1. Vi phạm quyền bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?

Kính chào Luật LVN Group ! Em có câu hỏi thắc mắc nhờ Luật sư của LVN Group giải đáp giúp ạ: cơ sở H chuyên sản xuất và cung cấp ra thị trường sản phẩm sữa Đậu nành cao cấp đóng chai. Cơ sở này dã thu mua và sử dụng lại những vỏ chai nước ngọt của công ty T đã được đăng kí kiểu dáng công nghiệp. Công ty T cho rằng cơ sở H đã có hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp đang được bao hộ của mình và đề nghị cơ quan chức năng xử lý.
Luật sư cho e hỏi là: nếu là Luật sư của LVN Group của ông ty T, cần lập luận như thế nào để chứng minh cơ sở H đã có hành vi xâm phạm ?
Em xin cảm ơn Luật sư của LVN Group và chúc luât LVN Group ngày càng thành công !

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn Luật sở hữu trí tuệ của công ty luật LVN Group.

Vi phạm quyền bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ?

Luật sư tư vấn Luật sở hữu trí tuệ gọi: 1900.0191

Trả lời:

Theo quy định tại Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019:

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.

Trước hết, các tổ chức, cá nhân thực hiện các hành vi sau thì bị coi là hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp theo quy định:

– Sử dụng sáng chế được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó, thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc bất kỳ phần nào có tính nguyên gốc của thiết kế bố trí đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu;

– Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời

Về việc xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:

Hành vi bị xem xét bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 126 Luật sở hữu trí tuệ 2005, khi có đủ các căn cứ sau đây:

– Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

– Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.

– Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại Điều khoản 2 Điều 125 Luật sở hữu trí tuệ 2005.

– Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam.

Hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.

Quy định Yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp:

– Yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp là sản phẩm hoặc phần của sản phẩm mà hình dáng bên ngoài không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ.

– Căn cứ để xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp là phạm vi bảo hộ kiểu dáng công nghiệp được xác định theo Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.

– Sản phẩm, phần sản phẩm bị coi là yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Trên sản phẩm hoặc phần sản phẩm bị xem xét, kể cả trường hợp đã được cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, có tập hợp các đặc điểm tạo dáng hợp thành một tổng thể là bản sao hoặc về bản chất là bản sao (gần như không thể phân biệt được sự khác biệt) của kiểu dáng công nghiệp của chủ sở hữu khác đã được bảo hộ mà không được sự đồng ý của người đó;

+ Trên sản phẩm hoặc phần sản phẩm bị xem xét có tập hợp các đặc điểm tạo dáng hợp thành một tổng thể là bản sao hoặc về bản chất là bản sao của kiểu dáng công nghiệp của ít nhất một sản phẩm trong bộ sản phẩm được bảo hộ của người khác.

– Kiểu dáng công nghiệp của một sản phẩm (phần sản phẩm) chỉ bị coi là không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ khi kiểu dáng công nghiệp đó là bản sao hoặc về bản chất là bản sao của kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ.

– Sản phẩm/phần sản phẩm bị xem xét được coi là bản sao của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu sản phẩm/phần sản phẩm đó có tập hợp các đặc điểm tạo dáng (hình dáng) bên ngoài chứa tất cả các đặc điểm tạo dáng cơ bản và không cơ bản của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ.

– Sản phẩm/phần sản phẩm bị xem xét về bản chất được coi là bản sao của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu sản phẩm/phần sản phẩm đó có tập hợp các đặc điểm tạo dáng bên ngoài chứa tất cả các đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ, chỉ khác biệt về những đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ được.

– Trường hợp tổng thể các đặc điểm tạo dáng bên ngoài của một sản phẩm/phần sản phẩm bị coi là bản sao hoặc về bản chất là bản sao của tập hợp các đặc điểm tạo dáng bên ngoài của ít nhất một sản phẩm trong bộ sản phẩm thuộc kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ thì cũng bị coi là xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp đó.

– Đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ được hiểu là đặc điểm tạo dáng dễ dàng nhận biết, ghi nhớ, được dùng để phân biệt tổng thể kiểu dáng công nghiệp này với kiểu dáng công nghiệp khác. Tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản có thể là hình khối, đường nét, tương quan giữa các đặc điểm hình khối và/hoặc đường nét, các đặc điểm màu sắc được xác định trên cơ sở bộ ảnh chụp/bản vẽ kèm theo Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.

Theo quy định các quy định trên thì căn cứ để xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp là phạm vi bảo hộ kiểu dáng công nghiệp được xác định theo Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.

Để biết được sản phẩm có xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp thì còn căn cứ vào nhiều yếu tố như: trên sản phẩm hoặc phần sản phẩm bị xem xét có tập hợp các đặc điểm tạo dáng hợp thành một tổng thể là bản sao hoặc về bản chất là bản sao, hoặc trên sản phẩm hoặc phần sản phẩm bị xem xét có tập hợp các đặc điểm tạo dáng hợp thành một tổng thể là bản sao hoặc về bản chất là bản sao của kiểu dáng công nghiệp của ít nhất một sản phẩm trong bộ sản phẩm được bảo hộ của người khác.

Như vậy, khi công ty T muốn chứng minh cơ sở sản xuất kinh doanh H xâm phạm kiểu dáng công nghiệp của công ty mình thì công ty cần đưa ra được các căn cứ theo quy định trên để có thể xác định chính xác hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp đối với công ty mình.

2. Xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp

Quy định về yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp là như thế nào?

1) Sản phẩm/phần sản phẩm bị xem xét được coi là bản sao với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu sản phẩm/phần sản phẩm đó có tập hợp các đặc điểm tạo dáng (hình dáng) bên ngoài chứa tất cả các đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ.

2) Sản phẩm/phần sản phẩm bị xem xét được coi bản chất là bản sao của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu sản phẩm/phần sản phẩm đó có tập hợp các đặc điểm tạo dáng bên ngoài gần như chứa tất cả các đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ, chỉ khác biệt về những đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ được.

3) Trường hợp tổng thể các đặc điểm tạo dáng bên ngoài của một sản phẩm/phần sản phẩm bị coi là bản sao hoặc về bản chất là bản sao của tập hợp các đặc điểm tạo dáng bên ngoài của ít nhất một sản phẩm trong bộ sản phẩm thuộc kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ thì cũng bị coi là xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp đó.

4) Đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ được hiểu là đặc điểm tạo dáng dễ dàng nhận biết, ghi nhớ, được dùng để phân biệt tổng thể kiểu dáng công nghiệp này với kiểu dáng công nghiệp khác. Tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản có thể là hình khối, đường nét, tương quan giữa các đặc điểm hình khối và/hoặc đường nét, các đặc điểm màu sắc được xác định trên cơ sở bộ ảnh chụp/bản vẽ, phần mô tả kiểu dáng công nghiệp kèm theo Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.

3. Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là chìa khóa thành công?

Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh, có rất nhiều hàng hóa cùng loại của các cơ sở sản xuất khác nhau được đưa ra thị trường.

Một trong những yếu tố thu hút sự chú ý của khách hàng đó là sản phẩm có hình dáng bên ngoài bắt mắt.

Hình dáng bên ngoài của sản phẩm được gọi là kiểu dáng công nghiệp, kiểu dáng công nghiệp là một trong đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ và được pháp luật bảo hộ.

4. Đơn đăng ký sáng chế phải nộp cho cơ quan nào?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Đơn đăng ký sáng chế phải nộp cho cơ quan nào ? Cảm ơn!

Trả lời:

– Đơn đăng ký sáng chế phải được đăng ký trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện cho Cục sở hữu trí tuệ (trụ sở chính hoặc qua các văn phòng đại diện)

– Lệ phí đăng ký sáng chế có thể nộp bằng tiền mặt, séc chuyển khoản hoặc ủy nhiệm chi cho Cục sở hữu trí tuệ

Địa chỉ Cục sở hữu trí tuệ: 386 Nguyễn Trãi, Hà Nội

>> Xem thêm: Mức phí duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế là bao nhiều tiền ?

5. Quyền nộp đơn đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích?

cho tôi hỏi quyền nộp đơn đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích là như thế nào?

Trả lời:

Quyền nộp đơn đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích trước hết thuộc về tác giả hoặc người thừa kế hợp pháp của tác giả;

Nếu sáng chế, giải pháp hữu ích được tạo ra khi tác giả thực hiện nhiệm vụ do Tổ chức mà tác giả là thành viên giao cho hoặc được tác giả tạo ra chủ yếu do sử dụng kinh phí, phương tiện vật chất của Tổ chức, thì quyền nộp đơn đăng ký sáng chế , giải pháp hữu ích đó thuộc về Tổ chức giao việc hoặc Tổ chức cung cấp kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả;

Nếu sáng chế, giải pháp hữu ích được tạo ra do tác giả thực hiện Hợp đồng thuê việc với Tổ chức hoặc cá nhân khác và trong Hợp đồng không có thoả thuận nào khác, thì quyền nộp đơn sáng chế, giải pháp hữu ích hoặc kiểu dáng công nghiệp thuộc về Tổ chức hoặc cá nhân đã ký Hợp đồng đó với tác giả.

Người nộp đơn sáng chế, giải pháp hữu ích có thể chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp,cho cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác thông qua văn bản chuyển giao quyền nộp đơn.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ – Công ty Luật LVN Group