1. Khái quát chung

STT

Tội cưỡng ép kết hôn, lỵ hôn

hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện

Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

Điều 181. Tội cưỡng ép kết hôn, lỵ hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện

Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trải với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tỉnh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vỉ phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm

Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sổng như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a. Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

b. Đã bị xửphạt vi phạm hành chỉnh về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a. Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

b. Đã cỏ quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chẩm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trĩ quan hệ đó.

Điều 181 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 Điều 182 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017

Bạo lực gia đình có phải là hậu quả của cưỡng ép kết hôn không?có bị án tù không?

>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự, gọi: 1900.0191

2. Phân tích, bình luận

2.1 Tội cưỡng ép kết hôn, lỵ hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện

Theo điều luật, tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện có các dấu hiệu pháp lý sau:

2.1.1 Dấu hiệu chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện được quy định là chủ thể bình thường và theo Điều 12 BLHS là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS.
Theo quy định của điều luật, chủ thể của tội này còn đòi hỏi là người đã bị xử lý kỷ luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện – là một trong các dấu hiệu được quy định để phân biệt giữa tội phạm này với vi phạm hành chính.

2.1.2 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội phạm này được quy định là các hành vi thuộc 02 nhóm hành vi sau:
Thứ nhất, nhóm hành vi cưỡng ép, bao gồm:
+ Hành vi cưỡng ép người khác kết hôn;
+ Hành vi cưỡng ép người khác ly hôn.
Thứ hai, nhóm hành vi cản trở, bao gồm:
+ Hành vi cản trở người khác kết hôn;
+ Hành vi cản trở người khác duy trì quan hệ hôn nhân;
+ Hành vi cản trở người khác ly hôn.
Cưỡng ép được hiểu là hành vi “Ép cho phải làm điều trái ý muốn”. Theo đó, có thể hiểu:
+ Hành vi cưỡng ép người khác kết hôn là hành vi ép người khác (người nam, người nữ hoặc cả hai) phải xác lập quan hệ vợ chồng với người nữ, người nam hoặc với nhau trái với ý muốn của họ. Cụ thể, hành vi này ép họ phải tiến hành các thủ tục cho việc kết hôn theo quy định của pháp luật.
+ Hành vi cưỡng ép người khác ly hôn là hành vi ép người khác (người chồng, người vợ hoặc cả hai) phải thực hiện việc ly hôn trái ý muốn của họ. Cụ thể, hành vi này ép họ phải tiến hành các thủ tục cho việc ly hôn theo quy định của pháp luật.
Cản trở được hiểu là hành vi “gây trở ngại, làm cho không tiến hành được dễ dàng.” Theo đó có thể hiểu:
+ Hành vi cản trở người khác kết hôn là hành vi gây trở ngại cho người khác có đủ điều kiện kết hôn (người nữ, người nam hoặc cả hai) trong việc kết hôn theo ý muốn của họ. Cụ thể, hành vi này gây trở ngại, làm cho việc tiến hành các thủ tục kết hôn theo quy định của pháp luật gặp khó khăn, không dễ dàng.
+ Hành vi cản trở người khác duy trì quan hệ hôn nhân là hành vi gây trở ngại cho người khác (người chồng, người vợ hoặc cả hai) trong việc tiếp tục quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ của họ. Cụ thể, hành vi này gây trở ngại, làm cho việc duy trì quan hệ hôn nhân của họ gặp khó khăn, không dễ dàng. Quan hệ hôn nhân ở đây là quan hệ hôn nhân hợp pháp, bao gồm hôn nhân có đăng ký kết hôn và hôn nhân thực tế được pháp luật thừa nhận.
+ Hành vi cản trở người khác ly hôn là hành vi gây trở ngại cho người khác (người chồng, người vợ hoặc cả hai) trong việc thực hiện ly hôn. Cụ thể, hành vi này gây trở ngại, làm cho việc tiến hành các thủ tục ly hôn theo quy định của pháp luật của họ gặp khó khăn, không dễ dàng.

2.1.3 Dấu hiệu thủ đoạn phạm tội

Thủ đoạn phạm tội của tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện được quy định là một trong các thủ đoạn sau:
+ Hành hạ: Là cách đối xử tàn ác đối với nạn nhân, gây cho họ sự đau đớn về thể xác, như thường xuyên đánh đập nhưng không đòi hỏi gây thương tích hoặc tổn hại đáng kể đến sức khoẻ của người khác.
+ Ngược đãi: Là cách đối xử tồi tệ đối với nạn nhân, gây cho họ sự đau khổ về tinh thần, như thường xuyên mắng chửi, sỉ vả, làm nhục…
+ Uy hiếp tinh thần: Là cách đe dọa sẽ dùng vũ lực gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, tài sản… làm cho người bị đe dọa có căn cứ lo sợ thực sự mà phải chịu làm theo yêu cầu của người đe dọa, như đe dọa sẽ giết, sẽ đánh hoặc sẽ đốt nhà…
+ Yêu sách của cải: Là cách đòi hỏi quá đáng về việc phải có tài sản dưới dạng hiện vật hoặc tiền, vàng, kim khí quý khác… cho bên yêu cầu để ép buộc người khác phải làm theo yêu cầu của mình, như thách cưới cao một cách không bình thường làm cho bên bị thách cưới không thể lo liệu được để lấy cớ không cho kết hôn…
+ Những thủ đoạn khác: Là những cách bất hợp pháp khác có tính chất tương tự như những thủ đoạn nêu trên, như dùng vũ lực đón đường bắt phụ nữ về làm vợ người khác hoặc bắt bên vợ hoặc cả hai bên vợ và chồng đưa đi xa để chia rẽ họ…

2.1.4 Dấu hiệu lỗi của chủ thể

Lỗi của chủ thể được quy định là lỗi cố ý. Chủ thể thực hiện hành vi mặc dù biết hành vi đó là hành vi ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ; là hành vi cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; là hành vi cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn.
Điều luật quy định khung hình phạt là: Phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.

2.2 Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

Điều luật gồm 2 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định dấu hiệu pháp lý và khung hình phạt cơ bản của tội vi phạm chế độ một vợ một chồng; khoản 2 quy định các trường hợp phạm tội tăng nặng.

2.2.1 Dấu hiệu chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm được quy định hoặc là người đang có vợ, có chồng trong trường hợp thực hiện hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác; hoặc là người chưa có vợ, chưa có chồng trong trường hợp thực hiện hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người (mà mình biết là) đang có chồng, có vợ. Theo Điều 12 BLHS chủ thể của tội phạm này phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS.
Theo quy định của điều luật, chủ thể của tội này còn đòi hỏi là người đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng. Các hành vi này được liệt kê tại khoản 1 của điều luật và được bình luận trong phần tiếp theo về dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm.
Trong một vụ vi phạm chế độ một vợ, một chồng, có thể chỉ có một bên là người đang có vợ, có chồng nhưng cũng có thể cả hai bên đều đang có vợ, có chồng. Trong trường hợp cả hai bên đều đang có vợ, có chồng, thì cả hai đều là chủ thể của tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng. Trong trường hợp chỉ có một bên đang có vợ, có chồng, thì bên đang có vợ, có chồng là chủ thể của tội phạm này còn bên chưa có chồng, chưa có vợ chỉ là chủ thể của tội phạm này khi biết bên kia là đang có vợ, có chồng.

2.2.2 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội phạm này được quy định là 2 dạng hành vi sau:
+ Hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng (của người đang có vợ hoặc có chồng) với người khác (có thể cũng là người đang có chồng, có vợ);
+ Hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng (của người chưa có vợ, chưa có chồng) với người đang có chồng, có vợ.
Như vậy, ở cả 2 dạng hành vi khách quan đều liên quan đến hành vi kết hôn hoặc hành vi chung sống như vợ chồng. Trong đó, hành vi kết hôn được hiểu là hành vi xác lập quan hệ vợ chồng thông qua việc đăng ký kết hôn; hành vi chung sống như vợ chồng được hiểu là hành vi tổ chức cuộc sống chung với người khác như vợ chồng.
Cả 2 dạng hành vi khách quan còn đều liên quan đến “Người đang có vợ hoặc có chồng”. Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, người đang có vợ hoặc có chồng là người có đủ hai điều kiện. Trước tiên, họ phải là người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của Luật hôn nhân và gia đình hoặc là người (có hôn nhân thực tế) xác lập quan hệ vợ chồng với người khác trước ngày 03-01-1987 mà chưa đăng ký kết hôn hoặc là người đã kết hôn với người khác vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình nhưng đã được Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Thứ hai, họ phải là người chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết.

2.2.3 Dấu hiệu lỗi của chủ thể

Lỗi của chủ thể được quy định là lỗi cố ý trực tiếp. Chủ thể biết mình là người đang có vợ, có chồng hoặc biết người mà mình kết hôn đang có chồng, có vợ nhưng vẫn kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với họ.
– Dấu hiệu phãn biệt giữa hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng bị coi là tội phạm với hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng bị coi là vi phạm
Hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng được bình luận trên cấu thành tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng khi thỏa mãn một trong hai dấu hiệu sau:
+ Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng mà còn vi phạm.
Dấu hiệu “Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn” nếu thỏa mãn thì có ý nghĩa đối với việc định tội cho cả hai bên nếu hai bên đều là chủ thể vi phạm chế độ một vợ một chồng.
Dấu hiệu “Đã bị xử phạt vĩ phạm hành chính về hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng mà còn vi phạm” chỉ có ý nghĩa đối với việc định tội cho bên thỏa mãn dấu hiệu này.
Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản là phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng có mức phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng saụ:
– Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát: Đây là trường hợp phạm tội mà hành vi phạm tội đã gây ra việc tự sát của vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên. Việc tự sát chỉ đòi hỏi xảy ra ở một người và không đòi hỏi việc tự sát đã dẫn đến chết người.
– Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó: Đây là trường hợp người phạm tội vẫn duy trì quan hệ vợ chồng hoặc vẫn chung sống như vợ chồng với người khác sau khi đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group