1. Xe nổ lốp gây tai nạn?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin cho tôi hỏi tình huống sau: Anh X lái xe ô tô trên đường theo đúng quy định của luật giao thông đường bộ, xe bất ngờ bị nổ lốp và va quyệt làm cho người đi xe máy bên cạnh bị thương. Vậy anh X có trách nhiệm như thế nào trong trường hợp này?

Trả lời:

Trong trường hợp này, nguồn gây tai nạn cho người đi đường là xe ô tô bị nổ lốp, người lái xe hoàn toàn không vi phạm luật giao thông đường bộ. Do vậy, trách nhiệm đặt ra trong trường hợp này là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Theo Bộ Luật Dân sự 2015, tại Điều 601 quy định trách nhiệm của chủ sở hữu đang sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ như sau:

” Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra;

Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”

Căn cứ bồi thường thiệt hại:

– Có thiệt hại xảy ra: thiệt hại về tài sản ( hư hỏng, mất,…); thiệt hại về người ( sức khỏe, tính mạng,…);

– Thiệt hại do chính nguồn nguy hiểm cao độ gây ra;

– Mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra: để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thì tự thân sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ lphải à nguyên nhân trực tiếp gây thiệt hại.

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại:

– Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

– Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

Căn cứ vào các quy định trên, anh X trong trường hợp này có trách nhiệm bồi thường cho người đi xe máy đó các thiệt hại về tài sản cũng như sức khỏe của người này. Mức bồi thường do hai bên thỏa thuận và phù hợp với quy định của pháp luật. Các bên có thể căn cứ vào chi phí khám chữa, phục hồi sức khỏe cho người bị thương; chi phí sửa chữa xe nếu có hư hỏng để đưa mức bồi thường hợp lý. Vì thiệt hại xảy ra do nguồn nguy hiểm cao độ và không có lỗi của chủ sở hữu.

2. Mức bồi thường khi xảy ra tai nạn ?

Thưa Luật sư của LVN Group, Tôi có một sự việc ở quê muốn đc Luật sư của LVN Group tư vấn giúp Bố tôi ở nhà trong một lần có thuê một bác cùng xóm đi chở gạch thuê. Hai người đã cùng nhau đi làm nhiều lần, có mối mua gạch là bố tôi lại liên hệ để bác này đi chở. Khoảng 5 tháng trước trong một lần 2 người cùng chở gạch lên núi để xây lăng mộ cho một người bà con của gia đình tôi.
Xe (xe bò lốp) của bố tôi lên được nửa đường thì không lên được nữa. Bác kia có lại giúp và đẩy xe lên cho bố tôi. Được một đoạn thì con trâu bỏ càng xe không chịu đi, xe bị trượt xuống, bác ấy không tránh kịp nên bị càng xe đè lên. Bố tôi nhanh chóng lôi bác ấy ra, và chạy đi gọi người giúp đỡ. Mắt bác này cận hơn chục độ. Khi đưa lên đến viện huyện thì gia đình người kia nghĩ chết, nên để đấy và không đưa đi tỉnh ngay. Thấy thế bố tôi nói với anh em nhà kia, và đưa tiền thuê xe cấp cứu chở xuống bệnh viện tỉnh Nghệ An. Bác ấy bị gãy xương sườn, có ảnh hưởng tới phổi, nhưng đc cấp cứu kịp thời nên đã qua khỏi.Trong quá trình đi cấp cứu, nằm viện, cho đến lúc xuất viện về nhà. Bố mẹ tôi mỗi lần đi thăm đều cho một ít tiền, con gà, đường, sữa. vì là chuyện không may xảy ra nên họ hàng ở quê cũng lên nhà bác ấy động viên thăm hỏi. sau khi bác ấy đi viện về khỏe mạnh thì gia đình kia lại liên tục sinh sự, bày đặt ra là bác ấy đi viện Hà Nội, rồi không qua khỏi và đòi gia đình tôi bồi thường 40tr.
Theo như tôi được biết thì vợ bác ấy ngày trước vỡ phường, nợ nần nhiều nơi chưa trả. Nhân cớ đây cứ cách mấy bữa lại xuống nhà tôi đòi. Vì ban đầu nghĩ thật nên gia đình tôi có đưa, nhưng sau đc bác là bác kia vẫn khỏe mạnh và đang đi Hà Tĩnh chơi với cháu. sau đó họ có xuống đòi tiền nhưng bố mẹ tôi nhất quyết không đưa. Gần đây họ làm đơn kiện bố tôi ra tòa. Trong quá trình thăm hỏi, kể cả nhà tôi và họ hàng nhà tôi số tiền gần 15tr Vậy Luật sư của LVN Group cho tôi hỏi trong vụ việc này thì bố tôi có trách nhiệm pháp luật như thế nào. Và việc họ kiện, đòi tiền gia đình tôi như thế có đúng không?
Mong đc Luật sư của LVN Group giúp đỡ. Tôi xin cảm ơn!
Người gửi: H. D

>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến gọi:1900.0191

Trả lời

Căn cứ Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015:

Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Như vậy để xác định trách nhiệm của bố bạn như thế nào thì cần phải căn cứ vào lỗi của mỗi bên. Việc xác định lỗi phải dựa trên sự đánh giá vào văn bản cụ thể: Có thể là biên bản vụ việc tai nạn, lời khai của người làm chứng…

Về mức bồi thường thiệt hại:

Theo Điều 590 Bộ luật dân sự 2015: Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại; Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại; Thiệt hại khác do luật quy định.

Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

3. Trở ngại khách quan mà gây tai nạn?

Kính chào Luật sư của LVN Group! tôi có thắc mắc muốn nhờ Luật sư của LVN Group giải đáp giúp tôi. Anh trai tôi điều khiển xe mô tô trên đường đi bên phải theo đúng chiều đi của mình, đang đi anh phát hiện phía trước có 1 cụ già đang chống gậy đi bộ ngược chiều trên lề đường bên phải theo chiều đi của anh.
Khoảng cách lúc anh phát hiện ông cụ đó là 100m, đang đi thì anh bị con muỗi bay vào mắt, anh vừa lấy tay dụi mắt xong mở mắt ra thì xe đã đâm vào ông cụ rồi. Vậy tôi xin hỏi trong trường hợp này anh trai tôi vi phạm lỗi gì trong luật giao thông đường bộ và bị xử phạt như nào?
Tôi chân thành cảm ơn!
Người gửi: P.H

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì đối tượng áp dụng của Nghị định là:

“Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Như vậy, khi không xác định được lỗi của anh bạn khi điều khiển phương tiện giao thông thì anh bạn sẽ không bị coi là vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và sẽ không bị xử phạt hành chính.

Tuy nhiên, Điều 601 Bộ luật dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra như sau:

Điều 601. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.
2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.
Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

Như vậy, dù anh trai bạn không có lỗi khi gây ra tai nạn nhưng trong trường hợp này anh bạn vẫn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại vì đang điều khiển phương tiện giao thông.

4. Truy đuổi cướp gây tai nạn chết người?

Thưa Luật sư của LVN Group, tôi xin hỏi một vấn đề như sau: Tôi điều khiển xe mô tô về nhà, theo hướng Long Thành -> Vũng Tàu, trên đường đi có phát hiện 2 thanh niên đang điều khiển xe mô tô chạy ngược chiều so với quy định và 01 thanh niên đang cố bám vào đuôi xe. Tôi quyết định nổ máy xe và tham gia truy đuổi, bắt cướp nhưng chẳng may gây ra tai nạn chết người. Xin hỏi Luật sư của LVN Group, trường hợp của tôi giải quyết như thế nào?
Xin trân trọng cảm ơn!
Người gửi: PMT

>> Tư vấn xư lý việc truy đuổi cướp gây tai nạn chết người, gọi:1900.0191

Trả lời:

Yếu tố cấu thành tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, được hiểu là hành vi của người tham gia giao thông đường bộ đã không thực hiện, thực hiện không đúng các quy định pháp luật giao thông đường bộ.
Các yếu tố cấu thành tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Mặt khách quan của tội này có một trong các dấu hiệu sau:– Làm chết người; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%. Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng
Khách thể: Hành vi phạm tội xâm phạm đến trật tự, an toàn trong hoạt động giao thông đường bộ, đồng thời xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác.
Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội này với lỗi cố ý.
Chủ thể của tội phạm là bất kỳ người nào tham gia giao thông đường bộ có năng lức trách nhiệm hình sự.
Về hình phạt: Mức hình phạt của tội được chia thành 4 khung, cụ thể như sau: Khung một (Khoản 1): Có mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Khung hai (Khoản 2): Có mức phạt từ 03 năm đến 10 năm.
Khung ba (Khoản 3): Có mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
Khung bốn (Khoản 4):Có mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Hình phạt bổ sungNgoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nếu trên, tùy từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Yếu tố cấu thành tội vô ý làm chết người

Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:
Về hành vi: Có hành vi nguy hiểm cho xã hội là nguyên nhân trực tiếp gây chết người khác mặc dù bản thân họ không muốn.Hành vi nguy hiểm cho xã hội nêu trên là hành vi vi phạm các quy tắc thông thường trong cuộc sống hành ngày (không phải quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính) nhằm đảm bảo an toàn thông tính mạng, sức khỏe, tài sản của chính người có hành vi đó và của người khác. Về hậu quả: Hậu quả chết người là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này (mặc dù người có hành vi nêu trên không mong muốn hậu quả xảy ra).
Khách thể: Hành vi nêu trên xâm phạm đến tính mạng của người khác.
Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì cẩu thả.Vô ý vì quá tự tin: Trường hợp này người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể dẫn đến hậu quả chết người nhưng lại chủ quan (tự tin) cho rằng hậu quả sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
Vô ý vì cầu thả: Trường hợp này người phạm tội không thấy trước được hành vi của mình có thể gây chết người mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
Về hình phạt của tội vô ý làm chết người
Mức phạt của tội phạm này được chia làm 02 khung, cụ thể như sau:
Khung một (khoản 1): Có mức phạt cải tạp không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Khung hai (khoản 2): Có mức phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

5. Con chó nhà đi cắn người khác bị thương thì có bồi thường không? Nếu bồi thường thì bồi thường như thế nào?

Thưa Luật sư, đầm tháng 3/2021 này con chó nhà tôi có buộc trông nhà và cả nhà tôi có đi làm không ai ở nhà. Ông K lái xe qua đường và con chó cắn đứt dây buộc nhảy vào cắn cho ông K bị thương ở chân. ông K đã được đưa đi viện và mức độ thương tật cũng không nặng, bệnh viện có đưa thuốc và dặn về nhà chú ý theo dõi sức khỏe. Bây giờ gia đình ông K đòi bồi thường thiệt hại là 50 triệu đồng là đúng hay sai? Nhà tôi phải là như thế nào mới đúng theo quy định pháp luật?

Trả lời:

Theo quy đinh tại Điều 603 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra:

“1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.”

Vậy con chó nhà bạn là con vật trông giữ nhà và bạn là chủ sở hữu con chó này. theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 quy định thì bạn cũng như gia đình phải bồi thường thiệt hại cho ông K khi ông K bị thiệt hại, tùy vào mức độ bị thiệt hại mà anh có thể thảo thuận với gia đình ông K để bồi thường.

Trân Trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật giao thông – Công ty luật LVN Group