1. Bị ngã gãy chân hoặc tay có được miễn đi bộ đội không?

Thưa Luật sư của LVN Group, Cho Em hỏi về luật NVQS:

1. Ba em nay 69t, Mẹ 59t thì có thuộc dạng miễn NVQS không, vì các anh chị e trong gia đình đều lập gia đình và cắt khẩu rồi. Em là người Lao động duy nhất ?

2. Nếu Em bị tai nạn giao thông và bị gãy chân hoặc tay, và sau đó lành lại gần như bình thường thì có được miễn NVQS không ạ?

3. Luật NVQS mới đã thông qua chưa? và có sữa đổi gì không ạ?

Xin cảm ơn Luật LVN Group,

Người hỏi: Nguyễn Duy

>> Luật sư tư vấn pháp luật ngĩa vụ quân sự, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyên mục tư vấn pháp luật của chúng tôi. Câu hỏi của bạn, Luật LVN Group xin trả lời như sau:

1. Ba em nay 69t, Mẹ 59t thì có thuộc dạng miễn NVQS không, vì các anh chị em trong gia đình đều lập gia đình và cắt khẩu rồi. em là người Lao động duy nhất ?

Theo quy định tại điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về đối tượng được miễn nhập ngũ thì hoàn cảnh gia đình bạn như bạn nêu trên không đủ điều kiện để được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình. Quy định cụ thể như sau:

“2. Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;

b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;

c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;

d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;

đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.”

2. Nếu Em bị tai nạn giao thông và bị gãy chân hoặc tay, và sau đó lành lại gần như bình thường thì có được miễn NVQS không ạ?

Theo như quy định phân tích ở ý 1 thì trường hợp của bạn không được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình

3. Luật NVQS mới đã thông qua chưa? và có sữa đổi gì không ạ ?

– Một số điểm mới sủa đổi quan trọng của luật 2015 :

Dự luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) có rất nhiều điểm mới so với luật hiện hành. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Thanh Niên đã có cuộc phỏng vấn thiếu tướng Nguyễn Thiện Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục quốc phòng, Bộ GD-ĐT. Theo thiếu tướng Nguyễn Thiện Minh, dự luật Nghĩa vụ quân sự mới sẽ được Quốc hội (QH) thông qua vào năm 2015. Như vậy, nhiều khả năng trong kỳ tuyển sinh 2015, luật này vẫn chưa có hiệu lực thi hành, do đó việc gọi công dân nhập ngũ vẫn áp dụng luật và các nghị định, thông tư hiện hành

2 phương án về độ tuổi nhập ngũ: Nếu luật Nghĩa vụ quân sự sửa đổi được thông qua, quy định xét tạm hoãn gọi nhập ngũ có điểm gì mới so với quy định hiện hành cả đối tượng và độ tuổi, thời gian tại ngũ?

Về xét tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình, đối với học sinh và sinh viên, dự luật quy định: “Đang học tại trường THCS, THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học; đang học chương trình ĐH thuộc hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục ĐH trong hệ thống giáo dục quốc dân” mới được tạm hoãn gọi nhập ngũ. Về thời gian phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ, theo dự luật, là 24 tháng. Như vậy so với luật hiện hành, thời gian phục vụ tại ngũ sẽ tăng từ 18 tháng lên 24 tháng. Về độ tuổi gọi nhập ngũ, hiện có 2 phương án được đưa ra. Phương án 1, từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; phương án 2 từ đủ 18 tuổi đến hết 27 tuổi. QH thông qua phương án nào thì thực hiện theo phương án đó.

Không cho cơ hội trốn tránh nghĩa vụ quân sự

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã trình bày tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) với nhiều điểm mới đáng lưu ý nhằm nâng cao chất lượng quân đội nhân dân, đảm bảo công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ quân sự (NVQS) của công dân.

Thời hạn phục vụ tại ngũ là 24 tháng: Tờ trình của Chính phủ nêu rõ, thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan và binh sĩ theo quy định của Luật hiện hành còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng. Vì vậy, dự án Luật quy định thống nhất thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan và binh sĩ là 24 tháng.

Chỉ tạm hoãn gọi nhập ngũ cho học sinh, sinh viên chính qui

Để khắc phục những “kẽ hở” trong chính sách tạm hoãn gọi nhập ngũ đang bị lợi dụng để trốn tránh thực hiện NVQS, dự án Luật đã quy định chỉ tạm hoãn đối với đối tượng là học sinh phổ thông, sinh viên đào tạo đại học chính quy và bãi bỏ quy định về việc tạm hoãn đối với công dân “đi xây dựng vùng kinh tế mới trong ba năm đầu”. Đồng thời, để bảo đảm chính sách đối với người nhiễm chất độc da cam, dự án Luật bổ sung quy định tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình đối với một con của người nhiễm chất độc da cam bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

Trân trọng./.

2. Nghĩa vụ quân sự khi chuyển nơi ở mới?

Xin chào Luật sư của LVN Group, em họ tôi năm nay 22 tuổi. Vài năm trước có hộ khẩu ở Q12. Trong thời gian đó đã nhận giấy báo đi khám NVQS 1 lần, có đi khám nhưng chưa nhận được thông báo nào thì gia đình có việc, cả nhà phải chuyễn đi nơi khác vào năm 2011. Từ đó tới nay, không liên lạc về địa phương cũ nên không biết phường có gửi thêm bất cứ giấy tờ nào liên quan đến NVQS hay không. Hiện đang theo học TCCN tại 1 trường chính quy ở TP.HCM từ 10/12.
Hỏi: Xin Luật sư của LVN Group tư vấn liệu như em tôi thì có vi phạm luật NVQS không nếu có giấy báo đến nơi địa chỉ trên hộ khẩu nhưng không biết khi đang ở địa chỉ mới ?
Xin cám ơn Luật sư của LVN Group !

>> Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 đưa ra khái niệm trốn tránh nghĩa vụ quân sự như sau:

“8. Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự là hành vi không chấp hành lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự; lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu”.

Được coi là vi phạm nghĩa vụ quân sự khi công dân đã nhận được lệnh gọi mà không chấp hành hoặc cố tình lẩn tránh không nhận lệnh gọi. Lỗi của người vi phạm là lỗi cố ý.

Trường hợp của em trai bạn, nếu việc em trai bạn không thực hiện lệnh gọi là cố ý thì hành vi này là trốn tránh nghĩa vụ quân sự. Điều này có thể đặt ra khi việc rời khỏi nơi cư trú nhưng em bạn không thông báo cho địa phương – đồng nghĩa với việc trốn tránh lệnh gọi. Ngược lại, nếu việc em trai bạn rời khỏi địa phương nhưng đã thông báo cho chính quyền địa phương rồi thì được xác định là việc em trai bạn không cố tình lẩn tránh lệnh gọi thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Những điều cần lưu ý: Để xác định em trai bạn có hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự hay không phải xem xét việc bạn này rời khỏi địa phương có hợp pháp hay không, nếu là hợp pháp thì em của bạn không cố tình trốn tránh nghĩa vụ quân sự, nếu là không hợp pháp thì em của bạn được coi là cố tình trốn tránh nghĩa vụ quân sự. Tham khảo bài viết liên quan:Lấy vợ có phải đi nghĩa vụ quân sự không ?

3. Đã có tiền án thì có được thực hiện nghĩa vụ quân sự không?

Em chào văn phòng Luật sư của LVN Group ạ! Em có việc muốn hỏi Luật sư của LVN Group như thế này ạ. 2 năm về trước em có mắc tiền án. Mới về cuối năm 2014 vừa rồi ạ. Thì em có được phép thực hiện nghĩa vụ quân sự nữa không ạ?
Em xin chân thành cảm ơn ạ!

Đã có tiền án thì có được thực hiện nghĩa vụ quân sự không ?

Luật sư tư vấn luật nghĩa vụ quân sự, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Khoản 2 điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định về điều kiện về đạo đức để được tuyển chọn vào quân đội như sau:

“Điều 4. Tiêu chuẩn tuyển quân

a) Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 50/2016/TTLT-BQP-BCA ngày 15 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng – Bộ trưởng Bộ Công an quy định tiêu chuẩn chính trị tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

b) Đối với các cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội; lực lượng Tiêu binh, Nghi lễ; lực lượng Vệ binh và Kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng.”

Những điều cần lưu ý: Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp của bạn không thuộc các trường hợp bị cấm không được nhập ngũ nên bạn hoàn toàn có thể tiến hành nhập ngũ bình thường . Tham khảo bài viết liên quan:Điều kiện được nhập ngũ và làm việc khi xuất ngũ

4. Học hết lớp 7 có được tham gia nghĩa vụ quân sự?

Chào Luật sư của LVN Group, Em muốn hỏi là năm nay em được 21 tuổi. và em muốn đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự tự nguyện nhưng vì nhà nghèo chỉ học được lớp 7 vậy có được tham gia nghĩa vụ quân sự hay không ?
Cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật Nghĩa vụ quân sự trực tuyến, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Về tiêu chuẩn tuyển quân, Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định về tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ quy định:

“Điều 4. Tiêu chuẩn tuyển quân

1. Tuổi đời:

a) Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.

b) Công dân nam được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo thì tuyển chọn và gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

2. Tiêu chuẩn chính trị:

a) Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 50/2016/TTLT-BQP-BCA ngày 15 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng – Bộ trưởng Bộ Công an quy định tiêu chuẩn chính trị tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

b) Đối với các cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội; lực lượng Tiêu binh, Nghi lễ; lực lượng Vệ binh và Kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng.

3. Tiêu chuẩn sức khỏe:

a) Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

b) Đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.

c) Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.

4. Tiêu chuẩn văn hóa:

a) Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, lấy từ cao xuống thấp. Những địa phương có khó khăn không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định được tuyển chọn số công dân có trình độ văn hóa lớp 7.

b) Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 người thì được tuyển không quá 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên.”

Theo đó, việc tuyển chọn công dân có trình độ văn hóa lớp 7 chỉ áp dụng đối với những địa phương khó khăn, không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân. Tuy nhiên, bạn cũng có thể làm đơn gửi đến Ban chỉ huy quân sự để được xem xét về vấn đề này. Bài viết tham khảo thêm:Trình độ học vấn để được tham gia nghĩa vụ quân sự ?

5. Mẫu báo cáo kết quả kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự (Mẫu 1a)

Luật LVN Group xin giới thiệu: Mẫu báo cáo kết quả kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự (Mẫu 1a) ban hành kèm theo Thông tư số 36/TTLT-BYT-BQP ngày 17 tháng 10 năm 2011 của liên Bộ Y tế – Bộ Quốc phòng

Mẫu 1a. Báo cáo kết quả kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự

HUYỆN………………………..

……………………………….

Số: /

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……….(Địa danh), ngày tháng năm

BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA SỨC KHỎE NGHĨA VỤ QUÂN SỰ

Đợt ……. . năm ……..

TT

Nội dung

Kết quả

Ghi chú

1

Số lư­ợng cần kiểm tra theo kế hoạch

2

Số l­ượng đã kiểm tra

3

Phân loại sức khỏe:

Loại 1

Loại 2

Loại 3

Loại 4

Loại 5

Loại 6

TỔ TRƯỞNG

TỔ KIỂM TRA SỨC KHỎE

(Ký tên)

Nơi nhận:

– Hội đồng NVQS xã;

– Phòng Y tế huyện;

– Trung tâm Y tế huyện;

– Lưu…..