1. Bị tai nạn giao thông phải cưa mất một chân được bồi thường như thế nào ?
Luật sư tư vấn pháp luật giao thông trực tuyến
Luật sư trả lời:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho Luật LVN Group, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Trước hết dựa vào những thông tin mà bạn cung cấp có thể thấy người đối phương đã có lỗi vi phạm giao thông và gây thiệt hại về sức khỏe cho chị của bạn. Việc gây tai nạn xảy ra khi họ đang điều khiển xe- được coi là nguồn nguy hiểm cao độ.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 chủ sở hữu phương tiện có trách nhiệm vận hành xe đúng quy định của pháp luật và phải bồi thường thiệt hại khi nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho người khác, kể cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Về các khoản bồi thường và mức bồi thường thì căn cứ điều 590 Bộ luật dân sự năm 2015 các khoản bồi thường khi gây thiệt hại đến sức khỏe của người khác như sau:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Về nguyên tắc khoản bồi thường thiệt hại sẽ do hai bên thỏa thuận, vì vậy gia đình bạn có thể tham khảo các tiêu chí bồi thường trên để thỏa thuận mức bồi thường hợp lý, hợp tình, Trường hợp có sự tranh chấp về mức bồi thường một trong các bên có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân huyện để giải quyết tranh chấp dân sự về việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Về việc truy cứu trách nhiệm hình sự, Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định như sau:
Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Để cấu thành tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ thì trước hết người phạm tội phải có lỗi vi phạm về giao thông. Và chính lỗi vi phạm này dẫn đến hậu quả là xâm phạm đến sức khỏe, tài sản, tính mạng của người khác.
Trường hợp xâm phạm đến sức khỏe của chị bạn thì Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định bắt buộc phải đạt tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên; đối với trường hợp này chị bạn bị gãy 1 chân thì chưa có căn cứ nào để khẳng định rằng người kia phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Để có thể truy cứu trách nhiệm hình sự gia đình bạn có thể đưa chị của mình đi giám định tỷ lệ thương tật để xác định mức tổn thương cơ thể.
Nếu trường hợp thỏa mãn tỷ lệ 61% thì gia đình có thể yêu cầu công an điều tra tiến hành thụ lý vụ việc điều tra để khởi tố tội phạm về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.
2. Tư vấn xử lý tai nạn giao thông chết người với người đi cùng chiều ?
Xin chào Luật sư của LVN Group tôi có câu hỏi muốn được giải đáp : bạn tôi khi đang lưu thông trên đường có va chạm với một người phụ nữ đi cùng chiều khiến người đó tử vong tại chỗ. Bằng lái xe của bạn đó chỉ lái được loại xe từ 4-7 chỗ nhưng hôm đó bạn ấy lai chiếc xe ô tô 24 chỗ. Sau khi xảy ra vụ việc thi bạn ấy đã đến cơ quan công an đầu thú. Tôi muốn hỏi Luật sư của LVN Group rằng bạn ấy phải chịu mức án là bao nhiêu năm tù và phải đền bù cho gia đình nan nhân là bao nhiêu ?
Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật LVN Group. Với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:Về bồi thường trách nhiệm dân sự:
Căn cứ theo quy định tại Điều 601 về Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra của Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:
3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Căn cứ theo quy định tại Điều 591 về Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm của Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:
1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
3. Hai thanh niên đi sai luật gây tai nạn giao thông và tử vong thì sẽ giải quyết thế nào ?
Xin chào Luật sư của LVN Group. Luật sư cho tôi hỏi trường hợp của chồng tôi đi trên đường đúng phần đường của mình bị 2 thành niên 18 tuổi đi ngược chiều đâm trực diện phải. Hậu quả làm chồng tôi bị đa chấn thương chuyển bệnh viện việt đức cấp cứu. Hai thanh niên kia, thanh niên ngồi sau bị văng xuống sông đẫ đến tử vong. Thanh niên cầm lái bị thương nhưng sau 5 tháng đã phục hồi. Mặc dù có kết luận chồng tôi đúng, nhưng công an điều tra có xuống đề nghị chồng tôi ký hồ sơ khép lại vụ án, nhưng phía bên kia và công an không có đề nghị bồi thường gì cho chồng tôi. Chồng tôi không ký khép lại vụ án thì công an nói nếu không ký thì chuyển hồ sơ lên viện kiểm sát để khởi tố. Chồng tôi đã ký biên bản khởi tố. Vậy trường hợp chồng tôi pháp luật sẽ giải quyết thế nào ?
Chồng tôi phải làm thủ tục gì để bảo vệ quyền lời của mình. Xin chân thành cảm ơn.
>> Xem ngay: Truy cứu trách nhiệm hình sự và mức bồi thường đối với với hành vi gây tai nạn giao thông?
4. Bồi thường thiệt hại và trợ cấp khi bị tai nạn giao thông ?
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến gọi: 1900.0191
Trả lời:
Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau
Theo như thông tin mà bạn cung cấp, gia đình bạn mong muốn giải quyết vấn đề này theo hòa giải, thỏa thuận. Do đó, mức bồi thường thiệt hại và tiền cấp dưỡng được giải quyết theo quy định tại Bộ Luật Dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Bộ Luật Dân sự 2015 quy định:
Điều 610. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.
2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Điều 605. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
1. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
Về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cần lưu ý một số nội dung:
Thứ nhất, các chi phí cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị tai nạn trước khi chết bao gồm:
– Tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu… theo chỉ định của bác sĩ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sĩ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ… để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).
– Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên) thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khỏe bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.
Thứ hai, chi phí cho việc mai táng bao gồm: các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo thông lệ chung. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ…
Thứ ba, khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết. Con chưa thành niên lầ đối tượng hưởng cấp dưỡng.
Gia đình bạn có thể căn cứ vào quy định trên để tính và thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại đối với bên gây tai nạn.
Trong trường hợp cụ thể bạn đưa ra, người bị thiệt hại có nghĩa vụ nuôi dưỡng với 2 người con chưa thành niên – chưa đủ 18 tuổi, do đó, 2 người con này là đối tượng được hưởng khoản tiền cấp dưỡng từ người gây ra thiệt hại. Tuy nhiên, chúng tôi không thể xác định cho bạn được mức cấp dưỡng mà hai cháu của bạn sẽ được hưởng bởi mức cấp dưỡng được xác định trên cơ sở là khả năng của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng.
>> Xem ngay: Thủ tục trình báo, khởi kiện đối với người gây tai nạn giao thông?
5. Bồi thường chi phí cứu chữa khi gây tai nạn giao thông ?
Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến, gọi:1900.0191
Trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, căn cứ theo Điều 604 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định: “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Trường hợp này, bạn là người gây ra tai nạn, gây thiệt hại về sức khỏe cho người khác, do đó, bạn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho nạn nhân. Tuy nhiên, nạn nhân là qua đường không quan sát và qua đường không dứt khoát. Theo Điều 617 Bộ luật Dân sự năm 2015 về vấn đề bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi: “Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình; nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường“. Trong trường hợp này, cần xét các trường hợp sau, căn cứ Điều 32 Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12:
Trường hợp thứ nhất, người đi bộ qua đường đúng theo phần đường của mình,qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường thì dù người đi bộ không quan sát thì các phương tiện tham gia giao thông khác phải quan sát và nhường đường cho người đi bộ. Trong trường hợp này, bạn vẫn có lỗi vì gây ra va chạm, do đó, bạn vẫn phải bồi thường thiệt hại cho người bị hại.
Trường hợp thứ hai, trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường. Nếu vụ va chạm của bạn thuộc trong trường này thì bạn không có lỗi và không phải bồi thường thiệt hại, vì lỗi ở đây hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại. Theo quy định tại Điều 617 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Do vậy, tùy thuộc vào vụ va chạm thuộc trường hợp nào thì việc bạn thương lượng và hỗ trợ 50% chí điều trị là có thể là hợp lý và đúng quy định của pháp luật.
Thứ hai, về vấn đề chênh lệch chi phí giữa nạn nhân và bệnh viện. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại là toàn bộ và kịp thời, tôn trọng thỏa thuận của các bên về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường, nếu thỏa thuận đó không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Theo đó, bạn và gia đình nạn nhân có thể thỏa thuận về mức bồi thường, vì bạn đã thương lượng được với gia đình nạn nhân nên mức bồi thường mà bạn phải bồi thường là 50% chi phí điều trị. Do đó, trong trường hợp này dù cho gia đình nạn nhân có yêu cầu bác sĩ tiến hành mổ không theo sự sắp xếp của bệnh viện thì bạn vẫn phải trả 50% chi phí điều trị. Vì vậy, số tiền chênh lệch giữa gia đình và bệnh viện thì bạn vẫn phải chi trả cho gia đình nạn nhân theo mức thương lượng là 50%.
Các chi phí bồi thường sẽ được xác định như sau:
“1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được bồi thường bao gồm:
1.1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: Tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X-quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu… theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ… để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).
1.2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khỏe bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.
a) Thu nhập thực tế của người bị thiệt hại được xác định như sau:
– Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động, thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người bị xâm phạm sức khỏe nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.
– Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu nhập thực tế nhưng mức thu nhập của các tháng khác nhau, thì lấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi sức khỏe bị xâm phạm nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.
– Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng không ổn định và không thể xác định được, thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.
– Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại chưa làm việc và chưa có thu nhập thực tế thì không được bồi thường theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 609 BLDS.
b) Xác định thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại được thực hiện như sau:
Bước một: Xác định thu nhập thực tế của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị có hay không. Nếu có thì tổng hợp số thu nhập là bao nhiêu.
Bước hai: Lấy tổng số thu nhập thực tế mà người bị thiệt hại có được trong thời gian điều trị so sánh với thu nhập thực tế tương ứng được xác định theo hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 1.2 này. Nếu không có khoản thu nhập thực tế nào của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị thì thu nhập thực tế của người bị thiệt hại bị mất; nếu thấp hơn thì khoản chênh lệch đó là thu nhập thực tế của người bị thiệt hại bị giảm sút; nếu bằng thì thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không bị mất.
Ví dụ 1: A làm nghề sửa xe máy tự do. Thu nhập thực tế của A trước khi sức khỏe bị xâm phạm là ổn định, trung bình mỗi tháng là một triệu đồng. Do sức khỏe bị xâm phạm, A phải điều trị nên không có khoản thu nhập nào. Trong trường hợp này thu nhập thực tế của A bị mất.
Ví dụ 2: B làm công cho một công ty trách nhiệm hữu hạn. Thu nhập thực tế của B trước khi sức khỏe bị xâm phạm là ổn định, trung bình mỗi tháng là 600 ngàn đồng. Do sức khỏe bị xâm phạm, B phải điều trị và trong thời gian điều trị công ty trả cho B 50% tiền lương là 300 ngàn đồng. Trong trường hợp này thu nhập thực tế của B mỗi tháng bị giảm sút 300 ngàn đồng.
Ví dụ 3: C là công chức có thu nhập hàng tháng ổn định 500 ngàn đồng. Do sức khỏe bị xâm phạm, C phải điều trị và trong thời gian điều trị cơ quan vẫn trả đủ các khoản thu nhập cho C. Trong trường hợp này thu nhập thực tế của C không bị mất.
1.3. Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.
a) Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị bao gồm: tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí (nếu có) cho một trong những người chăm sóc cho người bị thiệt hại trong thời gian điều trị do cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ sở y tế.
b) Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị được xác định như sau:
– Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có thu nhập thực tế ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người đó phải đi chăm sóc người bị thiệt hại nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất.
– Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu nhập ổn định, nhưng có mức thu nhập khác nhau thì lấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi người đó phải đi chăm sóc người bị thiệt hại nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất.
– Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại không có việc làm hoặc có tháng làm việc, có tháng không và do đó không có thu nhập ổn định thì được hưởng tiền công chăm sóc bằng tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú.
– Nếu trong thời gian chăm sóc người bị thiệt hại, người chăm sóc vẫn được cơ quan, người sử dụng lao động trả lương, trả tiền công lao động theo quy định của pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội thì họ không bị mất thu nhập thực tế và do đó không được bồi thường.
1.4. Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên) thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
a) Chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại bao gồm: chi phí hợp lý hàng tháng cho việc nuôi dưỡng, điều trị người bị thiệt hại và chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại.
b) Chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại được tính bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú. Về nguyên tắc, chỉ tính bồi thường thiệt hại cho một người chăm sóc người bị thiệt hại do mất khả năng lao động.
1.5. Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm.
a) Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm được bồi thường cho chính người bị thiệt hại.
b) Trong mọi trường hợp, khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Cần căn cứ vào hướng dẫn tại điểm b tiểu mục 1.1 mục 1 Phần I Nghị quyết này để xác định mức độ tổn thất về tinh thần của người bị thiệt hại. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần cần căn cứ vào sự ảnh hưởng đến nghề nghiệp, thẩm mỹ, giao tiếp xã hội, sinh hoạt gia đình và cá nhân…
c) Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại trước hết do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.”
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group