Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn luật dân sự của Công ty luật LVN Group.

1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến Công ty Luật LVN Group, căn cứ vào những thông tin bạn cung cấp xin được tư vấn cho bạn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sựu 2015

2. Nội dung trả lời

Căn cứ vào điều 385 Bộ luật dân sự 2015 quy định cụ thể như sau.

Điều 385. Khái niệm hợp đồng

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Như vậy tính chất của hợp đồng giữa hai bên là thể hiện ý chí tự nguyện, sự thỏa thuận của các bên tham gia vào hợp đồng. Pháp luật về dân sự không quy định cho bạn một hợp đồng mẫu cụ thể mà những điều khoản này sẽ do 2 bên tự thỏa thuận với nhau. 

Nội dung của hợp đồng dân sự theo quy định tại điều 402 quy định nội dung của hợp đồng dân sự. 

 

Điều 398. Nội dung của hợp đồng

1. Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.

2. Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:

a) Đối tượng của hợp đồng;

b) Số lượng, chất lượng;

c) Giá, phương thức thanh toán;

d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;

đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên;

e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

g) Phương thức giải quyết tranh chấp.

Như vậy nếu căn cứ vào nội dung quy định của pháp luật thì hợp dân sự thường sẽ có những điều khoản như sau:

Điều 1, Quy định về đối tượng của hợp đồng là tài sản, công việc phải làm hoặc không được làm mà 2 bên chủ thể giao kết thỏa thuận và ghi lại cu thể trong hợp đồng.

Điều 2. Quy định về số lượng, chất lượng của hợp đồng mà hai bên phải có nghĩa chuyển giao cho nhau.

Điều 3. Quy định về thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng tức là quy định về thời hạn giao tài sản thời hạn thực hiện công việc. địa điểm giao tài sản hoặc địa điểm thực hiện công việc.. Phương thức thực hiện hợp đồng có thể việc giao tài sản hoặc thực hiện công việc bằng hình thức trực tiếp hay gián tiếp…

Điều 4. Trách nhiệm vi phạm do không thực hiện hợp đồng, quy định cụ thể nếu 1 trong 2 bên không thực hiện đúng nội dung đã giao kết trong hợp đồng thì phải có trách nhệm hoàn thành đầy đủ nội dung của hợp đồng và đền bù thiệt hại do việc không thực hiện đúng nội dung giao kết hợp đồng.

Điều 5. Phạt vi phạm hợp đồng quy định về hậu quả hay trách nhiệm mà các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng mà một bên có sự vi phạm

Hai bên có thể quy định thêm những điều khoản khác ( tùy nghi ) có thể quy định về cơ chế giải quyết tranh chấp trong hợp đồng…

2. Trình tự giao kết hợp đồng dân sự

2.1. Đề nghị giao kết hợp đồng.

Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự rằng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể.” (khoản 1 Điều 390).
 – Về hình thức đề nghị giao kết hợp đồng dân sự: Hình thức đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện ý chí của bên đề nghị giao kết hợp đồng ra bên ngoài dưới dạng nhất định mà người khác có thể nhận biết được. Bộ luật dân sự 2015 không quy định về hình thức của đề nghị giao kết hợp đồng dân sự nhưng có thể thấy việc giao kết này có thể được thể hiện dưới rất nhiều hình thức khác nhau. Người đề nghị có thể trực tiếp (đối mặt) với người được đề nghị để trao đổi, thỏa thuận hoặc có thể thông qua điện thoại…v..v.. Ngoài ra đề nghị giao kết còn được thực hiện bằng việc chuyển công văn, giấy tờ qua đường bưu điện…miễn là có thể biểu lộ được ý chí của mình để người kia nhận biết được.
– Về nôi dung đề nghị giao kết hợp đồng dân sự: Bộ luật dân sự 2015 cũng chưa có quy định cụ thể về nội dung  của đề nghị giao kết hợp đồng, nhưng cơ bản, nội dung đề nghị giao kết hợp đồng cần có bốn yếu tố chính sau:
Một là: Đề nghị giao kết hợp đồng dân sự phải thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng của bên đề nghị giao kết hợp đồng dân sự.
Hai là: Đề nghị giao kết hợp đồng phải có các nội dung chủ yếu của loại hợp đồng dân sự mà các bên muốn xác lập nhưng chưa phải là hợp đồng dân sự. 

Ba là, đề nghị giao kết hợp đồng phải hướng tới một hoặc một vài chủ thể đã được xác định cụ thể

Bốn là, đề nghị giao kết hợp đồng có thể được xác định thời hạn trả lời chấp nhận đề nghị có thể được xác định rõ trong nội dung đề nghị giao kết hợp đồng dân sự.

– Về thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng dân sự có hiệu lực:

Theo pháp luật dân sự thì đề nghị giao kết hợp đồng dân sự chỉ phát sinh hiệu lực khi nó được thông báo (gửi) cho bên được đề nghị biết. Bộ luật dân sự 2015 bổ sung Điều 391 quy định về thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng dân sự có hiệu lực, cụ thể:

“1. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau:

a. Do bên đề nghị ấn định;

b.Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó.

2. Các trường hợp sau đây được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng:

a) Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân; được chuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhận;

b) Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị

c) Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua những phương thức khác.”

Như vậy, pháp luật dân sự Việt Nam quy định thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng dân sự có hiệu lực theo hướng để cho bên đề nghị giao kết chủ động ấn định thời điểm trong đề nghị giao kết hợp đồng dân sự, nhưng đồng thời cũng quy định cách xác định thời điểm trong trường hợp bên đề nghị giao kết không ấn định thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng dân sự có hiệu lực (có hiệu lực từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị).

– Về vấn đề thay đổi, rút lại, sửa đổi hay hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng dân sự.

Bộ luật dân sự 2015 có quy định các trường hợp thay đổi, rút lại, hủy bỏ, sửa đổi đề nghị giao kết hợp đồng dân sự như sau:

Thứ nhất, bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong các trường hơp: nếu bên được đề nghị giao kết nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị; điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi có điều kiện đó phát sinh (Điều 392).

Thứ hai, trong trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng thực hiện quyền hủy bỏ đề nghị do đã nêu rõ quyền này trong đề nghị thì phải thông báo cho bên được đề nghị và thông báo này chỉ có hiệu lực khi bên được đề nghị nhận được thông báo trước khi họ trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng (Điều 393).

Thứ ba, khi bên được đề nghị giao kết đã chấp nhận giao kết hợp đồng nhưng có nêu điều kiện hoặc sửa đổi đề nghị thì coi như người này đã đưa ra đề nghị mới (Điều 395)

Bộ luật dân sự 2015 cũng đã quy định về chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng dân sự tại Điều 394 .

2.2. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

 

“Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.” (Điều 396 Bộ luật dân sự 2015).

Về nội dung chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng về cơ bản, trên tinh thần quy định trong Điều 396 Bộ luật dân sự 2015 thì nội dung chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng dân sự thông thường phải đảm bảo hai yếu tố:

Một là, chấp nhận toàn bộ nội dung như đã nêu trong đề nghị giao kết hợp đồng dân sự và không bỏ qua nội dung nào.

Hai là, không bổ sung nội dung nào khác so với đề nghị giao kết hợp đồng dân sự.

Nội dung mà bên được đề nghị giao kết hợp đồng trả lời mà không thỏa mãn hai yếu tố nào trên sẽ được gọi là đưa ra đề nghị mới hoặc không chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng dân sự.

Thời hạn trả lời chấp nhận được quy định rất rõ trong Điều 397 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

“1. Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được tả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời.

Trong trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị.

2.Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoại hoặc qua các phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc không chấp nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận về thời hạn trả lời.”

3. Thông tin giao kết hợp đồng

Trường hợp một bên có thông tin ảnh hưởng đến việc chấp nhận giao kết hợp đồng của bên kia thì phải thông báo cho bên kia biết.

 Trường hợp một bên nhận được thông tin bí mật của bên kia trong quá trình giao kết hợp đồng thì có trách nhiệm bảo mật thông tin và không được sử dụng thông tin đó cho mục đích riêng của mình hoặc cho mục đích trái pháp luật khác.

Bên vi phạm quy định nêu trên mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

4. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực

Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau:

– Do bên đề nghị ấn định;

– Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

Các trường hợp sau đây được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng:

– Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân; được chuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhân;

– Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị;

– Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Trân trọng./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ.