NỘI DUNG YÊU CẦU:

Chào Công ty Luật LVN Group, em tên là Thanh Tâm. Hiện nay, em đang sinh sống và học tập tại Thái Nguyên. Trong quá trình học tập và nghiên cứu về vấn đề thi hành án hình sự thì em có chút thắc mắc gửi đến công ty mình, mong công ty mình giải đáp giúp em. Nội dung câu hỏi như sau: Phân tích các điều kiện thi hành hình phạt tù có thời hạn và không thời hạn? Trân trọng cảm ơn công ty mình.

NỘI DUNG TƯ VẤN:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật LVN Group của chúng tôi, đối với câu hỏi của bạn chúng tôi có một số ý kiến phản hồi như sau

1. Định nghĩa về điều kiện thi hành hình phạt tù:

Điều kiện thi hành hình phạt tù có thể được hiểu theo nghĩa rộng là điều kiện pháp lý cần và đủ để thực hiện hình phạt tù trong thực tế. Các điều kiện này được quy định trong Hiến pháp, Bộ luật hình sự , Bộ luật tố tụng hình sự , Pháp lệnh thi hành án phạt tù , Quy chế trại giam … Việc thi hành hình phạt tù hay nói cách khác, quan hệ pháp luật về thi hành hình phạt tù được phát sinh trên cơ sở các quyết định pháp lý nhất định. Rõ ràng, hiểu theo nghĩa hẹp, điều kiện thi hành hình phạt tù là các quyết định pháp lý cụ thể, nếu thiếu các quyết định này, chưa phát sinh việc thi hành hình phạt tù.

2. Điều kiện thi hành hình phạt tù

Từ những phân tích trên, có thể thấy, việc thi hành hình phạt tù có thời hạn phải bảo đảm đầy đủ các điều kiện sau đây:

2.1 Điều kiện thứ nhất: bản án phạt tù của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.

Theo khoản 1 Điều 255 Bộ luật tố tụng hình sự, những bản án phạt tù được thi hành là những bản án đã có hiệu lực pháp luật. Thế nhưng, bản án của Toà án chỉ trở thành điều kiện thi hành hình phạt tù từ khi bản án đó tuyên hình phạt tù và khi bản án đó phát sinh hiệu lực pháp luật. Một bản án sơ thẩm chỉ phát sinh hiệu lực pháp luật khi nội dung của bản án đó phản ánh sự thật khách quan một cách có căn cứ và không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn do pháp luật tố tụng hình sự quy định. Tuy nhiên, Bộ luật tố tụng hình sự chỉ ghi nhận điều kiện không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn luật định để khẳng định thời điểm phát sinh hiệu lực pháp luật của bản án. Bởi bản án phúc thẩm chứa đựng những nội dung có sự khác biệt so với bản án sơ thẩm, nên khi xác định thời điểm phát sinh hiệu lực pháp luật của bản án phúc thẩm cần lưu ý: theo Điều 241 Bộ luật tố tụng hình sự, Toà án cấp phúc thẩm chỉ xét xử để kiểm tra đối với phần bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị. Bởi vậy, bản án phúc thẩm chỉ là điều kiện thi hành hình phạt tù khi giải quyết các vấn đề của bản án sơ thẩm bị kháng cáo hoặc kháng nghị những vấn đề có liên quan đến hình phạt tù. Trong trường hợp nếu có kháng cáo hoặc kháng nghị phúc thẩm về các vấn đề khác thì bản án phúc thẩm, rõ ràng, không phải là điều kiện thi hành hình phạt tù. Vấn đề là ỏ chỗ, các phần về hình phạt tù không bị kháng cáo hoặc kháng nghị, chúng phải có hiệu lực pháp luật từ bản án sơ thẩm. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, theo Điều 249 Bộ luật hình sự, Toà án cấp phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm theo hướng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo mặc dù vấn đề đó không bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Trong trường hợp này, bản án phúc thẩm sẽ trở thành điều kiện thi hành hình phạt tù khi Toà án cấp phúc thẩm sửa bản án phạt tù có thời hạn theo hướng giảm nhẹ cho những phần không có kháng cáo, kháng nghị liên quan đến hình phạt tù.

Có loại bản án phạt tù mặc dù đã phát sinh hiệu lực pháp luật song không trỏ thành điều kiện thi hành hình phạt tù, đó là bản án phạt tù nhưng cho hưởng án treo. Trong trường hợp này, bản án phạt tù nhưng cho hưởng án treo khi phát sinh hiệu lực pháp luật được xem là điều kiện để người bị kết án phạt tù được hưởng án treo, chấp hành thời gian thử thách án treo. Đối vởi người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì bản án tổng hợp hình phạt của tội mới với hình phạt tù của bản án trước, mới trở thành điều kiện thi hành, nếu nó phát sinh hiệu lực pháp luật.

Trong số các quyết định của các cấp xét xử sơ thẩm, phúc thẩm không có quyết định nào là điều kiện để thi hành hình phạt tù, bởi lẽ trong xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm, việc quyết định các vấn đề như bị cáo phạm tội hay không phạm tội; nếu bị cáo phạm tội và tội gì thì áp dụng loại và mức hình phạt ra sao … đều phải được thể hiện bằng hình thức bản án. Như vậy, trong các cấp xét xử sơ thẩm và phúc thẩm không hề có khái niệm “quyết định phạt tit” mà chỉ có khái niệm “bản án phạt tù”. Với tư cách là các cấp kiểm tra hoạt động xét xử của các Toà án cấp dưới trực tiếp, Toà án cấp giám đốc thẩm và tái thẩm có quyền ra quyết định đánh giá mặt pháp lý của những bản án, trong đó có áp dụng hình phạt tù đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị theo trình tự, thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Quyết định giám đốc thẩm hoặc quyết định tái thẩm không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án phạt tù của Toà án đã có hiệu lực pháp luật được coi là điều kiện thi hành hình phạt tù trong trường hợp sử dụng quyền hạn được quy định tại Điều 276 Bộ luật tố tụng hình sự, người đã ra kháng nghị bản án đã có hiệu lực pháp luật đã ra quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án đó.

Bên cạnh “thời điểm phát sinh hiệu lực pháp luật”, bản án đã có hiệu lực pháp luật đó chỉ trỗ thành điều kiện thi hành hình phạt tù khi nó còn hiệu lực thi hành. Trong thực tiễn, có không ít những người bị kết án phạt tù không trốn tránh nhưng vì những lý do khác nhau, Toà án không ra quyết định thi hành án đối với họ. Với mục đích bảo đảm tính ổn định của các quan hệ pháp luật trong lĩnh vực thi hành hình phạt nói chung, trong đó có thi hành hình phạt tù nói riêng và nhằm thực hiện sự nhân đạo đối với người đã bị kết án tù, cũng như tăng cường hiệu quả đấu tranh, phòng ngừa và chống tội phạm, Điều 55 Bộ luật hình sự quy định “thời hiệu thi hành bản án”, theo đó người bị kết án không phải chấp hành bản án đã tuyên nếu tính từ ngày bản án đã có hiệu lực pháp luật đã qua: a) 5 năm đối với các trường hợp xử phạt tiền, cải tạo không giam giữ, hoặc xử phạt tù từ ba năm trở xuống; b) 10 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên ba năm đến mười lăm năm; c) 15 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên mười lăm năm đến ba mươi năm. Đối với trường hợp xử phạt tù chung thân, sau khi qua thời hạn 15 năm, do Chánh án Toà án nhân dân tôì cao quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Trong trưòng hợp không cho áp dụng thời hiệu thì hình phạt tù chung thân được chuyển thành tù ba mươi năm. Tất nhiên là với điều kiện trong thời hạn nói trên người đã bị kết án không phạm tội mới.

Như vậy, “còn thời hiệu thi hành” là một trong những yếu tố của bản án có hiệu lực thi hành. Nói cách khác, bản án có hiệu lực pháp luật được đưa ra thi hành khi nó còn thời hiệu thi hành.

2.2 Điều kiện thứ hai: quyết định thi hành hình phạt tù.

Bản án đã có hiệu lực pháp luật và đang còn thời hiệu thi hành được đưa ra thi hành khi có quyết định thi hành án của Chánh án Toà án đã xử sơ thẩm hoặc của Chánh án Toà án khác cùng cấp được uỷ thác ra quyết định thi hành án. Theo khoản 1 Điều 256 Bộ luật tố tụng hình sự, thì trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật hoặc kể từ ngày nhận được bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm, quyết định tái thẩm, Chánh án Toà án đã xử sơ thẩm phải ra quyết định thi hành án hoặc uỷ thác cho Chánh án Toà án khác cùng cấp ra quyết định thi hành án. Rõ ràng là, bản án phạt tù mặc dù đã phát sinh hiệu lực để đưa ra thi hành trên thực tế, nó cũng chỉ được thi hành khi có quyết định thi hành án của người có thẩm quyền, cần lưu ý rằng, việc ra quyết định thi hành án không phải là quyền ‘hạn của Viện kiểm sát cũng không phải là quyền hạn của Cơ quan thi hành án như trong thi hành án dân sự mà là trách nhiệm, quyền hạn của Toà án mà cụ thể là trách nhiệm, quyền hạn của Chánh án Toà án đã xét xử sơ thẩm hoặc của Chánh án Toà án khác cùng cấp được uỷ thác ra quyết định thi hành án. Quyết định thi hành án xét đến cùng là văn bản áp dụng phấp luặt, có ý nghĩa bắt buộc trong việc đưa bản án phạt tù có thời hạn ra thi hành nhằm đảm bảo hiệu lực và hiệu quả bản án của Toà án.

3. Kết luận:

Các điều kiện thi hành hình phạt trên đây mặc dù có ý nghĩa độc lập với nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau. Khi bản án phạt tù đã có hiệu lực pháp luật thì tất yếu đòi hỏi Chánh án Toà án có thẩm quyền phải ra quyết định thi hành án trong thời hạn luật quy định. Ngược lại, khi Chánh án Toà án có thẩm quyền chỉ ra quyết định thi hành án trên cơ sở bản án của Toà án đã có hiệu lực pháp luật. Điều đó khẳng định rằng, bản án phạt tù đã có hiệu lực pháp luật và quyết định thi hành án là những điều kiện cận và đủ để thi hành hình phạt tù trên thực tế.

Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu đến Công ty Luật LVN Group, trên đây là nội dung tư vấn của Công ty, nội dung tư vấn có giá trị tham khảo, nếu còn vấn đề mà quý khách hàng còn chưa rõ xin vui lòng liên hệ đến tổng đài của Công ty Luật LVN Group 1900.0191 hoặc vui lòng gửi tin nhắn đến email [email protected] để được giải đáp thắc mắc. Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật LVN Group