Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật hôn nhân của Công ty luật LVN Group,

Tư vấn thủ tục thành lập

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:  1900.0191

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật LVN Group. Chúng tôi xin trả lời như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Nghị quyết 01/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về án phí, lệ phí Tòa án.

Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án 10/2009/PL-UBTVQH12

2. Nội dung trả lời:

Điều 11 Nghị quyết 01/2012/NQ-HĐTP quy định:

Điều 11. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm quy định tại Điều 25 của Pháp lệnh

1. Trường hợp vụ án dân sự có giá ngạch nhưng giá trị tài sản có tranh chấp mà Tòa án dự tính từ 4.000.000 đồng trở xuống thì mức án phí dân sự sơ thẩm là 200.000 đồng (điểm a mục 2 Phần I Danh mục mức án phí, lệ phí Tòa án ban hành kèm theo Pháp lệnh). Trường hợp này thì tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm là 100.000 đồng.

2. Xác định nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án hôn nhân và gia đình như sau:

a) Trường hợp vợ hoặc chồng có yêu cầu thì người yêu cầu phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm là 200.000 đồng;

b) Trường hợp cả vợ và chồng cùng có yêu cầu thì mỗi người phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm là 100.000 đồng.

3. Trường hợp ngoài yêu cầu ly hôn, đương sự còn yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu chia 1/2 giá trị tài sản chung của vợ chồng thì người có yêu cầu phải nộp tiền tạm ứng án phí đối với 1/2 giá trị tài sản chung của vợ chồng.

4. Trường hợp ngoài yêu cầu ly hôn, đương sự còn yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng thì họ phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần họ yêu cầu chia trong giá trị tài sản mà Tòa án tạm tính theo hướng dẫn tại Điều 7 của Nghị quyết này.”

Điều 39 Pháp lệnh án phí, lệ phí tòa án năm 2009 quy định: Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng lệ phí, lệ phí sơ thẩm giải quyết việc dân sự như sau:

“1. Người nộp đơn yêu cầu Toà án giải quyết những việc dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 6 Điều 26 và các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 7 Điều 28 của Bộ luật tố tụng dân sự có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án theo quy định của Pháp lệnh này.

2. Người yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự phải chịu lệ phí sơ thẩm không phụ thuộc vào việc Toà án chấp nhận hay không chấp nhận đơn yêu cầu của họ, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí Tòa án hoặc được miễn nộp lệ phí Tòa án theo quy định của Pháp lệnh này”.

Điều 27 Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án năm 2009 quy định  Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm:

“8. Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án ly hôn không phụ thuộc vào việc Toà án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn.

9. Các đương sự trong vụ án hôn nhân và gia đình có tranh chấp về việc chia tài sản chung của vợ chồng thì ngoài việc chịu án phí dân sự sơ thẩm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 của Pháp lệnh này, còn phải chịu án phí đối với phần tài sản có tranh chấp như đối với vụ án dân sự có giá ngạch tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia”.

– Mức án phí sơ thẩm đối với các vụ án về tranh chấp dân sự có giá ngạch:

Giá trị tài sản có tranh chấp

Mức án phí

a) Từ 4.000.000 đồng trở xuống

200.000 đồng

b) Từ trên 4.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng

5% giá trị tài sản có tranh chấp

c) Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng

20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

d) Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng

36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng

đ) Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng

72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng

e) Từ trên 4.000.000.000 đồng

112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng.

Như vậy, án phí đối với việc phân chia tài sản có giá ngạch tương ứng với giá trị tài sản. Đối với trường hợp của bạn, vì bạn không nói rõ tài sản 1 tỷ là tài sản cần phân chia hay đã phân chia rồi nên có hai trường hợp như sau:

TH1: 1 tỷ là tài cần phân chia

Như vậy, sau khi phân chia, tài sản của mỗi người là 500 triệu đồng. Thuộc trường hợp Điểm c Khoản 9. Nên mức án phí mỗi người phải chị là:

20.000.000 + 4% . (1.000.000.000 – 400.000.000) = 44.000.000 đồng.

TH2: 1 tỷ là tài sản đã phân chia

Như vậy thuộc trường hợp Điểm d Khoản 9, nên mức án phí là:

36.000.000 + 3% . (2.000.000.000 – 800.000.000) = 72.000.000 đồng.

Nếu tự thỏa thuận phân chia được tài sản thì hai bên không phải chịu án phí phân chia tài sản.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã lựa chọn công ty Luật LVN Group!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư hôn nhân – Công ty luật LVN Group