1. Khi nào thì bị công an giữ giấy phép lái xe ?
Trả lời:
Khoản 4 Điều 126 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 chính có quy định:
4. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quá thời hạn tạm giữ nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng hoặc trường hợp không xác định được người vi phạm thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ; trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo, niêm yết công khai, nếu người vi phạm không đến nhận thì người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để xử lý theo quy định tại Điều 82 của Luật này.
Theo thông tin bạn cung cấp, chúng tôi chưa rõ bạn đã thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính để lấy lại giấy tờ hay chưa. Nếu bạn chưa thực hiện việc nộp phạt thì theo quy định tại Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính, bạn có thể phải nộp thêm tiền do chậm thực hiện quyết định. Cụ thể:
Điều 78. Thủ tục nộp tiền phạt
1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
…
Nếu bạn không thực hiện quyết định xử phạt mà trốn tránh và khai báo mất giấy phép lái xe để thi lại thì bạn có thể bị xử phạt theo quy định tại Khoản 3 Điều 37 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt:
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:…
g) Cá nhân khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng giấy tờ, tài liệu giả để được học, kiểm tra, sát hạch cấp mới, cấp lại Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ…
8. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
đ) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm g Khoản 3 Điều này bị tịch thu các giấy tờ, tài liệu giả mạo.
Từ các căn cứ nêu trên, bạn đối chiếu với trường hợp của mình xem đã nộp phạt hay chưa. Nếu bạn đã nộp phạt rồi thì bạn chỉ cần cầm biên lai nộp phạt rồi đến cơ quan công an nơi lưu giữ giấy tờ của bạn để lấy lại. Còn nếu bạn chưa nộp phạt thì phải chấp hành quyết định xử phạt vi phạm và nộp thêm lãi xuất do chậm nộp tiền phạt. Tránh trường hợp sau này bạn bị truy cứu trách nhiệm về hành vi sử dụng tài liệu giả để lừa dối cơ quan tổ chức và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017:
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;…
2. Có bị tạm giữ xe khi không đủ giấy tờ liên quan ?
Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến gọi:1900.0191
Trả lời:
Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 của Quốc hội có một số khoản quy định cụ thể có liên quan đến việc tạm giữ phương tiện của bạn như sau:
“1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:
a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;
b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.
2. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện quy định tại khoản 1 Điều này phải được chấm dứt ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt, hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt được thi hành…
8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
9. Mọi trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ và phải có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm; trường hợp không xác định được người vi phạm, người vi phạm vắng mặt hoặc không ký thì phải có chữ ký của 02 người làm chứng. Biên bản phải được lập thành 02 bản, người có thẩm quyền tạm giữ giữ 01 bản, người vi phạm giữ 01 bản.”
Theo Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ đường sắt:
“Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại Khoản 6, Khoản 8 Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính . Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại Khoản 6 Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính , nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.”
Như vậy, để đảm bảo việc nộp phạt vi phạm hành chính của bạn khi tham gia giao thông đường bộ, người làm nhiệm vụ có quyền tạm giữ phương tiện của bạn.
3. Trường hợp công an huyện giữ xe không chịu trả ?
Trả lời:
3.1 Về thẩm quyền tạm giữ xe:
Khoản 1 Điều 10 Quyết định 18/2007/QĐ-BCA(C11) Quy trình điều tra giải quyết tai nạn giao thông đường bộ có quuy định:
Điều 10: Tạm giữ phương tiện giao thông và người điều khiển phương tiện giao thông có liên quan:
1. Tạm giữ phương tiện giao thông có liên quan:
a) Khi vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra, các phương tiện giao thông có liên quan đều phải được tạm giữ để phục vụ công tác khám nghiệm, điều tra giải quyết (trừ các phương tiện giao thông ưu tiên theo quy định). Việc tạm giữ phương tiện giao thông phải được lập biên bản, ghi rõ tình trạng phương tiện bị tạm giữ;…
Chú ý: Khi tạm giữ và trả phương tiện phải có quyết định và biên bản theo quy định của pháp luật.
Theo đó, công an huyện có thẩm quyền tạm giữ phương tiện giao thông có liên quan để phục vụ công tác khám nghiệm, điều tra giải quyết (trừ các phương tiện giao thông ưu tiên theo quy định). Việc tạm giữ phải được lập thành biên bản, ghi rõ tình trạng phương tiện bị tạm giữ. Trường hợp tai nạn giao thông không có dấu hiệu tội phạm thì sau khi hám nghiệm phương tiện xong, xác định người điều khiển phương tiện không có lỗi thì phương tiện phải đươc trả ngay cho chủ sở hữu hoặc người điều khiển phương tiện. Trường hợp của bạn, anh bạn kia do say rượu và tự ngã không gây thiệt hại cho ai, và việc ngã này hoàn toàn do lỗi của anh ta và không có lỗi của người khác nên sẽ thuộc trường hợp tai nạn giao thông không có dấu hiệu của tội phạm được quy định tại dòng thứ nhất điểm c khoản 1 Điều 10 Quyết định trên. Do đó, sau khi khám nghiệm phương tiện xong, công an sẽ phải trả ngay phương tiện cho chủ sở hữu hoặc người điều khiển phương tiện và chồng bạn là chủ sở hữu hoàn toàn có quyền lấy lại xe sau khi công an đã khám nghiệm xong. Vì thế, việc cơ quan công an không trả lại xe cho chồng bạn với lý do phải đợi người bạn kia tỉnh lại mới được lấy là trái quy định của pháp luật.
3.2 Về hướng giải quyết khi bị giữ xe:
Từ những phân tích ở phần trên, bạn có thể làm đơn đề nghị trả xe gửi cơ quan công an huyện để được trả lại xe. Nếu công an huyện vẫn không trả xe với lý do như trên thì bạn có thể tiến hành khiếu nại lên thủ trưởng của người tiến hành giữ xe theo quy định của luật Luật khiếu nại năm 2011 để được giải quyết theo trình tự như sau:
Điều 7. Trình tự khiếu nại
1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
3.3 Hướng dẫn viết đơn khiếu nại:
Căn cứ theo quy định khoản 1,2,3 Điều 8 Luật khiếu nại năm 2011:
Điều 8. Hình thức khiếu nại
1. Việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.
2. Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.
3. Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này
4. Xử lý bồi thường không thỏa đáng khi bị giữ xe ?
Trả lời:
Thứ nhất, về việc tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm được quy định tại Điều 82 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP như sau:
iều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính
2. Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại khoản 6, khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.
3. Đối với trường hợp tại thời điểm kiểm tra, người điều khiển phương tiện không xuất trình được một, một số hoặc tất cả các giấy tờ (Giấy phép lái xe, Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường) theo quy định, xử lý như sau:
….
4. Khi phương tiện bị tạm giữ theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này, chủ phương tiện phải chịu mọi chi phí (nếu có) cho việc sử dụng phương tiện khác thay thế để vận chuyển người, hàng hóa được chở trên phương tiện bị tạm giữ.
Như vậy, Việc tạm giữ phương tiện và giấy tờ xe còn phụ thuộc vào lỗi vi phạm của người điều khiển phương tiện bị xử lý.
Thứ hai, về mức bồi thường chưa hợp lý:
Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được thực hiện theo nguyên tắc quy định tại Điều 585 Bộ Luật dân sự năm 2015
Như vậy, Khi không thỏa thuận được mức bồi thường bạn có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo nguyên tắc bồi thường theo điều 585 Bộ luật dân sự năm 2015.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.