1. Bản thảo là gì? 

Bản thảo là một thuật ngữ pháp lý khá phổ biến, quen thuộc thường thấy trong môi trường làm việc công sở hay trong các lĩnh vực pháp lý cũng như lĩnh vực văn học. Bản thảo trong tiếng anh được gọi là Draft, nó được định nghĩa như một bản nháp, một bản viết thô của một ý tưởng, một công việc nào đó sẽ tiến hành nhưng chưa đi đến dạng cuối cùng. Còn dưới góc độ pháp lý thì bản thảo được định nghĩa trong Luật xuất bản năm 2012 là bản viết tay, đánh máy hoặc bản được tạo ra bằng phương tiện điện tử của một tác phẩm, tài liệu để xuất bản. 

Có thể hiểu đơn giản, bản thảo được ví như một bản nháp cho một sản phẩm nào đó trước khi được hoàn thành, được ra mắt với mọi người. Thông qua những bản thảo này, tác giả của sản phẩm đó sẽ sửa chữa, bổ sung, lấy ý kiến của mọi người để dần hoàn thiện thành một bản hoàn chỉnh và chính thức đưa sản phẩm đến giai đoạn hoàn tất cuối cùng. 

 

2. Phân loại bản thảo?

Hiện nay chưa có một quy định nào phân loại cụ thể các loại bản thảo. Tuy nhiên có thể căn cứ theo các tiêu chí mà phân loại chúng như sau: 

– Nếu căn cứ theo hình thức soạn thảo thì có thể chia bản thảo thành hai loại là bản thảo viết tay và bản thảo đánh máy hoặc bằng các phương tiện điện tử khác

– Nếu căn cứ theo từng lĩnh vực, nội dung của bản thảo thì có thể chia bản thảo thành nhiều loại bản thảo như bản thảo của một văn bản hành chính, dự thảo luật, dự thảo bộ luật… là những bản thảo chuyên ngành pháp lý. Hay bản thảo của tác phẩm văn học trong lĩnh vực văn học. 

Như vậy hiện nay chúng ta chưa có một tiêu chí cụ thể nào để phân loại các bản thảo với nhau. Với mỗi lĩnh vực chúng sẽ có những tên gọi đặc trưng của chúng hoặc chúng sẽ được đặt tên theo ý muốn, theo nội dung của tác giả soạn thảo ra chúng. Nhưng tựu chung lại các bản thảo đều mang trong mình sứ mệnh vẽ phác họa những nội dung, ý tưởng của tác giả để sẵn sàng qua nhiều lần mài dũa để cho ra một sản phẩm hoàn chỉnh, hoàn hảo nhất cho từng lĩnh vực, từng công việc. 

 

3. Cách trình bày bản thảo 

Mặc dù bản thảo chỉ được xem như là một bản nháp nhưng chúng vẫn cần phải được trình bày như một bản chính thức, rõ ràng, chi tiết như những gì chúng ta muốn cho sản phẩm sau này được sinh ra từ những bản thảo đó. Về cách trình bày bản thảo như thế nào sẽ còn phải tùy thuộc vào từng lĩnh vực, từng công việc, từng nội dung mà bản thảo đó hướng đến. Ví dụ như bản thảo của một văn bản hành chính thì ngôn từ sử dụng trong bản thảo phải ngắn gọn, rõ ràng, rõ nghĩa, chính xác. Còn trong bản thảo của một tác phẩm văn học, văn chương thì ngộn từ có thể “lai láng”, hoa mỹ tùy theo phương thức biểu đạt của tác phẩm văn học đó. Do vậy tại phần này của bài viết, Luật LVN Group sẽ chỉ đưa ra cách trình bày bản thảo của ba loại bản thảo thường thấy nhất để quý độc giả có thể hình dung một cách khái quát nhất cách trình bày các bản thảo là như nào: 

 

2.1. Cách trình bày bản thảo đối với văn bản quy phạm pháp luật

Thể thức trình bày bản thảo của văn bản quy phạm pháp luật được chia thành nhiều phần, các chương, tiểu mục, điều khoản, điểm tùy theo nội dung. Tiêu đề của các chương, mục, tiểu mục đều phải rõ ràng. 

Về nội dung trình bày cũng cần phải rõ ràng, ngôn từ ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, một nghĩa nhưng phải rõ nghĩa, hạn chế sử dụng các từ nhiều nghĩa, nghiêm cấm sử dụng từ “lóng”. 

 

2.2. Cách trình bày bản thảo đối với văn bản hành chính

Đối với văn bản hành chính cũng sẽ gần giống như văn bản quy phạm pháp luật về phần sử dụng ngôn ngữ. Còn về thể thức thì phải đáp ứng được tiêu chuẩn chung khi trình bày trên bản Word phải được trình bày theo khổ giấy A4, chữ Time New Roman, chữ màu đen, căn lề phải là 15 – 20mm, căn lề trái là 30 – 35mm và căn lề trên dưới đều là 20 – 25mm 

Thể thức văn bản cần phải đảm bảo theo quy định pháp luật, bao gồm các thành phần cấu thành văn bản là các phần chính và các phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể. Phần chính phải bao gồm: Quốc hiệu và Tiêu ngữ; Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản; Số, ký hiệu của văn bản; Địa danh và thời gian ban hành văn bản; Tên loại và trích yếu nội dung văn bản; Nội dung văn bản; Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền; Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức; Nơi nhận. 

 

2.3. Cách trình bày bản thảo đối với các tác phẩm văn học

Đối với trình bày bản thảo của các tác phẩm văn học sẽ đơn giản hơn nhiều so với việc trình bày bản thảo của một trong hai văn bản nêu trên. Bởi bản thảo của các tác phẩm văn học sẽ không phải chịu sự gò bò, một khuôn khổ nhất định nào cả mà sẽ tùy theo trí tưởng tượng phong phú, bay bổng của nhà văn, nhà thơ để viết lên những bản thảo chứa đựng đầy đủ các ý tưởng của mình. Ngôn từ được sử dụng một cách thoải mái, có thể đa nghĩa, ẩn ý. Tuy nhiên những từ ngữ thô bạo vẫn sẽ bị cấm sử dụng, nếu có sử dụng thì chắc chắn cũng sẽ bị loại bỏ sau khi lấy ý kiến của mọi người. 

Thông thường các tác giả văn học cũng hay chia nội dung bản thảo thành các phần mở đầu, nội dung, kết bài hay các chương, tiểu mục riêng một cách khoa học. 

Tựu chung lại có thể thấy dù là trong lĩnh vực nào thì bản thảo cũng vẫn phải được trình bày một cách cẩn thận, tỉ mỉ ngay từ những bản đầu tiên để thông qua đó, các bản thảo sẽ được mài dũa, sửa đổi, bổ sung, góp ý một cách thiết thực nhất để đi đến sản phẩm hoàn chỉnh cuối cùng. 

 

4. Ý nghĩa của bản thảo trong đời sống xã hội

Với bản chất của bản thảo như đã nêu ở trên thì có thể thấy bản thảo góp một phần vô cùng quan trọng trong xã hội, trong các công việc hàng ngày của con người. Chúng như thể một bản phác họa các ý tưởng từ trong bộ não phong phú của con người ra đời thực để từ đó những người xung quanh có thể nhìn thấy nó và góp ý cho chính chủ sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện mục tiêu của mình. Những sản phẩm đã được thông qua nhiều bản thảo trước đó sẽ thường có kết quả “xuất chúng” hơn so với những sản phẩm chưa từng được trải qua một bản thảo nào. Bởi ý kiến của những người xung quanh chúng ta trong một lĩnh vực nào đó rất quan trọng, họ nhìn ý tưởng chúng ta theo những chiều hướng khách quan khác nhau, từ đó góp ý để tạo nên những sản phẩm đặc sắc, hoàn chỉnh nhất. 

Như vậy trên đây là toàn bộ nội dung về Bản thảo là gì? Có mấy loại bản thảo? Cách trình bày bản thảo? do Công ty Luật LVN Group biên soạn và muốn gửi đến quý khách mang tính chất tham khảo. Hy vọng rằng những nội dung mà chúng tôi phân tích tại bài viết sẽ phần nào giúp ích cho quý khách tìm hiểu thêm các kiến thức liên quan đến bản thảo. 

Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc. Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật LVN Group xin trân trọng cảm ơn!