1. Hiểu thế nào về Luật hàng hải?

Trong tiếng việt hàng hải được hiểu là các công việc liên quan đến kỹ thuật điều khiển tàu biển và vận tải biển. Ngoài ra, nó còn có phạm vi rộng hơn là các công việc đa dạng khác nhau.

Như vậy chúng ta có thể định nghĩa những khái niệm chung nhất của hàng hải là một lĩnh vực hoạt động với đa dạng các hình thức khác nhau, liên quan và chủ yếu đến biển.

Theo đó, Luật hàng hải được giải nghĩa cụ thể trong pháp luật chuyên ngành Hàng hải, có thể hiểu là tổng thể những nguyên tắc, những QPPL điều chỉnh những quan hệ phát sinh từ hoạt động hàng hải. Các hoạt động hàng hải bao gồm các quy định về tàu biển, thuyền viên, cảng biển, luồng hàng hải, cảng cạn, vận tải biển, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và các hoạt động khác liên quan đến việc sử dụng tàu biển vào mục đích kinh tế, văn hoá, thể thao, công vụ và nghiên cứu khoa học (điều 1 luật hàng hải việt nam).

Bộ luật hàng hải (BLHH) là Bộ luật kinh tế chuyên ngành đầu tiên của Việt Nam, được ban hành lần đầu vào năm 1990 và sửa đổi năm 2005, Bộ luật có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của ngành hàng hải và kinh tế xã hội của đất nước; đồng thời giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hàng hải ở nước ta.

Tuy nhiên, sau thời gian triển khai thực hiện, cùng với sự phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế, nhiều quy định mới được ban hành, các điều ước quốc tế được Việt Nam ký kết, gia nhập và thực tế hoạt động hàng hải có những thay đổi đòi hỏi BLHH Việt Nam phải được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định hiện hành cũng như thực tế hoạt động hàng hải, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, góp phần thúc đẩy tiến trình phát triển, hội nhập của nền kinh tế đất nước nói chung và ngành hàng hải nói riêng.

2. Bảo hiểm hàng hải là gì?

Bảo hiểm hàng hải – danh từ, trong tiếng Anh được gọi là Marine Insurance.

Bảo hiểm hàng hải là bảo hiểm được cung cấp cho tàu, thuyền và hàng hóa được vận chuyển trên các phương tiện hàng hải. Theo đó những rủi ro trong quá trình di chuyển hàng hải sẽ được bên bảo hiểm xem xét bồi thường.

Trong các phương thức vận tải, vận tải biển có mức độ rủi ro cao nhất không chỉ bởi các tác động tự nhiên mà còn rất nhiều nguyên nhân khác. (Theo Marine Insight)

Bảo hiểm hàng hải là loại bảo hiểm những rủi ro trên biển hoặc những rủi ro trên sông, trên bộ liên quan đến hành trình đường biển, gây tổn thất cho các đối tượng chuyên chở trên biển. Hầu hết khi hàng hóa được chuyên chở bằng đường biển thì chủ doanh nghiệp đều mua bảo hiểm hàng hải để đảm bảo an toàn cho hàng hóa, người và tài sản chung trong suốt hành trình.

Họ cho chủ tàu đi biển vay những khoản vay nợ rất lớn với điều kiện sau: Nếu hành trình an toàn, trót lót thì những người này phải trả một khoản lãi rất cao và ngược lại, nếu tàu bị đắm hay gặp rủi ro mất hết thì được xóa nợ. Loại hình bảo hiểm này sau đó phát triển ở Anh, vì ở đây có ngành ngoại thương, đóng tàu phát triển bậc nhất thế giới.

Như vậy, Bảo hiểm hàng hải là đông đảo nhiệm vụ bảo đảm bao gồm tương quan cho buổi giao lưu của nhỏ tàu, nhỏ fan hoặc những hàng hóa được vận tải trên biển tốt đầy đủ nhiệm vụ bảo đảm rất nhiều rủi ro khủng hoảng trên biển, trên bộ , trên sông bao gồm liên qua đến hành trình đường biển ( ví dụ chở một container đi qua Hàn, bao hàm trucking đường đi bộ thì thỉnh thoảng đơn vị bảo hiểm tính luôn luôn trong bảo đảm sản phẩm hải).

Bảo hiểm hàng hải có 3 loại:

Bảo hiểm hàng hóa XNK siêng chsinh hoạt bởi đường biển:đối tượng người dùng bảo đảm hàng hóa XNK được chuyển động trên biểnBảo hiểm trách nhiệm dân sự của nhà tàu: bảo hiểm hầu hết thiệt sợ tạo ra từ trách rưới nhiệm của chủ tàu vào quá trình cài, sale,…

Giá trị của bảo hiểm hàng hải được quy định như sau:

– Là tổng giá trị của tàu biển vào thời điểm bắt đầu bảo hiểm. Giá trị này còn bao gồm giá trị của máy móc, trang thiết bị, phụ tùng dự trữ của tàu cộng với toàn bộ phí bảo hiểm. Giá trị của tàu biển còn có thể bao gồm cả tiền lương ứng trước cho thuyền bộ và chi phí chuẩn bị chuyến đi được thỏa thuận trong hợp đồng;

– Là giá trị hàng hóa ghi trên hóa đơn ở nơi bốc hàng hoặc giá thị trường ở nơi và thời điểm bốc hàng cộng với phí bảo hiểm, giá dịch vụ vận chuyển và có thể cả tiền lãi ước tính;

– Đối với giá dịch vụ vận chuyển là tổng số tiền bao gồm giá dịch vụ vận chuyển cộng với phí bảo hiểm. Trường hợp người thuê vận chuyển mua bảo hiểm cho giá dịch vụ vận chuyển thì giá dịch vụ vận chuyển này được tính gộp vào giá trị bảo hiểm của hàng hóa;

– Đối tượng bảo hiểm khác, trừ trách nhiệm dân sự, là giá trị của đối tượng bảo hiểm ở nơi và thời điểm bắt đầu bảo hiểm cộng với phí bảo hiểm hàng hải.

3. Đối tượng bảo hiểm hàng hải

1. Đối tượng bảo hiểm hàng hải là bất kì quyền lợi vật chất nào có thể qui ra tiền liên quan đến hoạt động hàng hải.

2. Đối tượng bảo hiểm hàng hải bao gồm:

a) Tàu biển, tàu biển đang đóng, hàng hóa hay các tài sản khác bị đe dọa bởi các rủi ro hàng hải;

b) Giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa, tiền thuê tàu, tiền thuê mua tàu, tiền lãi ước tính của hàng hóa, các khoản hoa hồng, các khoản tiền cho vay, bảo đảm tiền ứng trước, chi phí bị nguy hiểm khi tàu biển, tàu biển đang đóng, hàng hóa hay các tài sản khác bị đe dọa bởi các rủi ro hàng hải;

c) Trách nhiệm dân sự phát sinh do các rủi ro hàng hải.

4. Nghĩa vụ của người được bảo hiểm

– Người được bảo hiểm có nghĩa vụ cung cấp cho người bảo hiểm biết tất cả thông tin mà mình biết hoặc phải biết liên quan đến việc giao kết hợp đồng bảo hiểm có thể ảnh hưởng đến việc xác định khả năng xảy ra rủi ro hoặc quyết định của người bảo hiểm về việc nhận bảo hiểm và các điều kiện bảo hiểm, trừ thông tin mà mọi người biết hoặc người bảo hiểm đã biết hoặc phải biết.

–  Nghĩa vụ của người được bảo hiểm được áp dụng đối với người đại diện của người được bảo hiểm.

Nghĩa vụ của người được bảo hiểm hàng hải trong việc đòi người thứ ba được hướng dẫn tại Điều 327 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2017), theo đó:

Điều 327. Nghĩa vụ của người được bảo hiểm trong việc đòi người thứ ba

1. Người được bảo hiểm có nghĩa vụ cung cấp cho người bảo hiểm mọi tin tức, tài liệu, bằng chứng mà mình có và phải áp dụng những biện pháp cần thiết để người bảo hiểm có thể thực hiện quyền truy đòi người thứ ba.

2. Trường hợp người được bảo hiểm không thực hiện nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này hoặc có lỗi làm cho quyền truy đòi của người bảo hiểm không thể thực hiện được thì người bảo hiểm được miễn trả toàn bộ tiền bồi thường hoặc được giảm ở mức hợp lý.

3. Trường hợp người được bảo hiểm đã nhận tiền bồi thường tổn thất do bên thứ ba trả thì người bảo hiểm chỉ có nghĩa vụ trả phần tiền chênh lệch giữa số tiền phải bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm và số tiền mà người được bảo hiểm đã nhận từ người thứ ba.

5. Trách nhiệm bồi thường tổn thất của người bảo hiểm hàng hải 

Trách nhiệm bồi thường tổn thất của người bảo hiểm hàng hải được hướng dẫn tại Điều 323 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2017), theo đó:

1. Người bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường cho những tổn thất là hậu quả trực tiếp của rủi ro được bảo hiểm trong phạm vi số tiền bảo hiểm và bồi hoàn những chi phí quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, mặc dù tổng số tiền phải trả cho người được bảo hiểm có thể vượt quá số tiền bảo hiểm.

2. Người bảo hiểm không chịu trách nhiệm đối với những tổn thất xảy ra do hành động cố ý hoặc quá cẩu thả của người được bảo hiểm, nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường các tổn thất phát sinh do sơ suất hoặc sai lầm của thuyền trưởng đồng thời cũng là người được bảo hiểm trong việc điều khiển, quản trị tàu và các tổn thất do lỗi của thuyền bộ, hoa tiêu hàng hải.

3. Hợp đồng bảo hiểm thân tàu có thể mở rộng để bồi thường thêm các tổn thất liên quan đến các trách nhiệm trong tai nạn đâm va thì ngoài trách nhiệm bồi thường các tổn thất của đối tượng bảo hiểm, người bảo hiểm còn có trách nhiệm bồi thường tổn thất của người thứ ba, nếu người được bảo hiểm phải chịu trách nhiệm về tổn thất do tai nạn đâm va, mặc dù tổng số tiền bồi thường có thể vượt quá số tiền bảo hiểm.

4. Trường hợp xảy ra rủi ro hàng hải thuộc phạm vi bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm thì người bảo hiểm có thể bồi thường toàn bộ số tiền bảo hiểm để được miễn mọi trách nhiệm khác theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng. Trong trường hợp này, người bảo hiểm phải thông báo ý định của mình cho người được bảo hiểm trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của người được bảo hiểm về rủi ro hàng hải đã xảy ra và hậu quả của nó; người bảo hiểm không được đòi quyền sở hữu đối tượng bảo hiểm, nếu toàn bộ số tiền bảo hiểm thấp hơn giá trị bảo hiểm.

Ngoài việc bồi thường toàn bộ số tiền bảo hiểm, người bảo hiểm còn phải bồi hoàn những chi phí nhằm mục đích ngăn ngừa, hạn chế tổn thất hoặc để sửa chữa, khôi phục đối tượng bảo hiểm mà người được bảo hiểm đã chi trước khi nhận được thông báo của người bảo hiểm.

Trong trường hợp tổn thất xảy ra kế tiếp nhau thì trách nhiệm bồi thường tổn thất được xác định như sau:

Người bảo hiểm phải chịu trách nhiệm đối với các tổn thất xảy ra kế tiếp nhau, mặc dù tổng giá trị tổn thất có thể vượt quá số tiền bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng.

Trường hợp đối tượng bảo hiểm bị tổn thất bộ phận mà vẫn chưa được sửa chữa hoặc bồi thường và tiếp sau đó lại xảy ra tổn thất toàn bộ thì người được bảo hiểm chỉ được bồi thường tổn thất toàn bộ.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật  – Công ty luật LVN Group