Em bắt đầu thôi việc cty từ ngày 10/3/13 để tim kiếm công việc mới (giám đốc cty cũ đồng ý cho em thôi việc nhưng chưa ký đơn thôi việc của em), sau khi thôi việc em đã hỗ trợ cty trong việc bàn giao công việc cho người sau như yêu cầu cty và đã hoàn thành nhưng cho đến hôm nay là 15/7/13 vẫn chưa thanh toán phần lương tháng 2 và 3 của 2013 cho em. Cty cũ cứ đưa hết lý do này nọ và hẹn hết lần này lần khác rồi giao cho phó giám đốc giải quyết nhưng phó giám đốc và kế toán trưởng không giải quyết được, vì em còn công việc của em nhưng khi em thu sếp để lên giải quyết thì luôn cáo bận rồi đủ thứ lý do và kéo dài thời gian và ảnh hưởng đến công việc hiện tại của em rất nhiều. Các anh tư vấn giúp em làm cách nào để đòi được lương ( trước em cũng có mấy người bị như em và nản bỏ cuộc ) và nếu không giải quyết được thì em khởi kiện như thế nào và mẫu form khởi kiện ra sao. Các anh giúp hộ em vì số tiền tháng 2 và 3 còn lại của em cũng nhiều. Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ anh.
Trân trọng,

Người gửi: Ngô Ngọc Anh

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật lao động của Công ty Luật LVN Group.

Xử lý thế nào khi công ty không thanh toán tiền lương khi thôi việc ?

Luật sư tư vấn pháp luật lao động qua điện thoại (24/7)gọi:  1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho công ty chúng tôi! Vấn đề của bạn tôi xin được trả lời như sau:

– Cơ sở pháp lý:Bộ luật lao động số 10/ 2012/ QH13

Tại khoản 2 điều 47 Bộ luật lao động quy định “Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.” Bạn bắt đầu thôi việc từ ngày 10/3/2013 đến nay là 15/7/2013 tức là 4 tháng 5 ngày kể từ ngày bạn bắt đầu thôi việc mà công ty vẫn chưa thanh toán tiền nợ lương hai tháng cho bạn vượt quá thời hạn tối đa 37 ngày theo quy định của pháp luật. Như vậy công ty của bạn đã vi phạm nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Căn cứ theo điềuĐiều 31Bộ luật tố tụng dân sự số 24/ 2004/ QH11Những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án

1. Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động mà Hội đồng hoà giải lao động cơ sở, hoà giải viên lao động của cơ quan quản lý nhà nước về lao động quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoà giải không thành hoặc không giải quyết trong thời hạn do pháp luật quy định, trừ các tranh chấp sau đây không nhất thiết phải qua hoà giải tại cơ sở:

a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động và người sử dụng lao động; về trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về lao động;

đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp xuất khẩu lao động.

Tranh chấp của bạn là tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động không thuộc trường hợp không phải qua hòa giải viên lao động vì vậy để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bạn cần tiến hành các công việc sau:

– Gửi đơn đến công ty yêu cầu công ty thanh toán nợ lương và đưa ra một thời hạn nhất định nếu hết thời hạn đó mà công ty không thanh toán thì bạn gửi đơn đến sở lao động thương binh và xã hội yêu cầu hòa giải viên lao động giải quyết.

– Sau thời hạn 5 ngày nếu hòa giải viên lao động không giải quyết hoặc hòa giải không thành thì bạn có quyền gửi đơn yêu cầu tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty đóng trụ sở giải quyết.

Còn về mẫu form khởi kiện bạn có thể tham khảo Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động – Công ty luật LVN Group 

————————————–

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;

2. Tư vấn pháp luật lĩnh vực dân sự;

3. Tư vấn luật hành chính Việt Nam;

4. Luật sư tư vấn pháp luật lĩnh vực luật lao động;

5. Luật sư tư vấn khởi kiện vụ án lao động tại toà án;

6. Luật sư tranh tụng tại tòa án và đại diện ngoài tố tụng;

7. Dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án;

8. Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình;