1. Xử lý khi cha có hành vi ngoại tình và bạo lực gia đình ?

Xin chào Luật LVN Group! Vấn đề của em là 4/1012 mẹ em về Huế, do bà ngoại bị bệnh nặng. Tháng 8/2013 ba em đòi li dị, ba em thỏa thuận năm 2015 giao nhà cho em nếu mẹ em chịu ký giấy li dị, nhưng khi ghi đơn ba em đổi năm 2018 mới giao nhà, ba em đánh đập và đuổi em ra khỏi nhà, áo quần đồ đạc của em và mẹ thì chở đi cho hết.
Tháng 6/2014 ông S ( ba em) tổ chức đám cưới, tháng 8/2014 mẹ em vào lại Cam Ranh thỏa thuận lại chuyện nhà cửa, ông đưa cho mẹ em 7mx14m đất và 10 triệu ( nhà em 7mx35m) tháng 10/2014 mẹ em và ba em ra tòa li dị. Theo Luật sư của LVN Group em kiện ông S về tội ngoại tình được không. Trong thời gian mẹ em ở ngoài Huế, ông sự báo cáo chính quyền là mẹ em mất tích. Em cũng muốn chia lại tài sản vì cảm thấy không thỏa đáng. Tháng 10/2015 ông S xuống nhà em, đánh gãy tay em gái em. Ông sự còn có hành vi vu khống cho em khi nói em đuổi ổng ra khỏi nhà, nên ổng mới đuổi em. Với hành vi như vậy của ông S em có thể kiện ổng về tội gì ?
Em xin cảm ơn và mong sự hồi đáp sớm nhất.

>> Luật sư tư vấn luật hôn nhân trực tuyến, gọi:1900.0191

Luật sư tư vấn:

Trước hết, đối với hành vi của cha bạn: ngoại tình và kết hôn với người khác trong thời kỳ hôn nhân

Theo như bạn trình bày thì cha của bạn đã có hành vi ngoại tình, và kết hôn với người khác khi đang trong quan hệ hôn nhân với mẹ bạn. Tuy nhiên, để kết luận cha bạn có bị xử lý hình sự hay không thì phải xem xét hành vi của cha bạn có cấu thành tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng theo điều 182 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Cụ thể là :

“1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.”

Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT- BTP – BCA – TANDTC – VKSNDTC, theo đó, nếu cha bạn có kết hôn (tức đăng ký kết hôn, tổ chức đám cưới, làm lễ hôn phối ở nhà thờ…) hoặc chung sống như vợ chồng ( tức có quan hệ sinh lý, dùng chung thu nhập, ăn ở chung..) với người khác thì cha bạn đã vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Tuy nhiên, để xử lý về hình sự đối với hành vi này luật quy định phải gây hậu quả nghiêm trọng (như là: làm cho gia đình của một hoặc cả hai bên tan vỡ dẫn đến ly hôn, vợ hoặc chồng, con vì thế mà tự sát…) hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn tái phạm.

Theo các quy định vừa viện dẫn thì việc một người có gia đình lén lút quan hệ với một người khác dẫn đến việc có con chung thì có dấu hiệu của tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng. Tuy nhiên, nếu hành vi này chưa gây hậu quả nghiêm trọng hoặc người vi phạm chưa bị xử phạt hành chính về hành vi này thì chưa đủ căn cứ pháp lý để truy cứu trách nhiệm hình sự cha bạn hay người phụ nữ kia về tội phạm này.

Nếu chưa đủ căn cứ để xử lý hình sự thì chồng bạn và người phụ nữ kia có thể bị xử phạt hành chính theo điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP, cụ thể :

“Điều 48. Hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; vi phạm quy định về ly hôn

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; […]”.

Về thẩm quyền xử phạt được quy định tại Nghị định 110/2013/NĐ-CP, cụ thể là :

Điều 72. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xử phạt đối với các vi phạm hành chính quy định tại các Điều 24, 25, 27, 28, 30, 31, 32, 33, 34, 36, 47, 48, 49 và 50 của Nghị định này và các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác liên quan đến lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình theo thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 66 của Nghị định này;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xử phạt đối với các vi phạm hành chính quy định tại Mục 1 Chương III, các Điều 27, 28, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 39 và 40, Mục 5 Chương III, các Điều 47, 48, 49 và 50 của Nghị định này và các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác liên quan đến lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình theo thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 66 của Nghị định này;”.

Như vậy, đối với hành vi này, bạn có thể trình báo hành vi của cha bạn với Ủy ban nhân dân xã nơi cha bạn đăng ký thường trú, hoặc cơ quan công an nơi cha bạn thực hiện hành vi đăng ký kết hôn, để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét và ra quyết định xử phạt với cha của bạn, còn nếu đủ điều kiện để cấu thành tội phạm thì cơ quan công an sẽ tiến hành điều tra và ra quyết định khởi tố với cha của bạn.

Thứ hai, đối với hành vi đánh đập em của bạn:

Theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 thì:

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;

e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;

h) Có tổ chức;

i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;

m) Có tính chất côn đồ;

n) Tái phạm nguy hiểm;

o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.”

Đối với trường hợp cha bạn đánh em bạn, mà tỉ lệ thương tật từ 11% trở lên thì hành vi này của cha bạn cấu thành tội cố ý gây thương tích, hoặc dưới 11%, nhưng vì cha bạn có hành vi phạm tội với trẻ em, nên có thể cấu thành tội phạm hình sự trong trường hợp này. Vì vậy, bạn có thể trình báo với cơ quan công an nơi xảy ra hành vi đánh đập này của cha bạn.

Theo quy định tại Điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì:

“Điều 49. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;

b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”

Trong trường hợp này, nếu hành vi đánh gãy tay của em bạn chưa đủ để cấu thành tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999, thì hành vi của cha bạn khi đánh em bạn sẽ bị xử phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Vì vậy, bạn có thể trình báo hành vi này của cha bạn với cơ quan công an, hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cha bạn có hành vi trên.

>> Tham khảo bài viết liên quan: Tư vấn xử lý theo pháp luật khi vợ ngoại tình ?

2. Mức báo động hành vi bạo lực gia đình tại Việt Nam

Qua diễn biến phiên tòa sơ thẩm vụ án bạo lực gia đình (BLGĐ) ở Hà Nam, có thể thấy Luật Phòng chống BLGĐ tuy có hiệu lực thi hành, song để nó thực sự đi vào cuộc sống không dễ. Ba Luật sư của LVN Group của Đoàn Luật sư của LVN Group TP Hà Nội bảo vệ miễn phí cho bị hại trong vụ án ở Hà Nam đều là tình nguyện viên của CSAGA (Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng Khoa học về Giới – Gia đình – Phụ nữ & Vị thành niên, tổ chức phi chính phủ chuyên tư vấn, bảo vệ miễn phí cho các nạn nhân BLGĐ).

Để tìm hiểu tình trạng BLGĐ ở Việt Nam hiện nay, sau phiên tòa, PV Tiền Phong có cuộc trao đổi với các chuyên gia tư vấn của CSAGA, cũng như các Luật sư của LVN Group nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực phòng chống BLGĐ.

Kể mãi không hết…

Trên các tỉnh thành trong toàn quốc, trung bình cứ ba ngày có một phụ nữ chết vì BLGĐ. Số vụ án ly hôn có nguyên nhân từ nạn BLGĐ chiếm 61 phần trăm tổng số án ly hôn hiện nay.
Chị Phạm Thị B sống tại một huyện miền núi phía tây Nghệ An (vì lý do bảo mật thông tin, các nạn nhân BLGĐ trong bài viết được giấu tên, các địa chỉ là có thực), lấy chồng 20 năm nay, có ba con.

>> Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình gọi số:1900.0191

Chồng chị cục cằn thô lỗ, thêm tật nghiện rượu. Những hôm anh ta nhậu say, chị Thúy khó thoát một trận đòn vô cớ. Ba lần chị Thúy đưa đơn ra tòa, rồi lại rút đơn. Bởi những khi tỉnh rượu, chồng chị tỏ ra ăn năn hối hận, cầu xin chị tha thứ, hứa sẽ sửa chữa.

Chị Phạm Thị B gọi điện đến trung tâm tư vấn, hỏi về việc có nên đưa đơn ra tòa lần thứ tư không. Nếu không, trung tâm có thể khuyên chị cách nào để ngăn chặn được những trận đòn của chồng mà chị vẫn đang phải chịu đựng…

Chị Nguyễn Thị A ở Cầu Giấy – Hà Nội, lấy chồng 16 năm nay, có ba con, chồng không nghiện rượu nhưng có nhóm máu “D”, từng quan hệ bất chính với cả… chị dâu mình. Anh ta còn cao hứng quay video clip. Khi biết vợ đã xem cái “clip” đó, anh ta tặng luôn chị Nguyễn một trận đòn thừa sống thiếu chết, dọa sẽ… giết nếu để lộ chuyện.

Chồng chị Nguyễn không còn dám quan hệ với chị dâu, nhưng đi về bất thường. Chị Nguyễn biết chồng lăng nhăng mà không có bằng chứng. Một hôm, chồng chị đưa một cô cùng cơ quan về nhà, cho ngủ lại, nói là để tiện hôm sau đi công tác sớm.

Đêm ấy tỉnh giấc chị không thấy chồng nằm cạnh. Ra phòng khách thì thấy hai người đang…

Chồng chị xông đến bịt miệng, giữ tay vợ cho cô kia vơ áo xống tháo thân. Sau đó chị Nguyễn bị một trận đòn còn dữ dội hơn trước. Chịu hết nổi, chị đưa đơn ra tòa.

Thẩm phán yêu cầu cung cấp bằng chứng những lần bị chồng đánh, chị Nguyễn không lấy đâu ra, còn người chồng thì không chấp nhận ly hôn. Phiên tòa đến nay chưa mở được.

Bà Đỗ C ở Thường Tín – Hà Nội, 62 tuổi, lấy chồng 40 năm nay, có bốn con. Chồng bà là bộ đội xuất ngũ, làm trưởng thôn, quan hệ bất chính với một bà hàng xóm góa chồng, thường xuyên đánh vợ. Hậu quả bà Đỗ gãy 15 chiếc răng, các đốt ngón tay không cử động được bình thường.

Điều bà Đỗ C khó nhưng phải nói với các chuyên gia tư vấn là, nhiều năm nay, bà thường xuyên bị chồng ép phải quan hệ tình dục theo những kiểu quái đản ông ta học được từ những đĩa sex lậu. Các con đều đã lấy vợ gả chồng hoặc học đại học xa nhà, bà Đỗ thực sự sợ hãi mỗi khi màn đêm buông xuống.

Bạo lực thời @

Hai vợ chồng chị Lê S ở Hà Nội đều công tác trong ngành biểu diễn nghệ thuật. Tình cảm của họ nhiều khi tròng trành sóng sánh, không êm ấm như mọi người vẫn tưởng. Nhiều đêm chồng vắng nhà, chị Lê biết rõ lý do anh ta đưa ra chỉ là giả dối. Trong một lần buồn tủi, chị gặp lại người yêu cũ, lúc đó vẫn chưa lấy vợ. Và rồi men cũ vẫn ủ lên được rượu mới…

Chỉ một lần đó, chị Lê S kịp nhận ra mình đã đi quá xa, chị không thể để vỡ chiếc bình đựng hạnh phúc gia đình vốn đang rất mong manh. Chị nói lời chia tay, người yêu cũ của chị không chịu. Anh ta nói thật lòng yêu chị, khăng khăng đòi chị phải ly dị chồng để về sống với nhau.

Chị Lê S cương quyết đoạn tuyệt mối tình ngang trái, đổi cả số máy điện thoại để anh chàng không thể liên lạc. Có ngờ đâu anh ta đem gửi tấm ảnh âu yếm giữa hai người (chụp bằng điện thoại di động) cho chồng chị. Nhận được tấm ảnh, chồng chị Lê tỏ ra cao thượng, bỏ qua cho vợ, thậm chí tỏ ra yêu thương chiều chuộng vợ hơn.

Nhưng rồi, hằng đêm, trong phòng ngủ của hai người, chồng chị mới lấy ra tấm ảnh đã phóng to, treo lên tường, rồi bật một cái đèn chiếu sáng vào đó. Sau ba năm chịu đựng cảnh này, chị Lê uống thuốc ngủ tự tử. Hiện bác sỹ nói thần kinh của chị không bình thường, chị vẫn luôn có ý định tiếp tục tự tử.

Chị Hoàng là bác sỹ ở TPHCM, chồng cũng trong ngành y, khá nổi tiếng. Có điều kiện kinh tế, chị Hoàng thuê người giúp việc nhà. Thường xuyên phải trực đêm ở bệnh viện, nên cái chuyện chồng và cô giúp việc rơm bén lửa chị Hoàng biết được khi quá muộn.

Chị lập tức cho giúp việc nghỉ, không biết trong bụng cô ta đã có cái thai hơn ba tháng. Chị cũng không biết chồng chị kịp mua một căn nhà cho cô giúp việc có chỗ nương náu, để rồi tiếp tục đi lại. Khi rõ mọi chuyện, chị Hoàng nộp đơn ly dị ra tòa, một quyết định gây bất ngờ với tất cả mọi người, bởi những chuyện của chồng, chị không thổ lộ với ai.

Chồng chị Hoàng về ở hẳn với cô giúp việc, nhưng vụ ly hôn của chị đến nay vẫn chưa xong. Tám năm, bản án qua hai cấp sơ thẩm, phúc thẩm, bỗng lại có quyết định giám đốc thẩm, với lý do “việc phân chia tài sản chưa đúng pháp luật”.

Tâm sự với chuyên gia tư vấn, chị Hoàng cho biết, chồng chị không cần ngôi nhà mẹ con chị đang ở, anh ta tuyên bố bằng mọi cách sẽ kéo dài vụ án ly hôn, chỉ với mục đích trả thù (?) chị Hoàng mà thôi.

(MINH KHUE LAW FIRM: Biên tập.)

3. Có được ly hôn khi chồng đánh một bạt tai ?

Xin chào luật sư. Em xin hỏi luật sư về việc xin ly hôn của em và chồng em. Hiện tại em đang sinh em bé vừa tròn 1 tháng tuổi( 21/12/2015-21/01/2016) và giờ em muốn ly hôn với chồng em. Vì chồng em có hành vi bạo luật gia đình. Cụ thể là ngày 18/01/2016 tại gia đình em có làm mâm cơm cúng đầy tháng cho con em và chồng. Hôm đó có mẹ chồng vào cùng dùng cơm. Sau khi dùng cơm bên gia đình chồng có chút ý kiến về việc làm khai sinh cháu.
Giữa hai bên có lời qua tiếng lại. Và chồng em có đánh em 1 bạt tai. Trong thời gian này em đang ở cử sau sinh. Đến hôm nay là ngày 21/01/2016 là ngày thứ hai sau vụ viec xảy ra tai trái em vẫn còn ù và không nghe rõ.
Nay em xin hỏi Luật sư của LVN Group là em co thể ly hôn đơn phương với chồng và giành quyền nuôi con đến lớn được không ạ? Chồng em hiện nay không có nghề nghiệp gì cả. Em thì hiện nay đang cùng gia đình kinh doanh 1 của hàng nhỏ. Thu nhập ổn định hàng tháng.

Có được ly hôn khi chồng đánh một bạt tai?

Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân trực tuyến gọi: 1900.0191

Trả lời:

Căn cứ Luật hôn nhân và gia đình năm 2014: Bạn có quyền yêu cầu xin ly hôn đơn phương khi chứng minh được lý do xin ly hôn

Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:

“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được…”

Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao có hướng dẫn:

“a.1. Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:

– Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

– Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

– Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;

a.2. Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn tại điểm a.1 mục 8 này. Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.

a.3. Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt”.

-> Như vậy bạn cần chứng minh được lý do ly hôn là gì thì tòa mới chấp nhận thụ lý đơn. Nếu như chỉ phụ thuộc vào việc chồng chị đã đánh chị như tình huống trên thì chưa đủ thuyết phục để tòa thấy rằng hiện nay mâu thuẫn gia điình trầm trọng cuộc sống chung không thể kéo dài, rằng hiện nay chồng chị không còn yêu thương quan tâm chị và con. Chị có thể suy xét lại và nhờ gia đình bạn bè hòa giải.

Tuy nhiên nếu ngoài tình huống trên chị còn chứng minh được anh chồng chị nhiều lần bạo hành chị và không còn yêu thương chị cần phải chứng minh được với tòa.

Về quyền nuôi con được Tòa án giải quyết dựa trên căn cứ sau tại điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014:

“Điều 81. Việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con sau khi ly hôn

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Như vậy, nếu con dưới 36 tháng tuổi thì quyền nuôi con đương nhiên thuộc về bạn, trừ trường hợp chồng bạn chứng minh được bạn không có khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; hoặc bạn từ chối việc nuôi con; hoặc bị tước quyền nuôi con.

4. Cách hiểu về hành vi bạo lực gia đình ?

Xin chào công ty Luật LVN Group. Tôi tên là H, năm nay tôi 31 tuổi và kết hôn năm 25 tuổi. Chúng tôi có 2 người con, một trai, một gái. Thật không may cho tôi khi cưới phải một người chồng đa nghi, sự việc sẽ không quá căng thẳng khi mà thời gian gần đây anh ấy thường xuyên tra khảo, hỏi han một cách chi tiết một ngày tôi đi làm xảy ra những việc gì và tôi làm gì khi việc đó xảy ra.
Hơn nữa, anh ấy bắt tôi phải đưa hết số tiền lương, tiền thưởng, rồi không cho phép giao lưu với bạn bè. Kể cả việc tôi đi xe máy, anh ấy cũng ghi lại số công-tơ và tra khảo khi công-tơ nhiều hơn một số. Thưa quý Công ty, tôi đã bắt đầu cảm thấy không còn chịu được cảnh này nữa, những việc làm của chồng tôi có vi phạm pháp luật về hôn nhân không? có quy định xử phạt hành chính cụ thể nào để giúp chồng tôi biết là anh ấy đã vi phạm không?
Xin cảm ơn công ty.

>> Luật sư tư vấn luật phòng chống bạo lực gia đình, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình (khoản 2 điều 1 Luật, phòng chống bạo lực gia đình 2007):

Căn cứ theo khoản 1 điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007:

“Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình

1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;

e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.”

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, việc chồng bạn kiểm soát giờ giấc, thu nhập của bạn được coi là một trong những hành vi bạo lực gia đình bởi đã gây ra tổn hại về tinh thần và sức khỏe của bạn (quy định chi tiết tại điểm h khoản 1 điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007).

Căn cứ theo điều 49 đến điều 57 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về các hành vi bạo lực gia đình:

“Điều 49. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;

b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Cũng tại điều Điều 50 của nghị định số 167/2013/NĐ-CP di định chi tiết về các hành vi ngược đãi tin thần cụ thể:

Điều 50. Hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình

1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;

b) Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình được quy địn chi tiết tại điều 51 của nghị định này với mức phạt tương ứng, cụ thể như:

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

b) Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình;

c) Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;

b) Buộc thu hồi tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh đối với hành vi quy định tại Điểm a, c Khoản 2 Điều này.

Điều 52. Hành vi cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó;

b) Không cho thành viên gia đình thực hiện quyền làm việc;

c) Không cho thành viên gia đình tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp, lành mạnh.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi buộc thành viên gia đình phải chứng kiến cảnh bạo lực đối với người, con vật.

3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Cưỡng ép thành viên gia đình thực hiện các hành động khiêu dâm, sử dụng các loại thuốc kích dục;

b) Có hành vi kích động tình dục hoặc lạm dụng thân thể đối với thành viên gia đình mà thành viên đó không phải là vợ, chồng.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại Khoản 1, 2 và Khoản 3 Điều này.

Điều 53. Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.

Điều 54. Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

1. Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật.

2. Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.

Điều 55. Hành vi cưỡng ép kết hôn, ly hôn, tảo hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

1. Cưỡng ép người khác kết hôn, ly hôn, tảo hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác.

2. Cản trở người khác kết hôn, ly hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác.

Điều 56. Hành vi bạo lực về kinh tế

1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không cho thành viên gia đình sử dụng tài sản chung vào mục đích chính đáng.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình;

b) Ép buộc thành viên gia đình lao động quá sức hoặc làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại hoặc làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động;

c) Ép buộc thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống.

Điều 57. Hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thường xuyên đe dọa bằng bạo lực để buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.”

Cụ thể, trong trường hợp của bạn, Chồng bạn sẽ bị xử phạt từ 500.000 đồng đền 1.000.000 đồng đối với hành vi thuộc điểm a khoản 2 điều 56 Nghị định này.

5. Có nên phạt tiền hành vi bạo lực gia đình không ?

Dự thảo xử lý vi phạm hành chính về phòng, chống bạo lực gia đình mới nhất, bộ Công an đề xuất hành vi xâm hại sức khỏe, hành hạ, ngược đãi, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của các thành viên trong gia đình sẽ bị phạt đến 2 triệu đồng.
Ngoài ra dự thảo còn quy định, xử phạt chồng (vợ) bắt vợ, (chồng) nộp tiền cho gia đình quá sức; không được sử dụng tài sản chung phi lý…Dự thảo này được đưa ra lấy ý kiến, nhiều người cho rằng, phạt tiền vì các hành vi trên là không khả thi, vì văn hóa gia đình truyền thống của Việt Nam rất khác.

Có nên phạt tiền hành vi bạo lực gia đình không ?

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191

Khó khả thi

Bộ Công an đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng, chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia việc áp dụng xử phạt hành chính vào mối quan hệ tình cảm ruột thịt trong gia đình sẽ không khả thi và có thể, nó là nguyên nhân để cho bạo lực gia đình và những mâu thuẫn trong gia đình tăng lên?!

Cụ thể, bộ Công an đề xuất phạt tiền từ 1-1,5 triệu đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình. Nếu sử dụng hung khí đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình sẽ bị phạt ở mức cao hơn, từ 1,5-2 triệu đồng. Đối tượng bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ hoặc đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: Bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách cũng sẽ bị phạt từ 1,5-2 triệu đồng.

Mức phạt này cũng sẽ áp dụng đối với các hành vi tiết lộ hoặc phát tán tư liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Đối với hành vi kiểm soát chặt chẽ nguồn tài chính của thành viên gia đình, buộc thành viên gia đình đóng góp tài chính vượt quá khả năng của họ cũng sẽ bị phạt 500.000-1 triệu đồng.

Ông Nguyễn Văn Đức ở Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội, nguyên cán bộ ngành tòa án đã cười rất ẩn ý khi PV đưa ông đọc dự thảo này. Ông Đức phân tích: Những thành viên trong gia đình bị tàn tật, bệnh tật, ốm yếu, bị bỏ mặc, bị bạo hành… đều yếu thế trong gia đình. Ngoài yếu thế, họ còn kém hiểu biết (mới bị như vậy – PV) nên họ làm sao có kiến thức, có chứng cứ để kiện. Hơn nữa, những chứng cứ liên quan đến vấn đề gia đình rất tế nhị. Nếu những ai đem đủ được chứng cứ ra kiện, buộc người vi phạm bị phạt thì người đó chịu bị hành hạ hay bạo hành… nhằm mục đích chứ không phải vì tình cảm gia đình.

Về chuyện, phạt người vợ, chồng, con vì bắt họ đóng góp tài chính vượt quá mức, theo ông Đức cũng là quy định “trên trời”. Ông Đức cho rằng, trong đời sống gia đình người Việt, các thành viên đủ tuổi công dân đều phải có trách nhiệm, nghĩa vụ với gia đình về tài chính. Tổng chi tiêu của một gia đình là bao nhiêu, họ sẽ tự lượng hóa, tự bảo nhau cùng kiếm, chẳng ai tố nhau là thế này thế kia cả. Hơn nữa, hiện tại, giữa lương thực và đời sống, số tiền phải chi tiêu chênh nhau khá lớn. Họ tố cáo nhau rằng, bắt tôi phải tham nhũng để đóng góp tài chính quá mức sao? Điều này chẳng bao giờ xảy ra và có xảy ra thì chỉ những vụ việc mà người trong vụ kiện đều có mục đích gì đó không rõ ràng, trong sáng với nhau.

Luật sư Lê Minh Trường, giám đốc công ty luật LVN Group (Đoàn Luật sư của LVN Group thành phố Hà Nội) cho rằng: “Tôi hoàn toàn không đồng ý với dự thảo Nghị định này. Dự thảo này sẽ rất khó đi vào thực tế và không có tính khả thi. Thực tế, mức phạt 1-2 triệu đồng nếu áp dụng chung cho cả cộng đồng đối với những người có thu nhập trên trung bình và cao thì rõ ràng không ảnh hưởng gì đến vấn đề tài chính của họ.

Cho nên Nghị định này sẽ không tới được những đối tượng có thu nhập cao dưới góc độ về mặt giáo dục, giác ngộ. Trong khi đó, những người có thu nhập trung bình và thấp thì khoản phạt này là khá lớn, tuy nhiên lại không có giá trị răn đe mà thậm chí còn đổ “thêm dầu vào lửa”. Một gia đình xảy ra mâu thuẫn rồi lại thêm chuyện túi tiền gia đình bị hao hụt đáng kể, mâu thuẫn lại nảy sinh mâu thuẫn là điều dễ hiểu.

Hơn nữa, nếu người vi phạm bị nộp phạt thì lấy tiền ở đâu ra nộp phạt, trong khi đó luật Hôn nhân gia đình quy định rất rõ tài sản của hai vợ chồng là tài sản chung. Ví dụ, người vợ là nạn nhân bị bạo hành, chồng sẽ là người bị xử phạt, trong khi đó dự thảo Nghị định lại đánh vào túi tiền. Vậy trong trường hợp này người bị bạo hành lại là nạn nhân của nạn nhân. Như vậy, dự thảo Nghị định này được thông qua sẽ xảy ra sự chồng chéo, xung đột giữa các luật với nhau. Hơn nữa việc chứng minh, đưa ra chứng cứ vụ việc rất khó, do vậy cơ quan chức năng sẽ khó mà xử phạt người vi phạm”.

Rào cản văn hóa người Việt: “Xấu chàng hổ ai?”

Bạo lực gia đình qua các con số

Số liệu thống kê của Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, hàng năm, cho thấy, Việt Nam có 2,3% gia đình có hành vi bạo lực về thể chất (đánh đập), 25% gia đình có hành vi bạo lực tinh thần, 30% cặp vợ chồng có hiện tượng ép buộc quan hệ tình dục.

Số liệu của Trung ương hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thì tính từ năm 2009 đến năm 2012, cả nước có 178.847 vụ bạo lực gia đình. Trong đó, bạo lực gia đình với phụ nữ là 106.520 vụ, bạo lực gia đình với trẻ em là 23.346 vụ, bạo lực gia đình với người cao tuổi là 16.148 vụ.

Số liệu của viện Khoa học xét xử (TANDTC), tại 42 tỉnh trong 5 năm, TAND các tỉnh đã xét xử 10.608 vụ án hôn nhân và gia đình, trong đó 42% vụ án ly hôn có nguyên nhân từ bạo lực gia đình.

Cũng theo Luật sư của LVN Group Trường, câu chuyện về giao thông cũng giống như câu chuyện về bạo lực gia đình, việc xử phạt tiền sẽ không hiệu quả. Ở nhiều quốc gia tiên tiến thường dùng hình thức phạt lao động công ích đối với những người vi phạm. Dù người giàu hay người nghèo đều bị phạt như nhau, hình thức này rất văn minh, có tính răn đe và không ảnh hưởng đến tài chính. Như vậy dự luật Nghị định này được thông qua, người thiệt và khổ vẫn là người dân.

Dưới góc độ văn hóa và thuần phong mỹ tục Việt Nam, bà Nguyễn Thị Thu Thúy, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về Giới – Gia đình – Phụ nữ và Vị thành niên cho biết: “Việc phạt tiền đối với người gây bạo lực gia đình không phù hợp với văn hóa người Việt. Như các nước phương Tây vợ hoặc chồng đều có tài khoản riêng nếu bị phạt sẽ trừ trực tiếp vào tài khoản. Nhưng ở nước ta, vợ chồng có tiền đều cho vào quỹ chung, do vậy việc phạt chồng cũng không khác gì phạt vợ”.

Chị Nguyễn Thị Tâm, kế toán công ty sản xuất Thương mại và Dịch vụ MTB Việt Nam bày tỏ: “Dự thảo Nghị định này sẽ rất khó đi vào thực tế. Trong cuộc sống gia đình, có lúc nọ lúc kia, “cơm không lành, canh không ngọt” dẫn đến chuyện “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” ít nhiều cũng xảy ra. Vợ chồng không nên không phải đóng cửa bảo nhau chứ mấy khi tố cáo “xấu chàng hổ ai”, chỉ trong trường hợp người bị bạo hành liên tục và nặng không thể chung sống mới tố cáo”.

Thay vì xử phạt hành chính, theo bà Thúy, nên có các hình thức xử phạt đánh vào tâm lý và nâng cao hiểu biết cho người vi phạm bạo lực gia đình. Ở nước ngoài người ta vẫn xử phạt lao động công ích, buộc tham gia một lớp học đặc biệt các kiến thức về gia đình, hậu quả của bạo lực gia đình.

Trên đây là tư vấn và những bài viết tham khảo được biên tập của chúng tôi, nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.0191 để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hôn nhân – Công ty luật LVN Group