Kính chào công ty Luật LVN Group, xin Luật sư của LVN Group cho hỏi: Biện pháp cưỡng chế nhằm thu thập chứng cứ là gì? Khi nào được áp dụng biện pháp cưỡng chế thu thập chứng cứ? Rất mong nhận được tư vấn của Luật sư của LVN Group. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: Ninh Lan – Thừa Thiên Huế

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hình sự của Công ty luật LVN Group

>> Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

2. Biện pháp cưỡng chế là gì?

Biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự là cách thức mang tính quyền lực nhà nước do cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng theo trình tự, thủ tục được pháp luật tố tụng hình sự quy định, tác động lên tư tưởng, hành vi người tham gia tố tụng, buộc họ phải thực hiện những nghĩa vụ của mình nhằm bảo đảm cho việc tiến hành hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.

3. Biện pháp cưỡng chế nhằm thu thập chứng cứ là gì?

3.1. Vì sao cần tiến hành biện pháp cưỡng chế nhằm thi thập chứng cứ?

Trong hoạt động tố tụng hình sự, các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử chỉ có thể xác định các tình tiết của vụ án bằng chứng cứ để từ đó, có cơ sở nhận định tội phạm có xảy ra hay không và nếu tội phạm có xảy ra, thì quyết định áp dụng các biện pháp tố tụng cần thiết. Điều đó có nghĩa, chứng cứ là phương tiện khẳng định các sự kiện, hiện tượng nhất định nhằm giải quyết đúng đắn vụ án hình sự, đồng thồi loại trừ, phủ định những sự kiện, hiện tượng đã không xảy ra trong thực tế. Vì những lẽ đó, việc thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ một cách khách quan, đầy đủ, toàn diện, chính xác trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử là tiền đề quan trọng cho việc thực hiện nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm xử lý đúng người, đúng tội, không làm oan, sai và không để lọt tội phạm.

Thu thập chứng cứ là khái niệm tổng hợp bao gồm các khâu phát hiện, ghi nhận, thu giữ và bảo quản chứng cứ. Đây là các khâu của một quá trình thống nhất, có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau, khâu này là tiền đề để thực hiện khâu kia, thiếu một trong các khâu này, việc thu thập chứng cứ khó được thực hiện có hiệu quả.

Phát hiện chứng cứ là tìm những sự vật, hiện tượng, tài liệu chứa đựng những thông tin có giá tri chứng minh những sự kiện, tình tiết của vụ án. Đây là khâu đầu tiên và hết sức quan trọng của việc thu thập chứng cứ, bởi lẽ người ta chỉ có thể thu thập chứng cứ khi người ta phát hiện ra nó.

Để phát hiện chứng cứ, cần thiết phải đánh giá những thông tin có giá trị chứng minh những sự kiện, tình tiết của vụ án; sự đánh giá này chỉ mang tính chất sơ bộ, còn việc kết luận nó có phải là chứng cứ hay không phải do Hội đồng xét xử quyết định.

Ghi nhận chứng cứ là việc ghi lại, củng cố chứng cứ theo những thủ tục và dưới những hình thức nhất định do pháp luật tố tụng hình sự quy định như lập biên bản khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, thực nghiệm điều tra, chụp ảnh, vẽ sơ đồ hiện trường…

Ghi nhận chứng cứ không những đem lại cho chứng cứ hiệu lực chứng minh, mà còn có mục đích miêu tả nội dung chứng cự và những dấu hiệu của nó (đôì với vật chứng) và ở một mức độ nhất định, có thể được coi là một trong những biện phập bảo quản chứng cứ.

Thu giữ chứng cứ nhằm mục đích sử dụng chúng vào việc chứng minh trong vụ án hình sự và được coi là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm bảo quản chứng cứ phục vụ công tác điều tra, truy tổ, xét xử.

Bảo quản chứng cứ là giữ cho chứng cứ được nguyến vẹn như tình trạng khi bị thu giữ, không bị mất mát, biến dạng, bảo đảm có thể sử dụng được nó vào bất cứ thời điểm nào khi có yêu cầu. Bảo quản chứng cứ ngoài mục đích bảo vệ giá trị chứng minh, còn nhằm bảo vệ giá trị vật chất và giá trị kinh tế, văn hóa của nó, vì giữa các giá trị đó có mốỉ quan hệ biện chứng vởi nhàu, tác động qua lại lẫn nhau; nếu giá trị vật chất, giá trị kinh tế, văn hóa không được bảo vệ, thì giá trị chứng minh của chứng cứ cũng sẽ không còn ý nghĩa gì.

3.2. Điều kiện đáp ứng của thu thập chứng cứ

Việc thu thập chứng cứ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình chứng minh, nhưng nó phải đáp ứng những điều kiện nhất định sau:

3.2.1. Việc thu thập chứng cứ phải tuân thủ triệt để nguyền tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa

Điều đó cố nghĩa, chứng cứ chỉ có thể được thu thập bằng các bỉện pháp, theo những trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định. Những tài liệu được thu thập bằng các biện pháp chưa được pháp luật tố tụng hình sự quy định, thì không được coi là chứng cứ. Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định:

“Điều 88. Thu thập chứng cứ

1. Để thu thập chứng cứ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có quyền tiến hành hoạt động thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật này; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, trình bày những tình tiết làm sáng tở vụ án.

2. Để thu thập chứng cứ, người bào chữa có quyền gặp người mà mình bào chữa, bị hại, người làm chứng và những người khác biết về vụ án để hởi, nghe họ trình bày về những vấn đề liên quan đến vụ án; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến việc bào chữa.

3. Những người tham gia tố tụng khác, cơ quan, tổ chức hoặc bất cứ cá nhân nào đều có thể đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử và trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án.

4. Khi tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến vụ án do những người quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này cung cấp, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải lập biên bản giao nhận và kiểm tra, đánh giá theo quy định của Bộ luật này.

5. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày lập biên bản về hoạt động điều tra, thu thập, nhận được tài liệu liên quan đến vụ án mà Kiểm sát viên không trực tiếp kiểm sát theo quy định của Bộ luật này thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển biên bản, tài liệu này cho Viện kiểm sát để kiểm sát việc lập hồ sơ vụ án. Trường hợp do trở ngại khách quan thì thời hạn này có thể kéo dài nhưng không quá 15 ngày. Trong thời hạn 03 ngày, Viện kiểm sát đóng dấu bút lục và sao lưu biên bản, tài liệu lưu hồ sơ kiểm sát và bàn giao nguyên trạng tài liệu, biên bản đó cho Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Việc giao, nhận tài liệu, biên bản được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.”

Để thu thập chứng cứ, các cơ quan tiến hành tố tụng có quyền tiến hành những biện pháp điều tra, áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo đúng chức năng, quyền hạn do pháp luật tố tụng hình sự quy định. Tùy yêu cầu trong từng trường hợp cụ thể, những biện pháp cưỡng chế được áp dụng có thể là: khám người, khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm, khám thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm; thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại bưu điện; tạm giữ đồ vật là vật chứng, tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án; xem xét dấu vết trên thân thể.

Việc thu thập chứng cứ phải được tiến hành một cách khách quan, toàn diện; những trường hợp thu thập chứng cứ một cách phiến diện, một chiều, định kiến có thể dẫn tới sai lầm trong việc đánh giá chứng cứ. Như vậy, phải thu thập cả chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội theo quy định tại Điều 15 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

3.2.2. Việc thu thập chứng cứ phải đảm bảo đầy đủ

Do vậy, tất cả các hoạt động tố tụng nhằm thu thập chứng cứ phải được tiến hành một cách thận trọng để không lọt bất cứ chứng cứ nào trong vụ án hình sự; mọi chứng cứ đều phải được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án xem xét. Sở dĩ phải thu thập đầy đủ, toàn bộ chứng cứ, vì có như vậy mới làm sáng tở được bản chất của vụ án hình sự.

3.2.3. Việc thu thập chứng cứ phải bảo đảm đúng thời hạn

nghĩa là, tất cả các hoạt động tố tụng nhằm thu thập chứng cứ phải được tiến hành trong những thòi hạn nhất định do pháp luật tố tụng hình sự quy định. Nếu như biện pháp cưỡng chế nhằm thu thập chứng cứ được đặt ra một cách cấp bách, không thể trì hoãn, thì phải được tiến hành ngay; trường hợp chậm trễ, có thể dẫn đến hậu quả bở lọt chứng cứ cần phải thu thập.

3.2.4. Việc thu thập chứng cứ phải được thực hiện trên cơ sở đảm bảo sự chính xác của nguồn chứng cứ

Để thực hiện điều kiện này, cần: một là, lựa chọn chính xác nguồn chứng cứ; hai là, thực hiện đúng trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động tố tụng thu thập chứng cứ; ba là, áp dụng các phương tiện kỹ thuật để có thể phát hiện, ghi nhận và bảo quản chứng cứ.

Như vậy, khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhằm thu thập chứng cứ, các cơ quan tiến hành tố tụng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên.

Từ sự phân tích ở trên, có thể đưa ra khái niệm biện pháp cưỡng chế nhằm thu thập chứng cứ như sau:

Biện pháp cưỡng chế nhằm thu thập chứng cứ là cách thức mang tính quyền lực nhà nước do cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng theo đúng trình tự, thủ tục được pháp luật tố tụng hình sự quy định nhằm phát hiện, ghi nhận, thu giữ và bảo quản chứng cứ.

4. Căn cứ áp dụng biện pháp cưỡng chế nhằm thu thập chứng cứ

Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự nói chung, áp dụng biện pháp cưỡng chê nhằm thu thập chứng cứ nói riêng, dẫn tới việc hạn chế tự do cá nhân của người bị áp dụng, cho nên, cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng phải dựa trên những căn cứ, trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định. Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988, cũng như Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã quy định căn cứ áp dụng đô’i vổi từng biện pháp cưỡng chê’ thu thập chứng cứ cụ thể, nhưng không có quy định chung về căn cứ áp dụng biện pháp cưdng chế nhằm thu thập chứng cứ. Tuy nhiên, nghiên cứu căn cứ khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm; thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại bưu điện; tạm giữ đồ vật là vật chứng, tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án; xem xét dấu vết trên thân thể, được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, có thể đưa ra mô hình lý luận những căn cứ áp dụng biện pháp cưỡng chế nhằm thu thập chứng cứ như sau:

4.1. Căn cứ thứ nhất

Khi có căn cứ để nhận định rằng trong người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm của một người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có, đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án, dấu vết của tội phạm hoặc các dấu vết khác có ý nghĩa đối với vụ án.

Đây là căn cứ áp dụng biện pháp cưỡng chế mang tính dự báo về khả năng trong người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm của một người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có, đồ vật, tài liệu có liên qụan đên vụ án, dấu vết cua tộị phạm hoặc các dấu vết khác có ý nghĩa đối với vụ án. Tính dự báo của cặn cứ trên ở chỗ, qua công tác nghiên cứu, phân tích, đốĩ chiếu, so sánh, đánh giá những tài liệu, chứng cứ đã thu thập được về vụ án, cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế nhằm thu thập chứng cứ có cơ sở nhận định, chứ không phải do suy đoán, tưởng tượng về khả năng trong người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm của một người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có, đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án, dấu vết của tội phạm hoặc các dấu vết khác có ý nghĩa đôì VỚỊ vụ án. Tính dự báo của căn cứ này càng có cơ sở bao nhiêu, thì hiệu quả của việc áp dụng biện pháp cưỡng chế nhằm thu thập chứng cứ càng cao và càng tránh được sự lạm dụng, tùy tiện, gây thiệt hại cho các quyền tự do cá nhân của người bị áp dụng.

4.2. Căn cứ thứ hai

Khi có căn cứ để khẳng định người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người đồ vật, tài liệu cần thu giữ.

Đây là căn cứ áp dụng biện pháp cưỡng chế khám người mà không cần có lệnh. Khác với căn cứ trên, căn cứ áp dụng biền pháp cưỡng chế này không mang tính dự báo, mà mang tính khẳng định. Điều đó có nghĩa, nếu việc áp dụng biện pháp cưỡng chế khám người mà không cần có lệnh, không tìm thấy trong người bị áp dụng đồ vật, tài liệu cần thu giữ, thì người tiến hành khám xét phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật LVN Group – Sưu tầm & biên tập