1.Khái niệm bù trừ, ròng?
Bù trừ, ròng (NETTING) là hợp đồng bằng văn bản để thanh toán những khoản nợ hỗ tương theo giá trị ròng của hợp đồng, đối nghịch với giá trị gộp. Vì vậy, hai ngân hàng nợ lẫn nhau lẩn lượt 10 triệu và 12 triệu dollar, có thể thỏa thuận đánh giá khoản nợ hỗ tương là 2 triệu dollar (hiệu số ròng giữa 10 triệu dollar và 12 triệu dollar) cho mục đích kế toán. Có nhiều hình thức khác nhau về bù trừ trong nghiệp vụ ngân hàng: bù trừ song phương, một thỏa thuận giữa hai bên để thanh toán hợp đồng theo giá trị ròng, bù trừ đa phương, thỏa thuận bù trừ với bên thứ ba hoạt động như một trung tâm thanh toán bù trừ, và bù trừ bằng hợp đồng mới, trong đó một thỏa thuận mới thay thế cho hợp đồng hiện hữ
2. Bù trừ ròng song biên là gì?
Quá trình hợp nhất các thỏa thuận hoán đổi giữa hai bên thành một thỏa thuận duy nhất. Do đó, thay vì mỗi thỏa thuận hoán đổi dẫn đến một luồng thanh toán riêng lẻ của một trong hai bên, tất cả các giao dịch hoán đổi được kết hợp với nhau để chỉ một khoản thanh toán ròng được thực hiện cho một bên dựa trên các luồng của các giao dịch hoán đổi kết hợp.
3. Vị thế mua ròng là gì?
Khái niệm
Vị thế mua ròng trong tiếng Anh là Net Long.
Vị thế mua ròng đề cập đến trạng thái mà nhà đầu tư có nhiều vị thế mua hơn là các vị thế bán trong danh mục đầu tư tài sản hoặc chiến lược giao dịch nhất định.
Các nhà đầu tư ở vị thế mua ròng sẽ được hưởng lợi khi giá của tài sản tăng lên.
Khái niệm vị thế mua ròng trái ngược với vị thế bán ròng – là vị thế bán tương đối được giữ nhiều hơn so với vị thế mua.
4. Đặc điểm của Vị thế mua ròng
Vị thế mua ròng là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong đầu tư.
Các vị thế mua thường được thực hiện bởi các nhà đầu tư muốn giá tăng và các vị thế bán được các nhà đầu tư mong muốn giá giảm.
Vị thế mua ròng thường liên quan đến cách nhìn nhận thị trường.
Các nhà đầu cơ thường xem vị thế của nhà giao dịch trên thị trường như là một tín hiệu của kì vọng thị trường đối với giá tài sản trong tương lai.
Ví dụ, nhà đầu tư có vị thế trên dầu thô và đồng euro so với đồng USD là hai loại tài sản được theo dõi cao trên thị trường đầu tư.
Cả hai tài sản đều chứng kiến các vị thế mua đáng kể trong nửa cuối năm 2017, khi đặt cược giá sẽ tăng, hơn là nắm giữ các vị thế bán khi có dấu hiệu xu hướng tăng cho toàn bộ tài sản.
Các nhà đầu tư có vị thế mua ròng khi họ mua và nắm giữ chứng khoán trong dài hạn.
Vị thế mua ròng cũng có thể xảy ra trên nhiều khoản đầu tư. Các quĩ tương hỗ thường có quyền chọn đảm nhận cả hai vị thế mua và bán để đạt được mục tiêu của danh mục đầu tư.
Do đó, vị thế mua ròng thường được tính bằng cách trừ giá trị thị trường của các vị thế bán khỏi giá trị thị trường của các vị thế mua.
Trong một danh mục đầu tư vị thế mua ròng, giá trị thị trường của các vị thế mua lớn hơn các vị thế bán. Một số quĩ tương hỗ có thể bị hạn chế bán khống, có nghĩa là 100% chứng khoán được mua và nắm giữ cho vị thế mua ròng hoàn toàn.
5. Quy định về hoạt động giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng
Đơn vị giám sát thực hiện giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng với những nội dung được quy định tại Chương II Thông tư này thông qua các hoạt động như sau:
1. Theo dõi hoạt động của hệ thống thanh toán quan trọng thông qua việc:
a) Thu thập tài liệu, thông tin, dữ liệu từ các nguồn sau:
(i) Các báo cáo theo quy định của pháp luật hiện hành về chế độ báo cáo, thống kê đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
(ii) Số liệu hoạt động của Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này được thu thập, khai thác từ các hệ thống thông tin có liên quan của Ngân hàng Nhà nước;
(iii) Các báo cáo khác của tổ chức vận hành theo quy định tại Điều 7 Thông tư này;
(iv) Báo cáo đánh giá Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia theo Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này, được Đơn vị giám sát thực hiện 03 năm một lần;
(v) Công cụ, phần mềm giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng của Ngân hàng Nhà nước;
(vi) Tài liệu, thông tin, dữ liệu được thu thập thông qua hoạt động kiểm tra tại chỗ đối với tổ chức vận hành theo quy định tại Điều 6 Thông tư này;
(vii) Thông tin liên quan đến các hệ thống thanh toán quan trọng được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng;
(viii) Thông tin do các cơ quan có thẩm quyền khác cung cấp;
(ix) Thông tin phản hồi của các thành viên tham gia hệ thống thanh toán quan trọng và khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán;
(x) Các nguồn thông tin khác nhằm giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng;
b) So sánh, đối chiếu, kiểm tra tính chính xác của số liệu:
(i) So sánh, đối chiếu các tài liệu, thông tin, dữ liệu thu thập được với các dữ liệu lịch sử để phát hiện các trường hợp có biến động bất thường;
(ii) So sánh, đối chiếu tài liệu, thông tin, dữ liệu từ các nguồn khác nhau theo quy định tại điểm a khoản này nhằm đảm bảo tính nhất quán;
(iii) Nhận định, đánh giá về tính hợp lý của tài liệu, thông tin, dữ liệu, trường hợp phát hiện tài liệu, thông tin, dữ liệu thiếu, lỗi, sai hoặc không phù hợp, yêu cầu tổ chức vận hành báo cáo giải trình kịp thời và gửi lại thông tin chính xác;
c) Tổng hợp, phân tích các tài liệu, thông tin, dữ liệu được thu thập, so sánh, đối chiếu, kiểm tra theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
2. Đánh giá hệ thống thanh toán quan trọng
Căn cứ trên các tài liệu, thông tin, dữ liệu được thu thập theo quy định tại khoản 1 Điều này, Đơn vị giám sát thực hiện đánh giá đối với từng hệ thống thanh toán quan trọng và xây dựng báo cáo giám sát trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước:
a) Báo cáo định kỳ quý, 6 tháng đầu năm, năm đối với Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia;
b) Báo cáo định kỳ 6 tháng đầu năm, năm đối với hệ thống thanh toán ngoại tệ, hệ thống thanh toán tiền giao dịch chứng khoán, hệ thống bù trừ, chuyển mạch giao dịch tài chính;
c) Báo cáo đột xuất về các rủi ro, sự cố phát sinh của các hệ thống thanh toán quan trọng.
3. Cảnh báo, khuyến nghị
Trường hợp Đơn vị giám sát phát hiện các vấn đề rủi ro tiềm ẩn có nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động an toàn, ổn định của hệ thống thanh toán quan trọng hoặc dẫn đến việc các tổ chức vận hành không tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan đến hệ thống thanh toán quan trọng, Đơn vị giám sát báo cáo, đề xuất Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có văn bản cảnh báo, khuyến nghị đối với tổ chức vận hành.
6. Quy định về hệ thống bù trừ, chuyển mạch giao dịch tài chính
. Tình hình hoạt động chung của hệ thống bù trừ, chuyển mạch giao dịch tài chính, bao gồm tình hình thành viên tham gia, tình hình giao dịch của từng dịch vụ được cung ứng.
2. Tình hình rủi ro phát sinh và quản trị rủi ro đối với rủi ro vận hành, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro quyết toán của hệ thống bù trừ, chuyển mạch giao dịch tài chính.
3. Việc tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến quản lý, vận hành hệ thống bù trừ, chuyển mạch giao dịch tài chính.
4. Những thay đổi trong hoạt động của hệ thống bù trừ, chuyển mạch giao dịch tài chính, bao gồm những thay đổi về tính năng của hệ thống, quy trình, thủ tục nội bộ của hệ thống.
7. Trách nhiệm của tổ chức vận hành hệ thống thanh toán ngoại tệ, hệ thống thanh toán tiền giao dịch chứng khoán, hệ thống bù trừ, chuyển mạch giao dịch tài chính
1. Thực hiện các trách nhiệm của tổ chức vận hành quy định tại Thông tư này.
2. Phối hợp với Đơn vị giám sát xây dựng công cụ, phần mềm giám sát trực tuyến chung theo yêu cầu thực tế giám sát của Ngân hàng Nhà nước khi có yêu cầu.
3. Cử cán bộ đầu mối chịu trách nhiệm phối hợp với Đơn vị giám sát trong việc báo cáo, cung cấp thông tin và xử lý các rủi ro, sự cố phát sinh; thông báo kịp thời cho Đơn vị giám sát khi có sự thay đổi về cán bộ đầu mối này.
4. Triển khai thực hiện các khuyến nghị của Ngân hàng Nhà nước và báo cáo việc thực hiện cho Đơn vị giám sát.
8. Hệ thống bù trừ và thanh toán chứng khoán
Một quy trình giao dịch chứng khoán, tính từ quá trình khi khớp lệnh thành công trên thị trường giao dịch đến khi tiến hành thanh toán có thể chia thành 3 giai đoạn: Giao dịch mua bán, bù trừ và thanh toán. Trong đó, bù trừ và thanh toán (kể cả chứng khoán và tiền giao dịch chứng khoán) là những vấn đề hết sức quan trọng, giúp nâng cao tính cạnh tranh của TTCK của một nước.
Trong quy trình này, chủ thể đảm nhận chức năng giao dịch mua bán được gọi là Sở giao dịch chứng khoán; chủ thể đảm nhận chức năng bù trừ được gọi là tổ chức bù trừ chứng khoán; còn chủ thể đảm nhận chức năng thanh toán được gọi là tổ chức thanh toán chứng khoán.-x
– Giao dịch chứng khoán:
Giai đoạn này bao gồm các hoạt động: Nhận lệnh đặt mua bán; thực hiện mua bán; và thông báo khớp lệnh. Cũng như các nước, việc thực hiện giao dịch chứng khoán ở Nhật Bản phần lớn được thực hiện tại 5 Sở giao dịch chứng khoán, trong đó TSE là lớn nhất.
– Bù trừ chứng khoán:
Giai đoạn này bao gồm các hoạt động: Đảm nhận các nghĩa vụ của người bán hay người mua với vai trò là một đối tác trung tâm; tính toán khối lượng thanh toán tiền và thanh toán chứng khoán từ giữ liệu giao dịch; thực hiện bù trừ giữa các bên; chỉ thị các tổ chức thanh toán tiến hành thanh toán tiền và thanh toán chứng khoán; và bảo đảm thanh toán.
Với việc tiếp nhận nghĩa vụ thanh toán từ cả phía người bán và người mua phát sinh từ giao dịch chứng khoán có giá đã được xác lập, đồng thời nhận quyền được thanh toán tương ứng, tổ chức bù trừ đứng giữa người mua và người bán và trở thành bên có liên quan đến quyền được thanh toán và nghĩa vụ thanh toán, gọi là đối tác trung tâm (Central Counterparty – CCP). Trên cơ sở tập trung các đối tác thanh toán của người tham gia giao dịch vào tổ chức CCP thông qua việc tiếp nhận nghĩa vụ thanh toán, tiến hành tính toán trừ số lượng mua vào và bán ra giữa từng người tham gia giao dịch với tổ chức bù trừ, sau đó tiến hành thanh toán số lượng chênh lệch đó giữa từng người tham gia giao dịch với tổ chức bù trừ. Việc tính toán chênh lệch số lượng mua bán có liên quan đến thanh toán được gọi là bù trừ (netting).
Hiệu quả của việc tiếp nhận nghĩa vụ thanh toán: (i) giảm thiểu rủi ro tín dụng (chuyển rủi ro): Với việc CCP tiếp nhận nghĩa vụ thanh toán, từng người tham gia thị trường có thể thực hiện giao dịch mà không cần phải để tâm tới rủi ro tín dụng của đối tác giao dịch; (ii) giảm thiểu rủi ro mang tính hệ thống: Đối tác thanh toán sẽ được tập trung vào CCP nên rủi ro mang tính hệ thống trong đó việc một người tham gia thị trường mất khả năng thanh toán ảnh hưởng đến những người tham gia thị trường khác sẽ được giảm thiểu; (iii) nâng cao hiệu quả: Với việc đối tác thanh toán được tập trung vào CCP, hiệu quả cắt giảm khối lượng thanh toán trong trường hợp bù trừ sẽ trở nên cao hơn, từ đó cho phép sử dụng một cách có hiệu quả tiền và chứng khoán; (iv) cuối cùng là, hiệu quả nghiệp vụ xử lý thanh toán cũng sẽ được nâng cao.i
Mỗi nước có phương thức bù trừ khác nhau, như: Việt Nam, thực hiện tại Trung tâm lưu ký chứng khoán; Thái Lan tại Trung tâm bù trừ Thái lan; Philippine tại Tổ chức bù trừ chứng khoán Philippines. Tại Nhật Bản, Công ty cổ phần bù trừ chứng khoán Nhật Bản – JSCC đảm nhiệm các nghĩa vụ của người bán hay người mua với vai trò là một đối tác trung tâm.
– Thanh toán chứng khoán:
Giai đoạn này bao gồm: Thanh toán chứng khoán; thanh toán tiền giao dịch chứng khoán giữa các tổ chức bù trừ và người tham gia các tổ chức thanh toán. Tại Nhật Bản, tổ chức thanh toán chứng khoán bao gồm: Công ty cổ phần Trung tâm lưu ký chứng khoán Nhật Bản JASDEC phụ trách cổ phiếu, Ngân hàng trung ương Nhật Bản phụ trách trái phiếu Chính phủ (kể cả lưu ký); Ngân hàng thanh toán tiền bao gồm BOJ và khoảng 6 ngân hàng thanh toán khác. Về thời gian từ khi giao dịch thành công đến thanh toán chứng khoán là T+3; kết quả các giao dịch chứng khoán tại TSE được xử lý và chuyển cho JASDEC để thanh toán chứng khoán (bằng cách bù trừ tài khoản của người tham gia giao dịch trên tài khoản chứng khoán của JSCC mở tại JASDEC) và chuyển cho BOJ hoặc ngân hàng thanh toán để thanh toán tiền mua chứng khoán (bằng cách bù trừ tài khoản của người tham gia trên tài khoản tiền của JSCC mở tại ngân hàng thanh toán)
Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email [email protected] hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến 1900.0191Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Giao thông – Công ty luật LVN Group