NỘI DUNG TƯ VẤN:
1. Biện pháp tư pháp hình sự bắt buộc chữa bệnh:
1.1 Cơ sở và nội dung áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh:
Bắt buộc chữa bệnh được quy định trong Điều 43 BLHS hiện hành, để áp dụng đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh lý khác bị mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Tuỳ theo giai đoạn tố tụng, Viện kiểm sát hoặc Toà án căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Nếu có thể (trường hợp không cần thiết phải đưa vào một cơ sở điều trị chuyên môn), Viện kiểm sát hoặc Toà án giao họ cho gia đình hoặc người bảo lãnh trông nom dưới sự giám sát của cơ quan có thẩm quyền. Đối với những người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh lý khác đến mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y, Toà án có thể đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể chịu trách nhiệm hình sự. Đối với những người đang chấp hành hình phạt, bị bệnh tối mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y, Toà án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt nếu không có những lý do khác đê miễn chấp hành hình phạt.
Khoản 4 Điều 227 BLTTHS quy định: “Cơ sở chuyên khoa y tế thi hành quyết định về bắt buộc chữa bệnh”. Ngày 24/9/1997, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện kiểm sát nhân dân tôì cao, Toà án nhân dân tối cao đã cùng nhau ban hành Thông tư liên tịch số 03/TTLT hướng dẫn việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Thông tư này quy định về tổ chức cơ sở chuyên khoa y tế như sau:
“1. Cơ sở chuyên khoa y tế được tổ chức tại Bệnh viện tâm thần trung ương (Thường Tín – Hà Tây) có trách nhiệm tiếp -nhận, quản lý, điều trị những người bị bắt buộc chữa bệnh ở các tỉnh thuộc thẩm quyền xét xử phúc thẩm theo lãnh thổ của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội.
2. Cơ sở chuyên khoa y tế được tổ chức tại Bệnh viện tăm thần Đà Nang (thành phố Đà Nắng) có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, điều trị những người bị bắt buộc chữa bệnh ở các tỉnh thuộc thẩm quyền xét xử phúc thẩm theo lãnh thổ của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Đà Nang.
3. Cơ sở chuyên khoa y tế được tổ chức tại Bệnh viện tâm thần Biên Hoà (Đồng Nai) có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, điều trị những người bị bắt buộc chữa bệnh ở các tỉnh thuộc thẩm quyền xét xử phúc thẩm theo lãnh thổ của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tôi cao tại thành phố Hồ Chí Minh.
Thông tư số 03/TTLT nói trên cũng quy định rõ thủ tục đưa người bị bắt buộc chữa bệnh tới cơ sở chuyên khoa y tế. Trước hết, phải có Quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh của Viện kiểm sát hoặc Toà án. Bản sao kết luận của Hội đồng giám định pháp y và hồ sơ sức khoẻ là điều kiện bắt buộc phải có về mặt thủ tục. Cơ sở chuyên khoa y tế chỉ nhận người bị áp dụng biện pháp chữa bệnh bắt buộc khi có đủ các văn bản nói trên. Trong trường hợp có đủ các loại giấy tờ đó, cơ sỗ chuyên khoa y tế không được từ chốỉ nhận người bị bắt buộc chữa bệnh. Việc giao nhận phải được lập văn bản. Thông tư số 03/TTLT nêu trên quy định rõ ràng việc quản lý và điêu trị người bị bắt buộc chữa bệnh. Kể từ thời điểm nhận người bị bắt buộc chữa bệnh, cơ sở chuyên khoa y tê có trách nhiệm quản lý và điều trị người bị bắt buộc chữa bệnh. Việc quản lý và điều trị người bị bắt buộc chữa bệnh được thực hiện như đốĩ với những người bị bệnh tâm thần khác… Khi có người bị bắt buộc chữa bệnh trôn, cơ sở bắt buộc chữa bệnh phải tổ chức ngay biện pháp để truy tìm như đốĩ với người bị bệnh tâm thần khác và báo cáo cơ quan Công an cấp tỉnh nơi có cơ sở chuyên khoa y tế biết để phối hợp truy tìm. Chế độ ăn, ở, sinh hoạt, thăm, gặp cũng được quy định cụ thể tại Thông tư số 03/TTLT đã nêu trên đây. Người bị bắt buộc chữa bệnh ở cơ sở chuyên khoa y tê được Nhà nước bảo đảm ăn, mặc, ở, sinh hoạt và chữa bệnh theo quy định của Bộ Y tế. Thân nhân của người bị bắt buộc chữa bệnh được đến thăm, nuôi dưỡng, chăm sóc người bị bắt buộc chữa bệnh theo quy định của Bộ Ý tê và cơ sở chuyên khoa y tế.
1.2 Nhận định chung:
Như vậy, so với các biện pháp tư pháp hình sự như tịch thu tiền, vật trực tiếp liên quan đến tội phạm và biện pháp trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi, pháp luật thi hành án hình sự quy định cụ thể chi tiết trình tự thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Tuy nhiên cũng cần nhấn mạnh rằng, việc quản lý điều trị những người bị bắt buộc chữa bệnh trong cùng một địa điểm với những bệnh nhân tâm thần khác là chưa hợp lý. Nên chăng, cần tổ chức bệnh viện có tên gọi chẳng hạn “bệnh viện tư pháp” dành cho những người bị bắt buộc chữa bệnh. Nếu có bệnh viện như vậy, chắc chắn việc thi hành biện pháp tư pháp hình sự bắt buộc chữa bệnh sẽ có hiệu quả hơn bỏi sự đầu tư của Nhà nước về cơ sở vật chất, điều kiện sinh hoạt, nội quy, trật tự quản lý và đặc biệt là đội ngũ bác sỹ chuyên khoa làm việc tại bệnh viện đó. Do vậy, thiết nghĩ trong Bộ luật thi hành án hình sự cần quy định rõ bệnh viện tư pháp là cơ sở chuyên khoa y tế thi hành quyết định về bắt buộc chữa bệnh, quy định rõ trình tự bàn giao quản lý điều trị người bị bắt buộc chữa bệnh, đặc biệt là quy định rõ quyền và nghĩa vụ của bệnh viện này trong việc thi hành quyết định của Toà án về bắt buộc chữa bệnh.
2. Thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn:
Giáo dục tại xã, phường, thị trấn là biện pháp tư pháp hình sự được quy định tại Điều 70 BLHS năm 1999 để áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng. Người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải chấp hành đầy đủ nghĩa vụ học tập, lao động, tuân theo pháp luật, dưới sự giám sát, giáo dục của chính quyền xã, phường, thị trấn và tổ chức xã hội được Toà án giao trách nhiệm. Sau khi BLHS năm 1999 được ban hành, ngày 30/10/2000, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 59/2000/NĐ-CP quy định việc thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đốĩ với người chưa thành niên phạm tội, theo đó uỷ bạn nhân dân xã, phường, thị trấn và tổ chức xã hội được giao giám sát, giáo dục có trách nhiệm tạo điều kiện giúp người chưa thành niên phạm tội học nghề, tìm việc làm để ổn định cuộc sống (Điều 9). Gia đình người chưa thành niên phạm tội được giao trách nhiệm giáo dục, giúp đõ người đó sửa chữa lỗi lầm, không vi phạm pháp luật. Người chưa thành niên phạm tội phải làm cam kết với cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục, nêu rõ các biện pháp sửa chữa lỗi lầm của mình. Người chưa thành niên phạm tội không bị phân biệt đối xử vì lỗi lầm đã phạm, không bị hạn chế đi lại. Việc giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải có hồ sơ theo dõi quá trình chấp hành của người chưa thành niên phạm tội trong thời gian được giáo dục.
Như vậy, pháp luật thi hành án hình sự đã quy định tương đối đầy đủ, chi tiết trình tự, thủ tục giáo dục tại phường, xã, thị trấn áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội. Bộ luật thi hành án hình sự cần học tập kinh nghiệm và kỹ thuật lập pháp được thề hiện trong Nghị định sô 59/2000/NĐ-CP để xây dựng các quy định về thi hành biện pháp giảo dục tại xã, phường, thị trấn. Đồng thời, Bộ luật thi hành án hình sự cần quy định rõ hơn quyền và nghĩa vụ của chính quyền phường, xã, thị trấn trong việc thi hành biện pháp tư pháp này. Điều cần lưu ý nữa là, Bộ luật thi hành án hình sự cần quy định rõ trách nhiệm của gia đình hoặc người giám hộ của người chưa thành niên phạm tội trong việc giáo dục, giúp đỡ chính quyền xã, phường, thị trấn thi hành quyết định của Toà án về giáo dục tại phường, xã, thị trấn.
3. Thi hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng:
Đưa vào trường giáo dưỡng là biện pháp nghiêm khắc hơn biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được quy định tại khoản 3 Điều 70 BLHS năm 1999 để áp dụng với thời hạn từ một năin đến hai năm, đối với người chưa thành niên phạm tội mà do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó, phải đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ.
Ngày 23/8/2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52/2001/NĐ-CP hưởng dẫn thi hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Theo Điều 2 của Nghị định thì cơ quan thi hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là các trường giáo dưỡng được tổ chức theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Trách nhiệm của trường giáo dưỡng, việc học tập của học sinh ở trường giáo dưỡng, kinh phí hàng tháng cho mỗi học sinh hàng tháng mua sách vỏ đồ dùng học tập, việc lao động của học sinh, hoạt động văn hoá của học sinh, việc chăm sóc y tế đối với học sinh, cũng được quy định khá tỉ mỷ tại Nghị định này. Điều đáng lưu ý nữa là Nghị định cũng đã quy định cụ thể và rõ ràng trách nhiệm của Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Uỷ ban nhân dân các địa phương trong việc thi hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
Bộ luật thi hành án hình sự cần thể hiện những quy định của Nghị định số 52/2001/NĐ-CP hướng dẫn thi hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Đồng thời, Bộ luật thi hành án hình sự cần quy định rõ hơn nữa, cụ thể hơn nữa trình tự nhận, quản lý và giáo dục những người bị đưa vào trường giáo dưỡng, quyền và nghĩa vụ của các trường giáo dưỡng, của người bị đưa vào trường giáo dưỡng v.v…
Việc thi hành các biện pháp tư pháp hình sự không phải là hình phạt có ý nghĩa hết sức to lớn đối với giáo dục, cải tạo người phạm tội, đối với việc phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung. Do vậy, Bộ luật thi hành án hình sự cần có một chương riêng quy định trình tự thủ tục, đặc biệt là quyền và nghĩa vụ của các cơ quan thi hành các biện pháp tư pháp hình sự không phải là hình phạt.
Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu đến Công ty Luật LVN Group, trên đây là nội dung tư vấn của Công ty, nội dung tư vấn có giá trị tham khảo, nếu còn vấn đề mà quý khách hàng còn chưa rõ xin vui lòng liên hệ đến tổng đài của Công ty Luật LVN Group 1900.0191 hoặc vui lòng gửi tin nhắn đến email [email protected] để được giải đáp thắc mắc. Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật LVN Group