1. Bị lừa đặt hàng trên mạng thì kiện thế nào ?

Chào Luật sư của LVN Group, xin cho em hỏi: em có đặt hàng trên mạng thì bên kia bảo chuyển khoản trước rồi mới gửi hàng và rồi em đi chuyển tiền vào tài khoản bên kia xong rồi bên kia không chuyển hàng cho thì phải làm thế nào ạ, tổng số tiền là 1.600.000 ?
Mong Luật sư của LVN Group tư vấn giúp với ạ.

Luật sư tư vấn:

1. Về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Việc mua bán của bạn và bên kia là sự thỏa thuận giữa các bên, thông qua sự thỏa thuận đó các bên tiến hành các hoạt động như bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán. Việc bạn và người bán đã thỏa thuận với nhau về việc mua bán và phương thức giao hàng và địa chỉ giao hàng thì đã thiết lập một hợp đồng mua bán tài sản. Bạn đã thực hiện đúng nghĩa vụ giao tiền theo thỏa thuận tuy nhiên bên kia đã không thực hiện đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận đó là chuyển tài sản đó cho bạn. Như vậy, thì hành vi của phía bên kia đã có dấu hiệu cấu thành tội phạm cụ thể ở đây là tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

Theo đó người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

– Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

– Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

– Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

– Tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

Trường hợp người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: Có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; Tái phạm nguy hiểm; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; Dùng thủ đoạn xảo quyệt; Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

Như vậy, trường hợp này bạn có thể khai báo với cơ quan công an tại địa phương để điều tra làm rõ xác định hành vi của người bán hàng.

2. Mẫu đơn tố cáo tội phạm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập -Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày …..tháng……..năm 20…

ĐƠN TỐ CÁO

(Về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của …………………..)

Kính gửi: CÔNG AN QUẬN ……., VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN QUẬN CẦU GIẤY THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Họ và tên tôi: …………… Sinh ngày:……………………..

Chứng minh nhân dân số: ……………………………………

Ngày cấp: …./…../20……. Nơi cấp: Công an tỉnh………….

Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………

Chỗ ở hiện tại:……………………………………………………

Tôi làm đơn này tố cáo và đề nghị Quý cơ quan tiến hành điều tra, khởi tố hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật của:

Anh: ……………………………Sinh ngày:……………………

Chứng minh nhân dân số: …………………………………..….

Ngày cấp:…………………Nơi cấp: …………………………

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………

Chỗ ở hiện tại: …………………………………………………

Vì anh ……………….. đã có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của tôi với số tiền là ………… Sự việc cụ thể như sau:

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

…………………………………………………………………

Từ những sự việc trên, có thể khẳng định …………………..…….. đã dùng thủ đoạn gian dối khi tạo cho tôi sự tin tưởng nhằm mục đích chiếm đoạt tiền của tôi.

Qua thủ đoạn và hành vi như trên, anh ………………. đã chiếm đoạt …………….triệu đồng của tôi.

Tôi cho rằng hành vi của anh ………………. có dấu hiệu phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” – qui định tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Theo đó, người nào có “thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng, hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm” thì phạm tội này.

Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nay tôi viết đơn này tố cáo anh ………………….. Kính đề nghị Quí cơ quan giải quyết cho những yêu cầu sau đây:

– Xác minh và khởi tố vụ án hình sự để điều tra, đưa ra truy tố, xét xử anh ……………….. về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

– Buộc anh ………………….. phải trả lại tiền cho tôi.

Tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều trình bày trên.

Kính mong được xem xét và giải quyết. Xin chân thành cảm ơn.

Người tố cáo

(ký và ghi rõ họ tên)

3. Kiện việc bị lừa chạy tiền xin việc ?

Chào Luật sư của LVN Group cho em hỏi 1 chút về việc lừa đảo chạy việc ạ. Ngày 11/8/2015 em có giao tiền cho anh A là anh A hứa sẽ xin việc cho em vào 1 bệnh viện và hứa đến ngày 1/1/2016 nếu không xin được việc thì hoàn trả cho em 50 triệu nếu không trả sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật. Hiện tại thời gian đã qua mà người đó không xin được việciền thì anh cư khất lần.
Vậy cho em hỏi em kiện anh ta sẽ bị xử lý thế nào và em có lấy lại được tiền không ?

>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sựtrực tuyến: 1900.0191

Trả lời:

Theo như bạn nói thì bạn và anh A đã thỏa thuận về việc bạn giao cho anh A 50 triệu để anh A chạy việc cho bạn nhưng đã quá thời hạn và anh A đã không xin được việc cho bạn như vậy thì bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu anh ta thực hiện theo như thảo thuận. Và bạn hãy gửi đơn đến tòa án để được giải quyết. đây là tranh chấp về thực hiện hợp đồng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015.

Điều 26. Những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án

3. Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.

Và bạn gửi đến tòa án nơi bị đơn cư trú theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự

Yêu cầu về hình thức đơn khởi kiện và chứng cứ kèm theo

Điều 189. Hình thức nội dung đơn khởi kiện

4. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

b) Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;

c) Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;

d) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

…..

Trường hợp người khởi kiện không biết chữ, không nhìn được, không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì phải có người làm chứng và người này phải ký Xác nhận trước mặt người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp Xã.

Người có thẩm quyền chứng thực của UBND cấp Xã chứng nhận trước mặt người khởi kiện và người làm chứng.

Nếu bạn có đầy đủ bằng chứng chứng chứng minh rằng bạn và anh ta đã thuận về hợp đồng giao tiền chạy việc như giấy tờ thỏa thuận hoặc nếu không có giấy tờ thỏa thuận thì có ngừoi làm chứng thì bạn có thể đòi lại được số tiền của mình.

Tuy nhiên, nếu anh A sau khi nhận tiền của bạn, không thể xin được việc cho bạn và có hành vi bỏ trốn, dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt số tiền trên, hoặc sử dụng số tiền này vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến khả năng không thể trả nợ, thì bạn có thể làm đơn tố cáo anh A về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

4. Trách nhiệm trả tiền khi bị lừa mua hàng ?

Thưa Luật sư: Ngày 11 tháng 6 năm 2015, có 1 nhóm người tự xưng là nhân viên của công ty TNHH A, chạy xe ô tô chở theo dàn karaoke gồm 2 loa âm ly, 1 đầu karaoke hiệu “samsum” vào nhà mời ba mẹ tôi mua.Tổng giá trị là 13.5 triệu đồng.
Họ kêu cầu ba mẹ tôi trả trước 3.5 triệu, còn 10 triệu sẽ trả góp trong 2 năm, mỗi năm 5 triệu đồng. Vì nhà tôi không có dàn karaoke, cộng thêm lời nói ngon ngọt nên ba mẹ tôi đã ký giấy tờ gì đó, tôi cũng không rõ nội dung như thế nào. Và ba mẹ tôi trả trước họ 3.5 triệu như thỏa thuận. Ba mẹ tôi cũng đắn đo, mới nói họ là đợi tôi về, nếu tôi không đồng ý sẽ trả lại hàng. Họ đồng ý và để lại dàn karaoke và đi. Vì tôi đang học ở TPHCM, nên khi nghe ba mẹ điện thoại lên nói vậy, biết là bị lừa nên tôi đã yêu cầu ba mẹ trả lại hàng ngay sau đó. Vì ba mẹ mua xong rồi mới gọi cho tôi, nên tôi không cản kịp. Hôm sau, ba mẹ tôi điện thoại cho họ, kêu là không mua nữa, yêu cầu trả lại hàng, nhân viên tên B có nói, nếu trả lại thì tốn 500 ngàn coi như chi phí cho nhân viên. Ba mẹ tôi đồng ý và yêu cầu họ xuống lấy hàng về. Nhưng hôm đó họ không xuống, điện thoại lại thì họ tắt nguồn, đến bây giờ cũng không thấy bóng dáng họ đâu.
Vậy theo Luật sư của LVN Group bây giờ tôi phải làm gì? Tôi sợ theo như hợp đồng, thì năm sau họ sẽ xuống đòi 5 triệu, năm sau nữa cũng vậy. Ba mẹ tôi có xài thử thì chất lượng rất tệ, còn bị hư mic, lúc mua họ nói sẽ bảo hành trong 2 năm nên ba mẹ tôi nghe theo và mua luôn. Tôi có gọi theo số điện thoại nơi công ty đó, nhưng người ta bảo đây là nhà dân, không phải công ty gì cả. Là địa chỉ giả, xem như không tồn tại công ty đó. Hiện tại ba mẹ tôi chỉ giữ tờ giấy “hợp đồng đăng ký sản phẩm không lãi suất” nội dung là tên khách hàng, sản phẩm, số tiền và chữ ký của mẹ tôi, chữ ký của nhân viên. Ngoài ra không có dấu mộc nào cả, cùng 2 phiếu bảo hành sản phẩm.
Tôi muốn hỏi Luật sư của LVN Group, nếu năm sau họ xuống đòi tiền trả góp 5 triệu thì nhà tôi không trả được không, pháp luật sẽ bảo vệ ai trong trường hợp này, nhà tôi phải xử lý như thế nào?
Trân trọng cảm ơn.
Người gửi: H.P

>>Luật sư tư vấn luật dân sựgọi:1900.0191

Trả lời:

Trong trường hợp này, như thông tin bạn đã trình bày là ba mẹ bạn đã ký vào giấy tờ mua trả góp dàn karaoke này với bên kia, đồng thời đã trả trước 3,5 triệu đồng và còn thiếu 10 triệu so với giá trị mà họ đưa ra.

Vì bạn không cung cấp đầy đủ nội dung của giấy tờ đó, tuy nhiên, nếu như xác định rõ bên bán hàng là bên không có địa chỉ công ty cụ thể, những thông tin họ trao đổi với bố mẹ anh đều là thông tin giả nhằm bán được hàng, đồng thời là hàng có giá trị kém chất lượng nên có thể xem xét và trình báo về vấn đề lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

Khoản 1 Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

Theo như bạn trình bày có thể thấy nhóm người tự xưng là nhân viên của công ty TNHH A đã có thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của gia đình bạn; bởi có thể thực tế giá trị của chiếc loa đó không tương xứng với số tiền 3,5 triệu, hoặc có thể là dựa vào việc ký hợp đồng mua bán đó để sau này họ có thể đến đòi phần tiền còn thiếu là 10 triệu đồng. Tuy nhiên, trong giấy tờ mua bán cũng không có dấu của công ty.

Nên việc cần làm của gia đình bạn lúc này là xem xét lại nội dung hợp đồng đã ký, bên cạnh đó bạn cũng cần kiểm tra lại kỹ lưỡng về tư cách pháp lý của công ty A xem có đúng chỉ là họ giả danh như vậy hay không và trình báo vấn đề này đến Cơ quan công an để kịp thời kiểm soát. Điều này quyết định việc sau này có cơ sở để gia đình bạn không phải thanh toán số tiền còn lại hay không.

5. Mua hàng qua mạng bị lừa ?

Thưa Luật sư! Tôi có mua hàng ở trang mạng cungmua.com với số tiền là 651.000, vào ngày 17/3/2016. Sau đó tôi trả lại hai bộ đồ vì cái áo quá nhỏ so với quần, không thể mặc được. Dù quy định cty là cho đổi trả trong vòng 7 ngày nhưng tôi mang hàng tới trả thì không nhận được tiền.
Gọi điện cho bên chăm sóc khách hàng thì được biết họ có quy định là khi bất cứ ai mua hàng online thì tài khoản được tạo trên đó dùng để mua và giữ lại số tiền trên mạng nếu có trả hàng, tức là bắt buộc phải mua hàng của họ và không thể nhận lại tiền. Quy định này tôi không đọc thấy khi mua hàng, nó không có trong lưu ý mua hàng. Theo tôi thì đây là hình thức cướp tiền trắng trợn. Vì nếu không muốn mua hàng nữa tôi sẽ mất tiền. Thực chất tôi nhìn thấy đẹp và mua ngay nhưng chất lượng tệ lắm so với hình nên tôi quyết định trả lại thứ không xài được. Họ bảo tôi chờ ba ngay để báo lại cấp trên cho hướng xử lý.
Xin hỏi, nếu họ không trả lại tiền cho toi thì tôi nên làm gì. Số tiền không lớn nhưng với tôi đó là hình thức lừa đảo trên mạng ?
Xin chân thành cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến, gọi:1900.0191

Trả lời:

Điều 25 Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010 quy định:

Điều 25. Yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

1. Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhiều người tiêu dùng, lợi ích công cộng thì người tiêu dùng, tổ chức xã hội có quyền yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản đến cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện nơi thực hiện giao dịch giải quyết.

2. Người tiêu dùng, tổ chức xã hội có nghĩa vụ cung cấp thông tin, bằng chứng có liên quan đến hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Theo đó, bạn có quyền yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản đến cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện nơi thực hiện giao dịch giải quyết. Trong trường hợp của bạn, công ty đó có thể bị xử phạt hành chính theo khoản 1 điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình:

Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Trộm cắp tài sản;

b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;

c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;

d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác…

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1; Điểm c, đ, e Khoản 2 Điều này.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group