1. Xử lý đơn tố cáo nặc danh như thế nào?

Thưa Luật sư của LVN Group, Cơ quan em có nhận được đơn tố cáo ghi ngày 09/4/2013 người gửi ông Lê Anh Đ cư ngụ tại một xã trong huyện nhưng không có chữ ký. Qua làm việc trực tiếp ông khẳng định học vấn lớp 3, không viết, biết nội dung và không gửi đơn tố cáo nêu trên. Vậy đơn đó có đủ điều kiện thụ lý hay không? Căn cứ nào?
Xin chân thành cám ơn!
Người gửi: nguyen van B

Xử lý đơn tố cáo nặc danh như thế nào?

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191

Luật sư tư vấn:

Trước hết, do phần câu hỏi của anh không nêu rõ cơ quan anh là cơ quan nào, có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết tố cáo hay không, đơn thư tố cáo về vấn đề gì vv… nên chúng tôi chỉ có thể trả lời cho anh dựa trên những nội dung cơ bản nhất về pháp luật tố cáo.

Căn cứ theo Luật Tố cáo 2018, thì đối với hình thức đơn tố cáo bằng văn bản thì phải đáp ứng được các điều kiện như sau:

Điều 23. Tiếp nhận tố cáo

1. Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo.

Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.

2. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo cử đại diện viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu những người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận tố cáo. Người tố cáo có trách nhiệm tố cáo đến đúng địa chỉ tiếp nhận tố cáo mà cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo đã công bố.

Vậy trong trường hợp của bạn, người tố cáo không ký tên hay điểm chỉ vào đơn tố cáo và cũng khẳng định không phải chủ đơn này nên chưa có căn cứ để giải quyết đơn tố cáo. Tuy nhiên, nếu kèm theo đơn có những tài liệu, chứng cứ xác thực để chứng minh nội dung tố cáo là có căn cứ thì cơ quan bạn vẫn cần tiến hành các bước xác minh và xử lý ký luật( nếu có) với người bị tố cáo.

2. Quy trình giải quyết đơn tố cáo thực hiện như thế nào ?

Thưa Luật sư của LVN Group, Bạn em là nữ 23 tuổi, có thuê ở trọ, phòng trọ sử dụng nhà vệ sinh chung. 1 tháng trở lại đây mỗi lần các bạn nữ đi vệ sinh thì có 1 thanh niên cùng dãy trọ xin vào trước. Lúc đầu không để ý, sau đó bắt đầu nghi ngờ. Hôm qua bạn em có tìm thử trong nhà vệ sinh thì phát hiện có máy quay siêu nhỏ được gắn trong đó. Hiện tại bạn em đang giữ máy quay nhưng các clip trước đó đã bị xóa hết.
Thực sự điều này gây tổn thương tâm lý rất nặng nề cho bạn em và những bạn nữ khác. Tình huống này em có thể tố cáo với cơ quan chức năng nào hay không? Các bước như thế nào? Và đối tượng sẽ nhận được mức xử lí ra sao?

Quy trình giải  quyết đơn tố cáo thực hiện như thế nào ?

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: 1900.0191

Luật sư tư vấn:

Luật LVN Group giải đáp các thắc mắc về vấn đề giải quyết đơn tố cáo theo quy định của pháp luật hiện hành:. Để thực hiện việc tố cáo, cần có trình tự tố cáo được quy định theo như sau:

Khi làm đơn, người tố cáo phải làm đơn gửi đến cơ quan có thẩm quyền qua đường bưu điện hoặc đến trực tiếp cơ quan.

Luật Tố cáo 2018 có quy định trong đơn tố cáo cần có nội dung chính gồm:

+ Tên cơ quan nhận đơn;

+ Họ, tên, địa chỉ của người tố cáo;

+ Họ, tên, địa chỉ của người có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại (nếu có);

+ Họ, tên, địa chỉ của người bị tố cáo;

+ Họ, tên, địa chỉ của người có quyền và nghĩa vụ liên quan;

+ Nêu rõ hành vi vi phạm pháp luật của người bị tố cáo; những vấn đề cụ thể yêu cầu cơ quan tiếp nhận Đơn tố cáo giải quyết và các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho việc tố cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Hành vi đặt camera nhằm mục đích quay lén những hình ảnh nhạy cảm của người khác là hành vi vi phạm pháp luật, tuy nhiên chúng tôi chưa xác định được mục đích quay lén của người này là gì nên chúng tôi xin đưa ra quy định tại điều 155, Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về tội làm nhục người khác để bạn tham khảo trong trường hợp quay lén nhằm mục đích phát tán lên mạng xã hội nhằm xúc phạm danh dự nhân phẩm bạn:

Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Nếu việc quay clip này nhằm mục đích đe dọa, tống tiền bạn của bạn thì người này có thể phải chiucj trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản của người khác, cụ thể :

Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản

1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Ngoài ra có thể yêu cầu bồi thường theo trách nhiệm dân sự vì xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, tinh thần của người bị hại.

Thưa Luật sư của LVN Group, Tôi có đứa cháu sinh ngày: 18/5/2001 có quan hệ với bạn trai sinh ngày 18/02/1998 việc quan hệ xảy ra từ năm 2014 cho đến nay và đã sinh ra một đứa con sinh ngày 02/10/2015. trong thời gian cháu tôi sinh nở bạn trai của cháu tôi bỏ đi quen người khác và không chịu trách nhiệm. Như vậy bạn trai của cháu rồi có bị xử lý hay không khi tôi gửi đơn tố cáo?

Tại thời điểm quan hệ, cháu bạn 13 tuổi, bạn trai của cháu bạn 16 tuổi.Vì vậy chúng tôi xin đưa ra 2 trường hợp :

1. Tại thời điểm quan hệ tình cảm cháu bạn đã đủ 13 tuổi, bạn trai của cháu bạn chưa đủ 18 tuổi. Không phạm tội.

2. Tại thời điểm quan hệ cháu bạn chưa đủ 13 tuổi, bạn trai đủ 16 tuổi. Tôi hiếp dâm người dưới 16 tuổi được quy định như sau:

Điều 142. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ;

b) Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Có tính chất loạn luân;

b) Làm nạn nhân có thai;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

d) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;

đ) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;

e) Phạm tội 02 lần trở lên;

g) Đối với 02 người trở lên;

h) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Có tổ chức;

b) Nhiều người hiếp một người;

c) Phạm tội đối với người dưới 10 tuổi;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

đ) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

e) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;

g) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trân trọng ./.

3. Mượn tiền không trả phải làm thế nào?

Thưa Luật sư của LVN Group, Cuối năm 2014 em có qua ông anh giới thiệu và em quen cô bạn tên là H và thi thoảng liên lạc .và nhờ em xin cho đưa cháu vào công an .và em đồng ý ,thời gian sau H giao cho em 20 triệu và em viết giấy nhận tiền có người làm chứng thời gian sau thì H gửi số của gia đình bảo gọi cho người ta yên tâm và em gọi, thời gian sau em gọi H gửi cho em thêm 20 triệu nữa rồi chuyển tiền, xong công việc không được em bảo trả tiền và H không đồng ý mà bảo em cứ nói chuyện là công việc ổn thỏa và có giấy quyêt định. đến lúc sư việc gia đình họ gửi lên cơ quan điều tra và làm đơn tố cáo ,trong thời gian này em cũng trả tiền cho H đủ số tiền .còn về phần H bảo đưa cho em 200 triệu, và khai như vậy. theo anh chị em bị tội gì và kết án ra sao?

=> Giao dịch này trái đạo đức xã hội nên sẽ bị coi là giao dịch vô hiệu do vi phạm pháp luật nên hai bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Ngoài ra bạn có thể phạm tội nhận hối lộ theo quy định tại Bộ luật hình sự:

“Điều 279. Tội nhận hối lộ

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Gây hậu quả nghiêm trọng;

b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Có tổ chức;

b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Phạm tội nhiều lần;

d) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;

đ) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e ) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:

a) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần giá trị của hối lộ, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

4. Bị côn đồ đánh có thể làm đơn tố cáo ?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Em bị một đám côn đồ ( khoảng 12 người mang vũ khí gậy 3 khúc , mã tấu ) gây thương tích ở đầu khâu 6 mũi thì khởi tố vụ án được không ạ ?
Cảm ơn và mong nhận được sự tư vấn sớm của Luật sư của LVN Group!

Luật sư tư vấn.

Hành vi cố ý gây thương tích của nhóm người đối với bạn đã đủ yếu tố để cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác theo Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, kể cả trong trường hợp tỷ lệ thương tật khi giám định của bạn dưới 11% (bởi vì ở đây nhóm người có sử dụng hung khí nguy hiểm gậy 3 khúc, mã tấu). Bạn có thể làm đơn tố cáo hành vi này đến cơ quan công an ở địa phương để được giải quyết.

Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 quy định như sau:

“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;

e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;

h) Có tổ chức;

i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;

m) Có tính chất côn đồ;

n) Tái phạm nguy hiểm;

o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

3. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm.

4. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

5. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

7. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

Ngoài việc chịu trách nhiệm hình sự thì những người đó còn phải bồi thường thiệt hại cho bạn. Mức bồi thường do các bên thỏa thuận, nếu không thể thỏa thuận có thể yêu cầu tòa án giải quyết.

5. Xử lý đơn tố cáo của công dân thế nào?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Đơn tố cáo tổ công tác công an xã kiểm tra lưu trú người nước ngoài vào thôn lúc 23 giờ 55 phút có đúng quy định của pháp luật không? Vậy ủy ban nhân xã xác minh trả lời công dân như thế nào là đúng?
Xin Luật sư của LVN Group tư vấn giùm.

Luật sư tư vấn:

Tại khoản điểm b khoản 2 và khoản 4 Điều 21 Thông tư 35/2014/TT-BCA quy định như sau:

2. Đại diện gia đình, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở khác khi có người đến lưu trú có trách nhiệm:

b) Thông báo việc lưu trú với Công an xã, phường, thị trấn.

Trường hợp người đến lưu trú tại nhà ở của gia đình, nhà ở tập thể mà chủ gia đình, nhà ở tập thể đó không cư trú tại địa bàn xã, phường, thị trấn đó thì người đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với Công an xã, phường, thị trấn.

4. Nơi tiếp nhận thông báo lưu trú là trụ sở Công an xã, phường, thị trấn. Căn cứ vào điều kiện thực tế, các địa phương quyết định thêm địa điểm khác để tiếp nhận thông báo lưu trú. Trước 23 giờ hàng ngày, cán bộ tiếp nhận thông báo lưu trú tại các địa điểm ngoài trụ sở Công an xã, phường, thị trấn phải thông tin, báo cáo số liệu kịp thời về Công an xã, phường, thị trấn; những trường hợp đến lưu trú sau 23 giờ thì báo cáo về Công an xã, phường, thị trấn vào sáng ngày hôm sau. Công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thông báo địa điểm, địa chỉ mạng internet, địa chỉ mạng máy tính, số điện thoại nơi tiếp nhận thông báo lưu trú và hướng dẫn cách thông báo lưu trú.

Theo quy định trên trong trường hợp có người đến ở lại gia đình thì đại diện hộ gia đình nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở khác có trách nhiệm thông báo lưu trú với công an cấp xã trước 23 giờ cùng ngày (trừ trường hợp người đến lưu trú sau 23 giờ). Do đó nếu có người đến lưu trú mà người có trách nhiệm thông báo lưu trú không thông báo lưu trú thì sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

Tại Điều 26 Thông tư 35/2014/TT-BCA quy định về kiểm tra cư trú như sau:

Điều 26. Kiểm tra cư trú

1. Hình thức kiểm tra cư trú được tiến hành định kỳ, đột xuất, hoặc do yêu cầu phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự.

2. Đối tượng kiểm tra cư trú là công dân, hộ gia đình, cơ sở cho thuê lưu trú, cơ quan đăng ký, quản lý cư trú các cấp; cơ quan, tổ chức có liên quan đến quản lý cư trú.

3. Nội dung kiểm tra cư trú bao gồm kiểm tra việc triển khai và tổ chức thực hiện các nội dung đăng ký, quản lý cư trú; quyền và trách nhiệm của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức; các nội dung khác theo pháp luật cư trú.

4. Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, Công an xã được giao quản lý cư trú tại địa bàn có quyền kiểm tra trực tiếp hoặc phối hợp kiểm tra việc chấp hành pháp luật về cư trú đối với công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức thuộc địa bàn quản lý. Khi kiểm tra được quyền huy động lực lượng quần chúng làm công tác bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức cùng tham gia.

5. Việc kiểm tra cư trú của Công an cấp trên tại địa bàn dân cư phải có cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, Công an xã được giao quản lý cư trú tại địa bàn chứng kiến.

Theo quy định trên, công an xã có quyền kiểm tra các nội dung về cư trú (trong đó có lưu trú) bất kỳ lúc nào. Do đó việc tổ công tác công an xã kiểm tra lưu trú của người nước ngoài vào thôn lúc 23 giờ 55 phút là đúng quy định pháp luật.

Theo quy định tại Điều 28 Luật tố cáo 2018 , việc giải quyết tố cáo được thực hiện theo trình sự sau:

Điều 28. Trình tự giải quyết tố cáo
1. Thụ lý tố cáo.
2. Xác minh nội dung tố cáo.
3. Kết luận nội dung tố cáo.
4. Xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo.

Vì vậy, sau khi nhận được đơn tố cáo bạn sẽ giải quyết theo các bước trên, nếu người tố cáo có yêu cầu thì sau khi có kết luận nội dung tố cáo bạn cần gửi kết luận này tới người tố cáo.

6. Đơn tố cáo hơn 1 tháng vẫn chưa được giải quyết do nguyên nhân nào?

Xin chào Luật sư của LVN Group, Tôi có câu hỏi mong nhận được sự tư vấn : Tôi đã gửi đơn đến Công an Thị xã nhưng 1 tháng rồi vẫn không nhận được kết quả ? Xin cho hỏi : Vì đơn của tôi tố cáo chưa đúng hay thời gian giải quyết đơn chưa hết, nên chưa có kết quả hay do vì đơn tố cáo chưa đủ yếu tố để xử lí nên chưa giải quyết?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Thứ nhất: Về trình tự giải quyết tố cáo

Việc giải quyết tố cáo được thực hiện theo trình tự sau đây:

Điều 28. Trình tự giải quyết tố cáo
1. Thụ lý tố cáo.
2. Xác minh nội dung tố cáo.
3. Kết luận nội dung tố cáo.
4. Xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo.

Thứ hai: Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo

Điều 29. Thụ lý tố cáo
1. Người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cáo khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật này;
b) Người tố cáo có đủ năng lực hành vi dân sự; trường hợp không có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật;
c) Vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo;
d) Nội dung tố cáo có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật.
Trường hợp tố cáo xuất phát từ vụ việc khiếu nại đã được giải quyết đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật nhưng người khiếu nại không đồng ý mà chuyển sang tố cáo người đã giải quyết khiếu nại thì chỉ thụ lý tố cáo khi người tố cáo cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ để xác định người giải quyết khiếu nại có hành vi vi phạm pháp luật.
2. Quyết định thụ lý tố cáo bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Căn cứ ra quyết định;
c) Nội dung tố cáo được thụ lý;
d) Thời hạn giải quyết tố cáo.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thụ lý tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thông báo cho người tố cáo và thông báo về nội dung tố cáo cho người bị tố cáo biết.

Thứ ba:Thời hạn giải quyết tố cáo theo Luật tố cáo năm 2018

Điều 30. Thời hạn giải quyết tố cáo
1. Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo.
2. Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày.
3. Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.
4. Người giải quyết tố cáo quyết định bằng văn bản việc gia hạn giải quyết tố cáo và thông báo đến người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật LVN Group