1. Xử phạt hành vi xúc phạm danh dự người khác?

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Tôi hiện đang làm việc trong công chức. Có 1 người nhắn tin vào Facebook của bạn bè, đồng nghiệp của tôi vu khống tôi như sau:” tôi chơi với…coi chừng,….đang quen với thằng xìke”. Xin cho tôi hỏi việc này có được coi là xúc phạm danh dự của tôi hay không và sẽ bị phạt như thế nào ?
Tôi xin chân thành cảm ơn.
 

>> Luật sư tư vấn luật hình sự gọi số:1900.0191

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 1 Ðiều 34 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định như sau:

“ Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.”

Theo quy định tại Ðiều 584 Bộ luật Dân sự có quy định:

“Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”

Như vậy khi nhận thấy danh dự nhân phẩm của mình bị xâm phạm bạn có quyền khởi kiện dân sự có kèm nghĩa vụ chứng minh để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình đồng thời yêu cầu người gây ra thiệt hại phải bồi thường.

Theo thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi thì hành vi của người đó chưa đủ để cấu thành bất cứ tội nào liên quan đến xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.

Đối với tội phạm quy định tại Điều 155 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định:

Điều 155. Tội làm nhục người khác

“1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.”

Trong cuộc sống hằng ngày thường xảy ra nhiều hành vi có tính chất làm nhục người khác nhưng chỉ coi là tội làm nhục người khác khi hành vi đó xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của nạn nhân. Nếu chỉ là những lời lẽ hành động có tính chất thiếu văn hóa như chửi rủa nhau ở đám đông, đổ nước bẩn vào nhau hoặc trong quán nhậu cãi nhau rồi hắt bia, rượu vào mặt nhau thì không phải là tội phạm, mà tùy trường hợp có thể bị xử phạt hành chính. Trường hợp bạn nêu không phạm tội quy định tại Điều 121 (như trên) vì chưa đủ yếu tố cấu thành. Vì việc xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác là làm tổn thương nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người khác. Việc đánh giá mức độ xúc phạm có nghiêm trọng hay không phải căn cứ vào thái độ, nhận thức của người phạm tội; cường độ và thời gian kéo dài của hành vi xúc phạm; vị trí và môi trường xung quanh; vị trí, vai trò, uy tín của người bị hại trong gia đình, tổ chức hoặc trong xã hội, dư luận xã hội; môi trường diễn ra hành vi xúc phạm, sự tác động cụ thể đối với người bị hại (bị ảnh hưởng về tâm lý ),..

Tuy nhiên hành vi đó có thể bị xử phạt hành chính, bạn có thể làm đơn tố cáo hành vi của người đó và gửi ra công an khu vực, nếu đủ cơ sở chứng minh, tùy theo mức độ, hành vi của người đó có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình như sau:

Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;”

Như vậy mức xử phạt có thể bị áp dụng với người có hành vi như bạn đã nêu là từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

2. Xúc phạm đến danh dự của bạn trong lớp?

Kính gửi Luật sư của LVN Group, Tôi hiện đang là học sinh lớp cuối cấp, tôi xin trình bày một việc như sau: Vừa qua tôi tham gia lớp học thêm ở một nhà cô giáo, trong đó tôi quen một bạn (tạm gọi là A) vì từng học cùng trường. A dẫn theo một người bạn là B, cả hai cùng học được một thời gian thì nghỉ. Sau khi A và B nghỉ, tôi vẫn tiếp tục theo học thêm và không gặp lại cả hai người đó nữa, cũng không giữ bất cứ thông tin liên lạc nào.
Cho đến những ngày vừa qua, tôi nhận được điện thoại từ cô giáo với nội dung rằng tôi nhận tiền học từ hai bạn A và B mà không trả, và bố mẹ hai bạn yêu cầu gặp mặt trực tiếp tôi. Tôi vô cùng bất ngờ vì như đã trình bày ở trên, tôi không hề gặp hai bạn sau khi hai bạn đã nghỉ. A và B vu oan rằng họ bắt gặp tôi trên đường vào những ngày giáp Tết, và nhờ tôi nhận số tiền hơn 4 triệu đồng học phí cho cô giáo. Tôi khẳng định rằng mình không hề gặp hai bạn, cũng chưa bao giờ nhận được số tiền nêu trên. Tôi nên làm gì để giải quyết vấn đề này ạ? A và B đã xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của tôi, vu oan và đặt điều cho tôi, tôi không làm. Tôi cảm thấy rất bức xúc và bế tắc khi ở trong tình cảnh này.
Cháu xin chân thành cảm ơn!.

Xúc phạm đến danh dự của bạn trong lớp bị phạt như thế nào?

Luật sư tư vấn luật hình sự trực tuyến, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Chúng tôi đã tiếp nhận được câu hỏi của bạn, trong tình huống này, nếu như bạn hoàn toàn không giữ số tiền 4.000.000 đó và gia đình bạn của bạn không có cơ sở chứng minh như lại tố cáo hành vi của bạn thông qua những gì con họ nói mà chưa có bằng chứng xác thực cùng với những câu nói xúc phạm đến danh dự của bạn thì bạn có thể dựa trên những dấu hiếu xác định tội phạm dưới đây để xem xét xem thực tế hành vi của họ đến đâu, đã đủ yếu tố cấu thành tội hay chưa và cân nhắc trước khi tố cáo đến cơ quan công an:

Thứ nhất, hành vi vu khống, làm nhục người khác là gì?

Vu khống là hành vi cố ý đưa ra hoặc cố ý loan truyền những thông tin không đúng sự thật có nội dung xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự, uy tín người khác bằng những hình thức khác nhau như truyền miệng, qua phương tiện thông tin đại chúng, qua đơn thư tố giác …

Làm nhục người khác là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.

Thứ hai, vu khống và làm nhục người khác thì bị phạt như thế nào?

Đối với tội phạm quy định tại Điều 155 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định:

Điều 155. Tội làm nhục người khác

“1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.”

Điều 156 quy định về Tội vu khống như sau:

Điều 156. Tội vu khống:

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

Trong trường hợp này nếu bạn có căn cứ chứng minh được rằng gia đình ngườii bạn của mình có hành vi vu khống, và làm nhục bạn thì bạn có thể làm đơn lên cơ quan công an, hoặc ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn nơi bạn đang cư trú để được giải quyết.

Nếu chưa đủ căn cứ để cấu thành tội phạm hình sự thì hành vi này của A,B có thể bị phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP, cụ thể tại Điểm a khoản 1 Điều 5, cụ thể có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000.

3. Khởi kiện hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm?

Thưa Luật sư của LVN Group, tôi tên là NNM hiện là giáo viên dạy cấp 1. Vào mấy ngày trước tôi có cùng bạn trai ra ngoài tạo lập cuộc sống riêng. Một hôm, gia đình tôi có lên gặp anh trai của bạn tôi để nói chuyện của hai đứa.
Lúc đó anh ta dùng nhiều từ ngữ không hay, nói tôi là đứa con gái lẳng lơ, còn kêu gia đình tôi đem tôi về đánh cho tôi chết sau đó lột đồ tôi để cho mọi người biết. Ngoài ra, anh ta còn nói rất nhiều từ xúc phạm đến danh dự của tôi. Hôm sau khi biết được sự việc, tôi có nhắn tin nói chuyện phải trái với anh ta, không ngờ anh ta còn hù dọa là sẽ làm đơn để nói xấu tôi gửi xuống phòng giáo dục nơi tôi đang công tác. Vậy xin hỏi, tôi có thể kiện anh ta về việc xúc phạm danh dự không?
Xin cảm ơn!

Tư vấn khởi kiện hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm?

Luật sư tư vấn hình sự về tội làm nhục người khác, gọi:1900.0191

Trả lời:

Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín là một trong những quyền nhân thân của cá nhân. Ðiều 34 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định: Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

Người nào có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác có thể bị phạt vi phạm hành chính (theo điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, phòng, chống bạo lực gia đình). Thậm chí, người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác quy định tại Điều 155 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định:

Điều 155. Tội làm nhục người khác

“1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.”

Nếu bạn có chứng cứ cụ thể về việc anh trai của bạn trai bạn có những từ ngữ thô tục xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn thì bạn hãy tố cáo anh ta tội xúc phạm danh dự nhân phẩm của bạn. (ví dụ như đoạn ghi âm, tin nhắn…)

Ngược lại, nếu bạn không có chứng cứ gì xác thực, có thể bạn sẽ trở thành người bịa đặt thông tin không có thật, sẽ bị xử lý hành chính hoặc nghiêm trọng hơn là khép tội vu khống. Điều 155 Bộ luật Hình sự quy định rõ: Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty Luật LVN Group.

4. Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Anh chị ơi cho e hỏi chút xíu. Gia đình e có một người đang bị tung clip nóng. Nhưng mà e xem thì đã che mặt lúc có lúc không. có 1video thì nhìn được mặt 2 người. đối phương không nói gì với gia đình hay cá nhân người bị hại cả. chỉ vì e thấy clip đó và e nhận ra. và đi về hỏi thì đúng là như thế, giờ e không biết làm như thế nào cho giải quyết êm xuôi. không có tai tiếng gì ?
Anh chị tư vấn giúp e

Luật sư tư vấn:

Đối với tội phạm quy định tại Điều 155 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định:

Điều 155. Tội làm nhục người khác

“1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.”

Việc tung clip nóng của người khác lên mạng mà không được sự đồng ý của người đó là hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bạn muốn giải quyết êm xuôi, trước hết bạn hoặc người trong clip yêu cầu người đã đăng bài phải xóa clip đó. Nếu người đó không hợp tác, hai bên không thỏa thuận được thì có thể khởi kiện người đăng clip về hành vi làm nhục người khác.

5, Quyền được bảo vệ về danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân

Quyền được bảo vệ về danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được thừa nhận như sau

1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

2. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.

Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

3. Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.

4. Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.

5. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

Trân trọng ./.

Bộ phận tư vấn luật Hình sự – Công ty luật LVN Group