1. Biển báo phụ và ý nghĩa?
>> Luật sư tư vấn pháp luật Giao thông, gọi: 1900.0191
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Biển báo 501: Phạm vi tác dụng của biển – Để thông báo chiều dài đoạn đường nguy hiểm hay đoạn đường phải thi hành lệnh cấm hoặc hạn chế.
Biển báo 502: Khoảng cách đến đối tượng báo hiệu – Để thông báo khoảng cách thực tế từ vị trí đặt biển đến đối tượng báo hiệu ở phía trước.
Biển báo 503a: Hướng tác dụng của biển – Đặt bên dưới các biển báo cấm, biển hiệu lệnh để chỉ hướng tác dụng của biển là hướng vuông góc với chiều đi.
Biển báo 503c: Hướng tác dụng của biển – Đặt bên dưới các biển báo cấm, biển hiệu lệnh để chỉ hướng tác dụng của biển là hướng vuông góc với chiều đi.
Biển báo 503b: Hướng tác dụng của biển – Để chỉ đồng thời 2 hướng tác dụng (trái và phải) của biển chính hoặc được đặt với biển báo nhắc lại lệnh cấm và hiệu lệnh.
Biển báo 503d: Hướng tác dụng của biển – Để chỉ hướng tác dụng của biển là hướng song song với chiều đi.
Biển báo 503f: Hướng tác dụng của biển – Để chỉ hướng tác dụng của biển là hướng song song với chiều đi.
Biển báo 503e: Hướng tác dụng của biển – Để chỉ đồng thời 2 hướng tác dụng (xuôi và ngược) của biển báo nhắc lại lệnh cấm dừng và cấm đỗ xe.
Biển báo 504: Làn đường – Biển được đặt bên dưới các biển báo cấm và biển hiệu lệnh hay bên dưới đèn hiệu để chỉ làn đường chịu hiệu lực của biển (hay đèn hiệu) báo lệnh cấm – và hiệu lệnh trên làn đường đó.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.0191 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!
2. Mức phạt khi TGGT mà hơi thở có nồng độ cồn ?
>> Luật sư tư vấn pháp luật Giao thông trực tuyến, gọi: 1900.0191
Trả lời:
Căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính giao thông đường bộ đường sắt, các mức phạt liên quan đến hành vi vi phạm nồng độ cồn “lái xe khi đã uống rượu, bia” như sau:
1. Mức phạt nồng độ cồn với xe máy
– Phạt tiền từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả phương tiện là xe máy điện), các loại xe tương tự như xe môtô, xe gắn máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam1 lít khí thở. Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10-12 tháng. Tạm giữ phương tiện đối đa 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt
– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16-18 tháng. Tạm giữ phương tiện đối đa 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt
– Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. Tạm giữ phương tiện đối đa 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt
– Phạt tiền 6.000.000- 8.000.000 đồng với người điều khiển xe không chấp hành yêu cầu kiểm tra của người thi hành công vụ về nồng độ cồn. Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 22-24 tháng. Tạm giữ phương tiện đối đa 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt
2. Mức phạt nồng độ cồn đối với ô tô
– Phạt tiền từ 6.000.000 – 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 10- 12 tháng. Tạm giữ phương tiện tối đa 07 ngày
– Phạt tiền từ 16.000.000 – 18.000.000 đồng đối với người điều khiển ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 16- 18 tháng. Tạm giữ phương tiện tối đa 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt
– Phạt tiền từ 30.000.000 – 40.000.000 đồng đối với người điều khiển ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra của người thi hành công vụ về nồng độ cồn. Và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 22- 24 tháng. Tạm giữ phương tiện tối đa 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.
– Phạt tiền 30.000.000- 40.000.000 đồng với người điều khiển xe không chấp hành yêu cầu kiểm tra của người thi hành công vụ về nồng độ cồn. Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 22-24 tháng. Tạm giữ phương tiện đối đa 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt
Luật sư bình luận khoa học quy định trên
Để xác định mức độ vi phạm nồng độ cồn, các nhà khoa học đã tính toán được một cách tương đối giữa lượng bia rượu uống vào và nồng độ cồn trong máu đối với từng cân nặng.
Như vậy, với cùng một lượng bia rượu uống vào, những người có hình thể lớn sẽ có nồng độ cồn thấp hơn, khó bị vi phạm hơn. Và sau khi ngồi nghỉ một khoảng thời gian, những người có sức khỏe tốt cũng giải phóng được lượng cồn trong máu nhiều hơn người bình thường.
Ta có thể ước tính: Mỗi một lượt uống được tính bằng đơn vị chuẩn là một chén rượu mạnh 40 độ hoặc một lon bia dung tích 330 ml, nồng độ 4,5%.
Tổ chức y tế Thế giới WHO, lập 1 đơn vị uống chuẩn chứa 10 gam cồn để ước tính lượng rượu, bia sử dụng tương ứng với nồng độ cồn sinh ra trong cơ thể người. Cụ thể, 01 đơn vị uống chuẩn tương đương:
– 1 chén rượu 40 độ dung tích 30ml hoặc;
– 1 ly rượu vang 13,5 độ dung tích 100ml hoặc;
– 1 cốc bia hơi dung tích 330ml hoặc 2/3 chai hoặc lon bia dung tích 330ml.
Bí quyết uống rượu bia không bị say
– Hòa tan rượu bia bằng axit từ chanh
Như bạn đã biết, rượu là Bazo. Để “ hòa tan” rượu nhanh. Trước khi uống hãy uống một cốc nước chanh ( Có thể dùng 2 đến 3 quả vắt vào nước sôi nóng ). Chanh là axit. Khi axit gặp bazo sẽ hòa tan nhau. Việc này sẽ giúp bạn uống được nhiều bia rượu hơn.
– Bí quyết uống bia không say bằng quả chanh xanh
Khi uống bia, bạn chuẩn bị cho mình một quả chanh xanh. Dùng kim châm vào vỏ ( lưu ý châm càng nhiều càng tốt ) sau đó bỏ quả chanh vào cốc bia. Đây là bí quyết giúp tăng tửu lượng rất đáng kể.
– Nói nhiều là cách uống bia rượu không say rất tốt
Trong lúc uống bia cố gắng cười nói nhiều, tạo không khí vui vẻ..mục đích càng nói nhiều thở nhiều càng tốt. Việc này sẽ giúp cồn trong người đẩy ra ngoài qua đường “ hơi thở” được nhiều hơn. Góp phần giúp bạn đỡ cảm giác buồn nôn, lâu say hơn.
Đối với rượu, cách uống rượu không nôn hiệu quả là khi uống . Uống mỗi chén trong 1 lần, (1 hơi) tuyệt đối không uống làm nhiều hơi, nếu uống làm nhiều lần sẽ gây cảm giác như uống nhiều chén, dễ say hơn.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.0191 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!
4. Chở hàng vượt quá khối lượng trọng tải xe 35% ?
Trả lời:
Theo Nghị định 100/2019/NĐ – CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
“Điều 24. Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo (bao gồm cả rơ mooc hoặc sơ mi rơ mooc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ
5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một tong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe (kể cả rơ mooc và sơ mi rơ mooc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 30% đến 50%
5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 30% đến 50%;”9. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 2; Điểm b Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
Bên cạnh việc quý khách bị xử phạt vi pham hành chính, người chủ phương tiện cũng bị xử phạt vi phạm hành chính vì giao phương tiện cho quý khách. Mức phạt sẽ căn cứ vào chủ phương tiện là cá nhân hay tổ chức và được quy định tại khoản 9 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ – CP như sau:
“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
9. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
d) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, điểm d Khoản 5 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, điểm d Khoản 5 Điều 24 Nghị định này;”
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.0191 để được giải đáp.