Thưa Luật sư của LVN Group, công ty có nên xử lý kỷ luật bằng dưới thức khiển trách bằng miệng không? Quy trình thủ tục như thế nào? Mong được giải đáp từ Luật sư của LVN Group. Xin cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Lao động của Công ty luật LVN Group

>> Luật sư tư vấn pháp luật Lao động, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật lao động năm 2019

– Nghị định 145/2020/NĐ-CP

2. Kỷ luật lao động là gì? Khi nào xử lý kỷ luật lao động?

Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.

Xử lý kỷ luật lao động được tiến hành khi người lao động có hành vi vi phạm nội quy lao động.

3. Các hình thức xử lý kỷ luật lao động

– Khiển trách.

– Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.

– Cách chức.

– Sa thải.

Trên cơ sở nội quy lao động, tùy vào hành vi vi phạm, mức độ vi phạm sẽ áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động tương ứng.

4. Căn cứ pháp lý về kỷ luật lao động

Kỷ luật lao động được quy định tại mục 1 Chương VIII Bộ luật lao động năm 2019, cụ thể từ Điều 117 đến Điều 128. Các nội dung quy định cụ thể: Kỷ luật lao động; Nội quy lao động; Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động; Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động; Hình thức xử lý kỷ luật lao động; Sa thải; Xóa kỷ luật, giảm thời hạn chấp hành kỷ luật…

5. Xử lý kỷ luật với hình thức khiển trách bằng miệng có được không?

Thưa Luật sư của LVN Group, công ty có nên xử lý kỷ luật bằng dưới thức khiển trách bằng miệng không? Quy trình thủ tục như thế nào? Mong được giải đáp từ Luật sư của LVN Group. Xin cảm ơn!

5.1. Hình thức khiển trách bằng miệng

Hình thức khiển trách bằng miệng đây là quy định của văn bản pháp luật lao động đã hết hiệu lực. Bộ luật lao động hiện hành và văn bản hướng dẫn chi tiết không quy định về hình thức khiển trách bằng miệng. Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn nhiều doanh nghiệp vẫn còn áp dụng hình thức xử lý kỷ luật này. Hình thức khiển trách bằng miệng được pháp luật ghi nhận trước đây tồn tại nhiều bất cập như không có bằng chứng ghi nhận lại người lao động đã từng bị xử lý kỷ luật, đa phần các lỗi áp dụng hình thức khiển trách bằng miệng là các lỗi nhỏ và xảy ra ở nhiều người lao động. Do vậy nếu doanh nghiệp muốn tiến hành đúng luật về hình thức xử lý kỷ luật lao động phải bắt buộc thực hiện một loạt các quy trình trên thì quá mất nhiều thời gian và công sức. Từ đó, các doanh nghiệp thường cân nhắc để lựa chọn hành vi vi phạm nào cần thiết phải xử lý và đưa thành hình thức xử lý khiển trách bằng văn bản.

Dưới góc độ quản lý, đối với cách thức khiển trách bằng miệng nên chuyển thành hình thức nhắc nhở nội bộ, hướng dẫn nghiệp vụ hoặc nhắc nhở thông báo chung cho toàn thể nhân viên về một số quy định trong nội quy lao động cần phải được tuân thủ.

5.2. Quy trình xử lý kỷ luật lao động

Theo quy định tại Điều 124 Bộ luật lao động 2019 hình thức xử lý kỷ luật lao động bao gồm các hình thức sau: (i) Khiển trách; (ii) Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức; và (iii) Sa thải.

Khi áp dụng một trong các hình thức xử lý kỷ luật lao động này, người sử dụng lao động phải tuân thủ theo các quy định về nguyên tắc và trình tự xử lý kỷ luật lao động như được quy định tại Điều 122 BLLĐ và hướng dẫn chi tiết tại Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP:

Bước 1: Lập biên bản vi phạm (thu thập chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm)

Khi phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, người sử dụng lao động tiến hành lập biên bản vi phạm và thông báo đến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên, người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi. Trường hợp người sử dụng lao động phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi vi phạm đã xảy ra thì thực hiện thu thập chứng cứ chứng minh lỗi của người lao động.

Bước 2: Thông báo thời gian họp

Ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động, người sử dụng lao động thông báo về nội dung, thời gian, địa điểm tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, họ tên người bị xử lý kỷ luật lao động, hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật lao động đến các thành phần phải tham dự họp, bảo đảm các thành phần này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp;

Khi nhận được thông báo của người sử dụng lao động, các thành phần phải tham dự họp phải xác nhận tham dự cuộc họp với người sử dụng lao động. Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự không thể tham dự họp theo thời gian, địa điểm đã thông báo thì người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận việc thay đổi thời gian, địa điểm họp; trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì người sử dụng lao động quyết định thời gian, địa điểm họp;

Bước 3: Tiến hành họp kỷ luật

Người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động theo thời gian, địa điểm đã thông báo. Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự họp không xác nhận tham dự cuộc họp hoặc vắng mặt thì người sử dụng lao động vẫn tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động.

Nội dung cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản, thông qua trước khi kết thúc cuộc họp và có chữ ký của người tham dự cuộc họp, trường hợp có người không ký vào biên bản thì người ghi biên bản nêu rõ họ tên, lý do không ký (nếu có) vào nội dung biên bản.

Bước 4: Ra quyết định xử lý kỷ luật lao động và gửi quyết định.

Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động và gửi đến các thành phần phải tham dự họp xử lý kỷ luật.

Như vậy khi xử lý kỷ luật lao động bằng bất kể bằng hình thức nào, người lao động đều phải chấp hành và tuân thủ đúng quy trình nói trên.

6. Xử lý kỷ luật lao động trong trường hợp tái phạm

Công ty tôi muốn áp dụng xử lý kỷ luật: Người lao động nghỉ 1 ngày không phép sẽ bị khiển trách bằng 1 biên bản cảnh cáo (Biên bản cảnh cáo là hình thức kỷ luật khiển trách bằng văn bản), tiếp tục tái phạm nghỉ không phép thêm 1 ngày nữa trong tháng thì sẽ bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương, tiếp tục tái phạm nghỉ không phép lần 3 trong tháng sẽ bị xử lý kỷ luật sa thải. Nếu làm như vậy có đảm bảo tuân thủ pháp luật không?

Khi người lao động vi phạm 1 lỗi và đã bị xử lý bằng 1 hình thức xử lý kỷ luật rồi, nhưng vẫn trong thời hiệu của hình thức xử lý này, người lao động lại mắc thêm 1 lỗi khác (không phải tái phạm lỗi cũ) thì hình thức xử lý kỷ luật sẽ như thế nào? có được cộng dồn 2 lỗi này để xử lý với hình thức cao hơn không?

6.1. Nghỉ 1 ngày tái phạm 03 lần có sa thải được không?

Nội quy quy định nghỉ 1 ngày khiển trách, tái phạm lần thứ 2 kéo dài thời hạn nâng lương, tái phạm lần 3 bị sa thải có được không?

Việc xử lý kỷ luật lao động được đặt ra khi người lao động vi phạm các quy định về thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh trong Nội quy lao động của công ty.

Pháp luật lao động hiện hành quy định có 4 hình thức xử lý kỷ luật:

+ Khiển trách;

+ Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng;

+ Cách chức;

+ Sa thải.

Tuy nhiên hiện nay pháp luật lao động không có quy định cụ thể các trường hợp vi phạm và hình thức kỷ luật tương ứng đối với hình thức kỷ luật khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng và cách chức. Việc quy định cụ thể các hành vi vi phạm kỷ luật lao động và các hình thức xử lý kỷ luật tương ứng sẽ được người sử dụng lao động quyết định trong nội quy lao động của mình (Điểm g khoản 2 Điều 118 Bộ luật lao động năm 2019).

Như vậy, nếu công ty của bạn đã ban hành nội quy lao động quy định rằng: Người lao động bị kỷ luật khiển trách bằng văn bản nếu nghỉ 1 ngày không phép, nếu tiếp tục tái phạm việc nghỉ 1 ngày không phép (được xem là tái phạm nếu tiếp tục vi phạm trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày bị áp dụng hình thức khiển trách bằng văn bản) sẽ bị kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương và khi người lao động tiếp tục tái phạm nghỉ 1 ngày không phép sau khi đã bị kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương (được xem là tái phạm nếu tiếp tục vi phạm trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương) thì công ty của bạn được quyền áp dụng Khoản 3 Điều 125 Bộ luật lao động năm 2019 để xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động.

Từ sự phân tích trên đây, ta thấy rằng công ty của bạn được quyền sa thải trong trường hợp này nếu nội quy lao động của công ty của bạn đã quy định các trường hợp bị xử lý kỷ luật như nêu trên. Lưu ý, việc xử lý kỷ luật phải tuân thủ quy trình theo luật định và cần xem xét các trường hợp không được hoặc không xử lý kỷ luật lao động như quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều 122 Bộ luật lao động năm 2019.

6.2. Có được cộng dồn 2 hành vi vi phạm kỷ luật để áp dụng hình thức kỷ luật cao hơn?

Nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động là không áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm (Khoản 2 Điều 122 Bộ lao động năm 2019) và khi người lao động có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất (Khoản 3 Điều 122). Do vậy, công ty của bạn không được dồn 2 vi phạm của người lao động để áp dụng 1 hình thức kỷ luật cao hơn.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động – Công ty luật LVN Group