công ty vận tải A. Trong quá trình chạy xe theo tuyến thì xe tôi có đón thêm khách và chở quá số người cho phép là 2 người.
Xe tôi là xe 9 chỗ. Đang trong quá trình lưu thông thì bị cảnh sát giao thông ra hiệu lệnh dừng phương tiện để kiểm tra và phát hiện hành vi vi phạm. Luật sư cho tôi hỏi với lỗi này thì bị xử phạt như thế nào, tôi có bị tước giấy phép lái xe không ? họ lập 2 biên bản và xử phạt cả công ty nữa có đúng không ?
Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư Công ty tư vấn Luật LVN Group!

>> Luật sư tư vấn pháp luật Giao thông, gọi: 1900.0191

Luật sư tư vấn:

Số người quy định được phép chở của phương tiện được hiểu là số chỗ ngồi ghi trong giấy đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Như vậy, nếu chở quá số người quy định được phép chở của phương tiện là hành vi vi phạm. Hành vi vi phạm này bị xử phạt theo quy định tại nghị định số 100/2019/NĐ-CP. Cụ thể:

Thứ nhất, đối với người điều khiển phương tiện:

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 23 nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 23. Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ
2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người (trừ xe buýt) thực hiện hành vi vi phạm: Chở quá từ 02 người trở lên trên xe đến 9 chỗ, chở quá từ 03 người trở lên trên xe 10 chỗ đến xe 15 chỗ, chở quá từ 04 người trở lên trên xe 16 chỗ đến xe 30 chỗ, chở quá từ 05 người trở lên trên xe trên 30 chỗ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách chạy tuyến có cự ly lớn hơn 300 km thực hiện hành vi vi phạm: Chở quá từ 02 người trở lên trên xe đến 9 chỗ, chở quá từ 03 người trở lên trên xe 10 chỗ đến xe 15 chỗ, chở quá từ 04 người trở lên trên xe 16 chỗ đến xe 30 chỗ, chở quá từ 05 người trở lên trên xe trên 30 chỗ.

Trường hợp của anh, như thông tin mình cung cấp, xe của anh là xe 9 chỗ và anh chở quá 2 người so với số người được phép chở nên hành vi này sẽ bị xử phạt với người điều khiển ở mức từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trên mỗi người vượt quá. Và vì thông tin anh cung cấp chưa rõ là bên anh chạy xe theo tuyến có cự ly cụ thể bao nhiêu, có lớn hơn 300km không?. Nếu có thì mức xử phạt sẽ là từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trên mỗi người vượt quá.

Về vấn đề tước giấy phép lái xe thì trường hợp này của anh không bị tước giấy phép lái xe. Lưu ý đối với những trường hợp vi phạm sẽ bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng (trường hợp vượt trên 50% đến 100% số người quy định được phép chở của phương tiện); bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 3 tháng đến 5 tháng (trường hợp vượt trên 100% số người quy định được phép chở của phương tiện)”.

Thứ hai, mức phạt của chủ phương tiện khi chở người vượt quá quy định:

Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô;
b) Không làm thủ tục đổi lại Giấy đăng ký xe theo quy định khi thay đổi địa chỉ của chủ xe;
c) Không thực hiện đúng quy định về biển số, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm i khoản 5 Điều này.

Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 40.000.000 đồng đối với chủ phương tiện là cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 80.000.000 đồng đối với chủ phương tiện là tổ chức giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 23 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 23 Nghị định này.

6. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 40.000.000 đồng đối với chủ phương tiện là cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 80.000.000 đồng đối với chủ phương tiện là tổ chức giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều 23 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều 23 Nghị định này.

Hi vọng để tránh những trường hợp xử phạt đáng tiếc xảy ra thì bản thân nhà xe và lái xe cần có ý thức tuân thủ theo đúng luật. Việc chở người vượt quá quy định không chỉ ảnh hưởng đến bản thân khi xe bị phát hiện vượt quá mà còn ảnh hưởng đến an toàn của những người ngồi trên xe khi lưu hành vượt quá số người quy định.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.0191 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

2. Một số lỗi vi phạm giao thông phổ biến của mô tô, xe máy ?

Hiện nay phương tiện giao thông phổ biến nhất ở nước ta là mô tô, xe máy. Mặc dù có thể nói đó là phương tiện được sử dụng hàng ngày, nhưng khi tham gia giao thông, người đi mô tô, xe máy vẫn không tránh khỏi mắc một số những lỗi vi phạm.

Luật LVN Group tổng hợp 20 lỗi mà người đi mô tô, xe máy thường gặp phải và mức xử phạt vi phạm theo nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt và hiện tại đang có hiệu lực. Luật LVN Group chia ra làm hai phần để Quý khách hàng thuận tiện trong việc theo dõi:

1. Chở người trên xe sử dụng ô (dù):

Căn cứ theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có quy định cụ thể như sau:

1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
h) Chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù);

2. Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên:

Căn cứ theo quy định tại điểm k khoản 1 Điều 6 Nghị định100/2019NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có quy định cụ thể như sau:

2. Phạt tiền từ100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 3 (ba) xe trở lên;

3. Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn:

Căn cứ theo quy định tại điểm l khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có quy định cụ thể như sau

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
l) Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn;

4. Quay đầu xe tại nơi cấm quay đầu xe:

Căn cứ theo quy định tại điểmk khoản 3 Điều 5Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có quy định cụ thể như sau

3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
k) Quay đầu xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; quay đầu xe tại nơi đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất, nơi có biển báo “Cấm quay đầu xe”;

5. Không giảm tốc độ hoặc không nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đướng nhánh ra đường chính:

Căn cứ theo quy định tại điểm mkhoản 3 Điều 5 Nghị định100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có quy định cụ thể như sau:

3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
m) Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính;

6. Bấm còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong đô thị, khu đông dân cư:

Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có quy định cụ thể như sau

3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Bấm còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;

3. Thẩm quyền cảnh sát trật tự trong lĩnh vực giao thông ?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Xe em là xe 13.5 tấn đi vào đường cấm xe có tải trọng 7 tấn và bị cảnh sát trật tự dừng xe xử phạt trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Hà Nội, không có CSGT đi cùng.
Vậy cảnh sát trật tự trong trường hợp này có quyền xử lý và lập biên bản vi phạm giao thông của em không ạ ?
Cảm ơn Luật sư của LVN Group!

Trả lời:

Theo Nghị định 27/2010/NĐ-CP, tai Khoản 2 Điều 8 quy định cơ chế phối hợp như sau:

Các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có Cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng thì phải thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải thường xuyên thông báo cho lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ về việc tuần tra, kiểm soát của mình, nếu phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì được xử phạt vi phạm hành chính những hành vi thuộc quyền xử phạt của mình theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Trong trường hợp vượt quá thẩm quyền xử phạt của mình thì phải lập biên bản vi phạm hành chính, báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết.

Nhiệm vụ của lực lượng cảnh sát khác và công an xã được quy định tại Khoản 2 Điều 9, theo đó lực lượng này có những nhiệm vụ cụ thể sau:

– Thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo sự chỉ đạo, điều hành của Cảnh sát giao thông đường bộ và theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

– Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền khi tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có Cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng;

– Thống kê, báo cáo các vụ, việc vi phạm pháp luật, tai nạn giao thông đường bộ; kết quả công tác tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo sự phân công trong Kế hoạch đã được phê duyệt.

Căn cứ quy định trên, cảnh sát trật tự có quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có Cảnh sát giao thông đi cùng nhưng phải trong phạm vi thuộc thẩm quyền. Thông tư 47/2011/T-BCA quy định cụ thể nhiệm vụ của cảnh sát trật tự như sau:( Điều 7)

– Trường hợp không có lực lượng Cảnh sát giao thông đi cùng thì lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

– Lực lượng Công an xã chỉ được tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường liên xã, liên thôn thuộc địa bàn quản lý và xử lý các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông sau:

+ điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, chở hàng hóa cồng kềnh;

+ đỗ xe ở lòng đường trái quy định;

+ điều khiển phương tiện phóng nhanh, lạng lách, đánh võng, tháo ống xả, không có gương chiếu hậu hoặc chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật và

+ các hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ như họp chợ dưới lòng đường, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông.

Nghiêm cấm việc Công an xã dừng xe, kiểm soát trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ.

Như vậy, cảnh sát trật tự chỉ được quyền xử phạt các hành vi vi phạm trên và trên các tuyến đường liên xã, liên thôn thuộc địa bàn quản lý. Trong trường hợp vượt quá thẩm quyền xử phạt của mình thì phải lập biên bản xử phạt hành chính và báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay tới số: 1900.0191 để được giải đáp.

4. Xử phạt lỗi vượt đèn vàng theo quy định ?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Lỗi vượt đèn vàng sẽ bị xử phạt như thế nào thưa Luật sư của LVN Group! Em đi xe máy do cố đi vượt mấy giây cuối và bị CSGT dừng xe và xử phạt hành vi vượt đèn vàng ?
Rất mong Luật sư tư vấn. Xin cảm ơn Luật sư.

>> Luật sư tư vấn pháp luật Giao thông miễn phí, gọi:1900.0191

Trả lời:

khoản 3 Điều 10 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định như sau:

3. Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau:

a) Tín hiệu xanh là được đi;

b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;

c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

– Tín hiệu đèn Vàng được cụ thể hoá trong QC 41/2016/BGTVT như sau:

10.3.2. Tín hiệu vàng: báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn từ xanh sang đỏ. Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “Vạch dừng xe”. Nếu không có vạch sơn “Vạch dừng xe”, thì phải dừng phía trước đèn tín hiệu theo chiều đi. Trường hợp phương tiện đã tiến sát đến hoặc đã vượt quá vạch sơn “Vạch dừng xe”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau.

– Hành vi vượt đèn Vàng sẽ bị xử phạt như sau:

Theo quy định tại nghị định 100/2019/NĐ-CP Cụ thể như sau:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
e) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
Hình phạt bổ sung như sau:
Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

Như vậy căn cứ theo quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP. Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy vi phạm bị phạt tiền từ 600.000 –1.000.000 nghìn đồng; bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1-3 tháng.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi, nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.0191 để được giải đáp.

5. Cảnh sát giao thông có được kiểm tra phương tiện vận tải ?

Thưa Luật sư của LVN Group! Cho mình hỏi: CSGT có quyền vào trong khu vực dự án công ty đang thi công để kiểm tra phương tiện vận tải đang tham gia hoạt động san lấp mặt bằng và xử phạt hay không? Nếu CSGT được kiểm tra thì trong những trường hợp nào ?

Trả lời:

Quyền hạn của cảnh sát giao thông (csgt)?

Căn cứ theo điều 5, Thông tư 01/2016/TT-BCA về quyền hạn của CSGT:

1. Được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát, việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định pháp luật.

2. Xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và các vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước khác theo quy định của pháp luật.

3. Được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm cho việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; tạm giữ giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe và giấy tờ khác có liên quan đến phương tiện, người điều khiển phương tiện hoặc những người trên phương tiện khi có hành vi vi phạm pháp luật, giấy tờ liên quan đến hoạt động vận tải để bảo đảm cho việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

4. Được yêu cầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn giao thông; ùn tắc, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

5. Được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định của pháp luật.

6. Được trưng dụng các loại phương tiện giao thông; phương tiện thông tin liên lạc; các phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển, sử dụng các phương tiện, thiết bị đó theo quy định của pháp luật.

7. Tạm thời đình chỉ người và phương tiện đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng phương tiện, đỗ phương tiện khi xảy ra ùn tắc giao thông hoặc có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

8. Thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Theo đó, việc CSGT vào trong khu vực dự án của công ty để kiểm tra phương tiện vận tải đang hoạt động trong dự án là hoàn toàn có thể xảy ra mà không trái pháp luật. Việc tuần tra, kiểm soát, xử phạt hành chính đối với các phương tiện vận tải đang hoạt động trong dự án phải diễn ra đúng trình tự theo luật định, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

5, Các trường hợp dừng phương tiện của CSGT:

Căn cứ khoản 2 Điều 12,Thông tư 01/2016/TT-BCA về các trường hợp dừng phương tiện của CSGT:

“2. Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:

a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;

b) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;

c) Thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên;

d) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện đểkiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;

đ) Tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.”

Như vậy, theo quy định ở trên thì cảnh sát giao thông chỉ được yêu cầu dừng xe và kiểm tra giấy tờ của công dân trong năm trường hợp nêu trên. Nếu khi kiểm tra mà bên công an không xuát trình được căn cứ hợp pháp để kiểm tra hoặc quá trình kiểm tra cơ quan cảnh sát xử phạt bạn với những lỗi không đùng theo quy định thì bạn có quyền gửi đơn khiếu nại lên lên cơ quan cấp trên trực tiếp để khiếu nại quyết định hành chính của họ.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình qua Emailhoặc tổng đài tư vấn trực tuyến 1900.0191Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Giao thông – Công ty luật LVN Group