1. Tư vấn soạn thảo mẫu đơn tố cáo hành vi gây rối trật tự, xúc phạm danh dự người khác ?
Luật sư tư vấn trực tiếp về pháp luật dân sự gọi:1900.0191
Luật sư tư vấn:
Chúng tôi xin cung cấp mẫu đơn tố cáo theo Luật tố cáo năm 2018 để bạn tham khảo như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
…, ngày …… tháng….năm ……
ĐƠN TỐ CÁO
Kính gửi: ……………………………(1)
Họ và tên: ………………………(2); mã số hồ sơ…………………….(3)
Địa chỉ: …………………………………………………………………..
Tôi làm đơn này tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của:…………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………(2)
Nay tôi đề nghị:
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………(3)
Tôi xin cam đoan những nội dung tố cáo trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu cố tình tố cáo sai.
Người tố cáo
(ký và ghi rõ họ tên)
Hướng dẫn điền các hạng mục trên của đơn tố cáo:
(1) Tên cơ quan tiếp nhận tố cáo.
(2) Họ chức vụ và hành vi vi phạm pháp luật của người bị tố cáo.
(3) Người, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo xác minh, kết luận và xử lý người có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
>> Tham khảo bài viết liên quan: Mẫu đơn tố cáo
2. Trách nhiệm pháp lý đối với hành vi bịa đặt xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Công ty Luật LVN Group . Với thắc mắc của bạn, Công ty Luật LVN Group xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
2.1 Thứ nhất, trách nhiệm dân sự:
Theo Điều 34 Bộ luật dân sự 2015 có quy định: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
2.2 Thứ hai, trách nhiệm hành chính:
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội, phòng và chữa cháy, phòng và chống bạo lực gia đình:
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
b) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;
c) Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng.”
Nếu hành vi xúc phạm diễn ra nhiều lần, ảnh hưởng đến nhân phẩm danh dự của chị A, chị A có thể gửi đơn tố cáo đến cơ quan công an để tố cáo hành vi vi phạm này.
2.3 Thứ ba, trách nhiệm hình sự:
Trường hợp hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác ở mức độ nghiêm trọng và đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 về tội làm nhục người khác:
Điều 155. Tội làm nhục người khác1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:a) Phạm tội 02 lần trở lên;b) Đối với 02 người trở lên;…
Trường hợp việc xúc phạm, danh dự có tính chất bịa đặt, loan truyền thì có thể bị xem là tội vu khống theo Điều 156 Bộ luật hình sự 2015 quy định như sau:
Điều 156. Tội vu khống1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.….
Tuy nhiên, còn phải tùy vào mức độ xúc phạm có nghiêm trọng hay không phải có căn cứ vào thái độ, nhận thức của người phạm tội, thời gian kéo dài của hành vi xúc phạm, ảnh hưởng đến vị trí, vai trò của người bị hại trong gia đình, tổ chức hoặc ngoài xã hội,….
Do vậy, chị A có thể làm đơn tố cáo vợ chồng anh B và gửi ra công an khu vực, nếu có đủ cơ sở chứng minh, mức độ của hành vi thì có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Công an đánh và xúc phạm danh dự người dân thì bị xử lý như thế nào ?
Lúc đó mấy anh công an khu vực còng tay con lại và đấm liên tục vào bụng và ngực con, con đau lắm nhưng không biết làm sao, lúc đó nhiều người dân ra xem hỏi sao vậy, thì có một anh công an nói, nó đang bị lệnh truy nã phải bắt nó về phường, nhốt con 5 giờ sáng mới cho về, mặc dù từ nhỏ tới giờ con chưa làm việc gì sai hết, con uất ức lắm ?Mong Luật sư tư vấn giúp con, con nên làm gì ạ?
Con xin cảm ơn ạ !
Luật sư tư vấn:
Căn cứ vào Điều 137 Bộ luật hình sự 2015 có quy định cụ thểnhư sau:
Điều 137. Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ
1. Người nào trong khi thi hành công vụ dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:a) Đối với 02 người trở lên, mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ.3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
3.1 Các dấu hiệu của tội phạm này như sau:
Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ được hiểu là hành vi của người được giao thực hiện công vụ đã làm cho người khác bị thương tích, hoặc bị tổn hại cho sức khỏe do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên.
3.2 Khách thể của tội phạm:
Tội phạm xâm phạm quyền được bảo hộ về sức khỏe của công dân.
3.3 Mặt khách quan của tội phạm
-Về hành vi:
Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép. Hơn nữa, hành vi dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép phải gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên thì mới cấu thành tội gây thương tích hoặc gây tổn haị cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ. Vì vậy, trong mọi trường hợp, các cơ quan tiến hành tố tụng phải trưng cầu giám định pháp ý đối với nạn nhân.
-Về hậu quả:
Hậu quả của tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ là thiệt hại về thể chất – hậu quả thương tích hoặc tổn hại đáng kể cho sức khỏe người khác. Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ hoàn thành khi hậu quả thương tích hoặc tổn hại đáng kể cho sức khỏe của người khác xảy ra. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả của tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công là mối quan hệ nhân quả giữa hành vi dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép với hậu quả thương tích hoặc tổn hại đáng kể cho sức khỏe của người khác.
Lưu ý: Trường hợp hành vi phạm tội dẫn đến chết người thì người thực hiện hành vi này bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm chết người trong khi thi hành công vụ.
3.4 Mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý gián tiếp.
Động cơ phạm tội của người đang thi hành công vụ là nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức hoặc của công dân. Nếu không xuất phát từ động cơ này thì người phạm tội phải bị xử phạt về tội khác theo quy định của Bộ luật hình sự 2015.
3.5 Chủ thể của tội phạm
Là người đang thi hành công vụ, có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên.
3.6 Hình phạt
Khung cơ bản được quy định tại khoản 1 Điều 107 Bộ luật hình sự, theo đó người nào trong khi đang thi hành công vụ dùng vũ lực ngoài nhưng trường hợp pháp luật cho phép gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
Khung tăng nặng được quy định tại khoản 2 Điều 107 Bộ luật Hình sự có mức phạt tù từ hai năm đến bảy năm tù trong trường hợp phạm tội đối với nhiều người.
Khoản ba điều luật có quy định về hình phạt bổ sung: người phạm tội có có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến ba năm.
Về phía nạn nhân
Nạn nhân ( người bị hại ) là những người đang có hành vi xâm phạm đến lợi ích mà người phạm tội có nhiệm vụ bảo vệ. Hành vi xâm phạm đến các lợi ích đó phải là hành vi trái pháp luật.
Như vậy, bạn hoàn toàn có quyền trình báo để khởi tố hành vi đánh người của những người đã đánh bạn theo tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của bạn trog khi thi hành công vụ.
4. Tư vấn về tội vu khống, xúc phạm danh dự nhân phẩm ?
Luật sư tư vấn luật dâ sự về hành vi vu khống, gọi : 1900.0191
Trả lời:
Theo những thông tin bạn cung cấp, chúng tôi hiểu là bạn đã gửi thư chứa những thông tin sai lệch về một người nào đó nhằm mục đích hạ thấp danh dự nhân phẩm của họ. Tuỳ vào mức độ nghiêm trọng của hành vi và những hậu quả xảy ra mà hình thức xử lý sẽ khác nhau.
* Trong trường hợp mức độ hành vi nhẹ, chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng nào, thì bạn sẽ bị xử phạt hành chính từ 2 triệu đồng – 3 triệu đồng đối với hành vi “Viết, phát tán, lưu hành tài liệu có nội dung xuyên tạc bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, cá nhân” (điểm l Khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).
* Trong trường hợp mức độ hành vi nặng, lời lẽ sử dụng trong thư có tính chất làm nhục người khác, hành vi này dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng, thì bạn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác hoặc tội vu khống. Bộ luật hình sự 2015 quy định như sau:
Điều 155. Tội làm nhục người khác1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:a) Phạm tội 02 lần trở lên;b) Đối với 02 người trở lên;…
Điều 156. Tội vu khống1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:a) Có tổ chức;b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;c) Đối với 02 người trở lên;…
* Vì hiện tại cơ quan công an đang tiến hành điều tra, tốt hơn hết là bạn nên ra cơ quan công an đó để tự thú. Như vậy hình phạt sẽ được giảm nhẹ hơn rất nhiều. Việc này cũng sẽ không gây thiệt hại gì đến gia đình bạn.
5. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác ?
>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến, gọi:1900.0191
Luật sư tư vấn:
Theo dữ liệu bạn đưa, em gái bạn có quan hệ với một người đàn ông có vợ và bị vợ anh ta phát hiện, theo quy định tại Khoản 1 Điều 48 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính lĩnh vực hành chính, hôn nhân, thi hành án, phá sản, hợp tác xã thì em gái bạn có thể sẽ bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng:
“Điều 48. Hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; vi phạm quy định về ly hôn
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
d) Kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
đ) Kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;
e) Kết hôn giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng…”
Nếu hành vi của em gái bạn làm vợ anh ta ly hôn hay con cái anh vì thế mà tự sát.. thì em gái bạn còn phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 147 Bộ luật Hình sự năm 2015
Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng
1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.
Ngoài ra, theo dữ liệu bạn đưa ra thì vợ của anh ta đã xúc phạm em gái và gia đình bạn, trong trường hợp này hành vi của cô vợ anh ta có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính, phòng chống bạo lực gia đình:
“Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;..”
Nếu hành vi của cô ta xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của em gái và gia đình bạn thì cô ta còn phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự:
Điều 155. Tội làm nhục người khác1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:a) Phạm tội 02 lần trở lên;b) Đối với 02 người trở lên;…e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;b) Làm nạn nhân tự sát.4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
>> Đối với trường hợp này, bạn có thể tham khảo các bài viết sau: Tư vấn tội xúc phạm danh dự nhân phẩm ?
6. Xúc phạm danh dự người khác có bị truy cứu trách nhiệm hình sự ?
Luật sư tư vấn luật Hình sự về xử lý hành vi xúc phạm danh dự, gọi: 1900.0191
Luật sư tư vấn:
Cá nhân có quyền được bảo vệ nhân phẩm, danh dự theo quy định tại Điều 34 Bộ luật dân sự năm 2015như sau:
Điều 34. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín
1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
2. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.
…
Tùy thuộc vào mức độ vi phạm mà hành vi xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm của người khác bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể,
6.1 Về việc xử phạt vi phạm hành chính:
Hành vi của bạn bạn có thể bị xử phạt từ 100.000 – 300.000 VNĐ theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự xã hội như sau:
” Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;”
6.2 Về việc truy cứu trách nhiệm hình sự:
Hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015 như sau:
Điều 155. Tội làm nhục người khác1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:a) Phạm tội 02 lần trở lên;b) Đối với 02 người trở lên;c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;d) Đối với người đang thi hành công vụ;đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;b) Làm nạn nhân tự sát.4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo đó, hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm này phải là các hành xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người khác, nghĩa là hành vi trên phải gây ra ảnh hưởng xấu ở mức độ nhất định đến nhân phẩm, danh dự của người bị hại thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này. Việc đánh giá mức độ nghiêm trọng của hành vi phải căn cứ vào thái độ, nhận thức của người phạm tội; cường độ và thời gian kéo dài của hành vi; vị trí và môi trường xung quanh; vị thể, vai trò của người bị hại trong gia đình, tổ chức cũng như trong xã hội; dư luận xã hội về hành vi lăng nhục đó. Tội phạm được hoàn thành kể từ thời điểm người phạm tội có lời nói hoặc hành động xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm người khác. Tội làm nhục người khác là tội phạm mà pháp luật hình sự quy định có cấu thành hình thức. Tội phạm được coi là hoàn thành từ khi người phạm tội có lời nói hoặc hành động xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm của tội làm nhục người khác.
Như vậy, bạn có thể nộp đơn tố cáo hành vi này tới cơ quan công an để có sự xác minh, điều tra.
>> Tham khảo bài viết liên quan: Quy định pháp luật dân sự, hình sự về bảo vệ danh dự, nhân phẩm ?