Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Bảo hiểm xã hội của Công ty luật LVN Group
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Luật bảo hiểm xã hội năm 2014
2. Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 27 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định cụ thể như sau:
Điều 27. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau
1. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.
2. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của mỗi người cha hoặc người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì cha hoặc mẹ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì khi con ốm được nghỉ để chăm sóc con. Theo đó, người được hưởng chế độ khi con ốm đau là người làm việc theo hợp đồng lao động, thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Khoản 1, Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Điều luật quy định:
“Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm: Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động; Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng…”.
Trường hợp cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội thì tùy theo điều kiện của mỗi người để luân phiên nghỉ việc chăm sóc con ốm đau, thời gian tối đa hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm của người cha hoặc người mẹ cho mỗi con theo quy định tại Khoản 1, Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
“Tối đa là 20 ngày làm việc trường hợp con dưới 3 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc trường hợp con từ đủ 03 tuổi đến dưới 7 tuổi”.
Tại Điều 5 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội bắt buộc thì thời gian hưởng chế độ khi con đau ốm được tính:
“Thời gian tối đa hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con quy định tại Khoản 1, Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hằng tuần theo quy định. Thời gian này được tính kể từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 của năm Dương lịch, không phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động; Trường hợp trong cùng một thời gian người lao động có từ 2 con trở lên dưới 7 tuổi bị ốm đau, thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau được tính bằng thời gian thực tế người lao động nghỉ việc chăm sóc con ốm đau. Thời gian tối đa người lao động nghỉ việc trong một năm cho mỗi con được thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội”.
Con bạn 3 tuổi như vậy con bạn thuộc khoản 1 Điều 27 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 con bạn 3 tuổi sẽ được nghỉ 15 ngày trong 1 năm. Quá thời gian này bạn nghỉ phải được sự đồng ý của người sử dụng lao động.
Như vậy, khi con ốm đau thì người tham gia bảo hiểm được nghỉ chăm sóc con tối đa 20 ngày làm việc nếu con dưới 3 tuổi, nếu con từ đủ 3 đến dưới 7 tuổi thì được nghỉ tối đa là 15 ngày làm việc. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau tính theo ngày làm việc (không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần).
Theo quy định trên thì cơ quan phạt tiền bạn như vậy là hoàn toàn sai theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014. Bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu công ty trả lời bằng văn bản lý do nguyên nhân bạn bị trừ tiền.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật Lao động về chế độ nghỉ khi con ốm, gọi: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động – Công ty luật LVN Group