1. Biên độ lãi suất là gì?

Lãi suất là giá cả của quyền sử dụng một đơn vị vốn vay trong một đơn vị thời gian (có thể là 1 tháng hoặc 1 năm).

Hiện nay có rất nhiều cách định nghĩa về biên độ lãi suất như:

– Biên độ lãi suất hay biên độ lợi nhuận là tỷ suất lợi nhuận mà các ngân hàng/tổ chức tín dụng đặt ra từ các khoản cho vay

– Biên độ lãi suất là tỷ lệ phần trăm chệnh lệch giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay tại ngân hàng hay tổ chức tín dụng tạo một thời điểm nhất định, đây là chỉ số được đa số các ngân hàng hay tổ chức tín dụng sử dụng để xác định lãi suất cho vay.

– Biên độ lãi suất là biên độ lợi nhuận, là phần trăm chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay, lãi suất huy động của một ngân hàng tại một thời điểm cụ thể. 

Như vậy, về cơ bản các khái niệm nêu trên đều có điểm tương đồng giống nhau. Do đó, tựu chung lại, ta có thể hiểu biên độ lãi suất như sau:

Biên độ lãi suất (Interest Margin) có thể hiểu là tỷ lệ phần trăm chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất gửi tiền tại ngân hàng trong cùng một thời điểm. Chỉ số này cũng thường được các ngân hàng dùng để xác định lãi suất cho vay của một khoản vốn là bao nhiêu.

– Thông qua biên độ lãi suất mà bạn cũng có thể đánh gái được lợi nhuận của một ngân hàng. Cụ thể lợi nhuận của ngân hàng sẽ tỷ lệ thuận với biên độ lãi suất mà họ có. 

– Lãi suất cho vay càng cao thì ngân hàng có lợi nhuận lớn do biên độ lãi suất cao.

 

2. Cách tính biên độ lãi suất chính xác nhất

Hiện nay, dựa và tính linh hoạt của lãi suất, có 2 loại lãi suất tồn tại trên thị trường tài chính là:

– Lãi suất cố định: do ngân hàng hay  tổ chức tín dụng nhà nước quy định. Mức lãi suất này thường có sự ổn định. Do đó, nó có ưu điểm là số tiền lãi được cố định và biết trước, nhưng nhược điểm là bị ràng buộc vào một mức lãi suất nhất định trong một khoảng thời gian dù cho lãi suất thị trường đã thay đổi tăng hoặc giam đáng kể.

– Lãi suất thả nổi: sẽ do ngân hàng hay tổ chức tín dụng tự mình ấn định dựa vào biên độ lãi suất trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Lãi suất này vừa chứ đựng cả rủi ro lẫn lợi nhuận. Khi lãi suất tăng lên thì người đi vay bị thiệt trong khi người cho vay được lợi, ngược lại với trường hợp lãi suất giảm xuống.

Những ngân hàng, tổ chức tín dụng thường sử dụng những công thức sau đây để xác định biên độ lãi suất:

Cách 1: Biên độ lãi suất + lãi suất cơ bản = lãi suất cho vay

Ví dụ: Biên độ lãi suất của ngân hàng A là 4%, lãi suất cơ bản là 5%, thì mức lãi suất ngân hàng A cho khách hàng vay là 8%.

Trong đó, lãi suất cơ bản là mức lãi suất sàn được ngân hàng nhà nước công bố. Biên độ lãi suất của các ngân hàng thường vào khoảng 3,5 – 5% / năm.

Cách 2: Lãi suất cho vay = biên độ lãi suất + lãi suất tiền gửi trung và dài hạn từ 12 hoặc 13 tháng

Đây là công thức khá phổ biến với các ngân hàng thông qua thu hút khách hàng từ việc tăng lãi suất tiền gửi và cho vay lại với lãi suất cao hơn.

Cách 3: Lãi suất cho vay = biên độ lãi suất + lãi suất tiết kiệm cao nhất

Cách này có rủi ro cao đối với khách hàng vì ngân hàng có  thể tự điều chỉnh lãi suất tiết kiệm của một loại hình được sử dụng và áp dụng cho khoản vay. Vì vậy, với cách tính này, các ngân hàng hay tổ chức tín dụng hoàn toàn có thể tự mình điều chỉnh lãi suất tiền gửi một loại hình tiết kiệm nào đó mà ít người sử dụng sau đó áp dụng mức lãi suất này để tính lãi suất đối với khoản vay. Vì vậy, khi thực hiện giao dịch vay tiền tại ngân hàng hay tổ chức tín dụng, khách hàng cần hết sức lưu ý về những điều khoản liên quan đến lãi suất, kỳ hạn vay, lãi suất chậm trả…

Cách 4. Lãi suất cho vay = lãi suất bình quân của 4 ngân hàng lớn nhất + biên độ lãi suất

Công thức này khá khách quan và công bằng nhờ vào việc lấy trung bình cộng của 4 ngân hàng lớn nhất. Điều này cũng sẽ thể hiện được thực trạng kinh tế thị trường tại thời điểm đó. Vì 4 ngân hàng hay tổ chức tín dụng lớn nhất thường sẽ có tỷ lệ chiếm lĩnh thị trường rộng, mức lãi suất cũng sẽ không có quá nhiều biến động. Tuy nhiên, cách này lại ít được các ngân hàng lựa chọn, trừ một vài trường hợp nhất định. 

 

3. Vai trò của biên độ lãi suất

– Thứ nhất, giúp khách hàng biết rõ mức lãi suất mà mình cần phải chi trả cho khoản vay và so sánh giữa các gói vay để có thể chọn gói vay tốt nhất.

– Thứ hai, hiểu được biên độ lãi suất là gì thì khách hàng cũng sẽ đánh giá được mức lãi vay cần trả cho ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng đó có chính xác hay không?

– Thứ ba, giúp khách hàng tiết kiệm được chi phí lãi vay nhờ vào việc đánh giá và so sánh giữa các mức lãi suất gói vay của những ngân hàng, tổ chức tín dụng với nhau thông qua biên độ lãi suất.

– Thứ tư, giúp khách hàng chọn được khoản vay phù hợp nhu cầu và mức lãi suất trong khả năng thanh toán.

 

4. Biên độ lãi suất của một số ngân hàng phổ biến

Từ việc tìm hiểu định nghĩa về biên độ lãi suất, vai trò của biên độ lãi suất, quý bạn đọc đã phần nào hình dung ra được tính chất, ý nghĩa nhất định của biên độ lãi suất. Tùy vào khả năng thanh toán mà quý bạn đọc có thể lựa chọn cho mình một khoản vay có lãi suất phù hợp. Dưới đây, Luật Minh Khuê sẽ tổng hợp một số thông tin về biên độ lãi suất của một số ngân hàng phổ biến hiện nay để quý bạn đọc tham khảo. Nhưng cũng cần lưu ý rằng, những thông tin này có thể bị thay đổi tùy vào từng thời điểm, từng ngân hàng. Do đó, quý bạn đọc cần liên hệ tới ngân hàng để có thông tin đúng và chính xác nhất!

Ngân hàng Biên độ lãi suất Lãi suất cho vay
Vietcombank 3,5% lãi suất tiền gửi tiết kiệm 24 tháng + biên độ lãi suất, khoảng 10,5%
BIDV 4% lãi suất tiền gửi tiết kiệm 24 tháng + biên độ lãi suất, khoảng 11,15%
Viettinbank 3,5%

lãi suất tiền gửi tiết kiệm 36 tháng + biên độ lãi suất, khoảng 11%

Sacombank 5,5% lãi suất tiền gửi tiết kiệm 13 tháng + biên độ lãi suất, khoảng 13,5%
MBBank 4,2% lãi suất tiền gửi tiết kiệm 24 tháng + biên độ lãi suất, khoảng 11,5%
SCB 5% lãi suất tiền gửi tiết kiệm 13 tháng + biên độ lãi suất, khoảng 12,7%
ACB 3,9% lãi suất tiền gửi tiết kiệm 13 tháng + biên độ lãi suất, khoảng 12,5%
Shinhan Bank 4% lãi suất tiền gửi tiết kiệm 12 tháng + biên độ lãi suất, khoảng 10,5%
Standard Chartered   lãi suất vốn là 10,5%

Tóm lại, khách hàng khi tiến hành giao kết hợp đồng vay tại ngân hàng hay các tổ chức tín dụng cần lưu ý các điểm dưới đây:

– Một là, biên độ lãi suất của ngân hàng

– Hai là, thời gian hưởng lãi suất ưu đãi, biên độ lãi suất

– Ba là, công thức tính lãi suất

Tránh tin vào những quảng cáo, mời chào cho vay với lãi suất thấp, lãi suất 0% trong 6 tháng hoặc 12 tháng. Không nên quyết định vội vàng khi chọn vay mà hãy tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính. Đồng thời, bạn cũng cần tìm đến các ngân hàng và công ty tín dụng uy tín để được hỗ trợ. 

Thực tế, hầu hết các ngân hàng đều áp dụng lãi suất thấp trong một khoảng thời gian ngắn, sau đó lãi suất sẽ là lãi suất thả nổi. Do đó, nhiều khách hàng la ó vì mức lãi suất tăng quá cao lên đến hơn 10%/tháng. Điều này có thể là do:

+ Khách hàng chưa hiểu rõ về lãi suất thả nổi, đặc biệt là đối với những người không am hiểu về lĩnh vực tài chính, ngân hàng, tiền tệ, hoặc ơ vùng nông thôn. Lợi dụng kẽ hở này, đi kèm với những thủ tục vay vốn nhanh chóng, dễ dàng, ngân hàng đã nhanh chóng tạo niềm tin và lôi kéo khách hàng ký kết hợp đồng vay trong khi học chưa hiểu rõ.

Trên đây là bài viết về Biên độ lãi suất là gì? Cách tính biên độ lãi suất chính xác nhất?  của Luật LVN Group gửi đến bạn đọc mang tính chất tham khảo. Trường hợp có bất kì thắc mắc nào liên quan đến pháp luật, bạn đọc vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn miễn phí theo số 1900.0191 để được đội ngũ Luật sư giải đáp. Xin trân trọng cảm ơn!.