1. Các hình phạt được áp dụng đối với người phạm tội chưa thành niên
Thưa Luật sư của LVN Group, Người dưới 18 tuổi phạm tội hình sự thì các hình phạt đối với họ là như thế nào cũng như các hình phạt đối với người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội ?
Em xin chân thành cảm ơn luật
>> Xem thêm: Những quyết định thuộc thẩm quyền toà án trong khi chuẩn bị xét xử ? sư
Người gửi:[email protected]
Căn cứ theo điều 98 bô luật hình sự 2015 quy định về các hình phạt được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt sau đây đối với mỗi tội phạm:
1. Cảnh cáo.
2. Phạt tiền.
3. Cải tạo không giam giữ.
4. Tù có thời hạn.
Bên cạnh đó các hình phạm đối với ngừoi phạm tội đã đủ 18 tuổi và các hình phạt đối với pháp nhân thương mại như sau :
>>Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191
Điều 32. Các hình phạt đối với người phạm tội
1. Hình phạt chính bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Cải tạo không giam giữ;
d) Trục xuất;
đ) Tù có thời hạn;
e) Tù chung thân;
g) Tử hình.
2. Hình phạt bổ sung bao gồm:
a) Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
b) Cấm cư trú;
c) Quản chế;
d) Tước một số quyền công dân;
đ) Tịch thu tài sản;
e) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;
g) Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.
3. Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.
Điều 33. Các hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội
1. Hình phạt chính bao gồm:
a) Phạt tiền;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
2. Hình phạt bổ sung bao gồm:
a) Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định;
b) Cấm huy động vốn;
c) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính.
3. Đối với mỗi tội phạm, pháp nhân thương mại phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.
2.Quy định chung của BLHS năm 2015
Hình phạt là hậu quả pháp lý trực tiếp mà người phạm tội phải gánh chịu. Tại Điều 8 của BLHS năm 2015 quy định “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội… mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự”. Như vậy, tính phải bị xử lý hình sự hay nói cách khác là phải chịu hình phạt là một trong những đặc điểm cơ bản để phân biệt tội phạm với các hành vi vi phạm pháp luật khác .
Điều 31 của BLHS quy định: “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó”. Như vậy, hình phạt là chế tài nghiêm khắc nhất mà người phạm tội có thể bị áp dụng và áp dụng hình phạt là hoạt động chỉ thuộc thẩm quyền của Tòa án.
Các hình phạt được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định cụ thể tại Mục 4 Chương XII – “Những quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội”. Cần lưu ý rằng, khi áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, Tòa án phải bảo đảm 07 nguyên tắc xử lý hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định tại Điều 91 của BLHS. Trong đó có nguyên tắc “Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội”. Như vậy đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, Tòa án chỉ được áp dụng hình phạt chính mà không được áp dụng hình phạt bổ sung. Điều 98 của BLHS quy định các hình phạt chính được áp dụng đối với mỗi tội phạm mà người dưới 18 tuổi thực hiện gồm: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ và tù có thời hạn.
– Cảnh cáo
>> Xem thêm: Nguyên tắc có đi có lại là gì ? Phân tích nguyên tắc có đi có lại trong quan hệ quốc tế
Đây là hình phạt nhẹ nhất được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Cảnh cáo là “biện pháp công khai lên án, phê phán đối với người phạm tội… được tòa án tuyên trong bản án…” . Hình phạt cảnh cáo tuy không tước đi tự do nhưng thể hiện sự lên án của Nhà nước đối với hành vi phạm tội mà người dưới 18 tuổi đã gây ra và ít nhiều tác động đến nhận thức, suy nghĩ của người bị kết án, giúp họ nhận thức được sai lầm để sửa chữa.
Điều 34 của BLHS quy định: “Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt”. Điều 12 của BLHS quy định: “người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm”, còn “người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này”. Như vậy, hình phạt cảnh cáo chỉ được áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội vì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng.
– Phạt tiền
Phạt tiền là “buộc người bị kết án phải nộp sung quỹ nhà nước khoản tiền nhất định” . Theo quy định tại Điều 99 của BLHS thì hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội, nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng. Mức tiền phạt đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội không quá 1/2 mức tiền phạt mà điều luật quy định.
– Cải tạo không giam giữ
>> Xem thêm: Truy cứu trách nhiệm hình sự là gì ? Quy định về truy cứu trách nhiệm hình sự?
Cải tạo không giam giữ là “buộc người phạm tội phải tự cải tạo dưới sự giám sát của cơ quan nhà nước hoặc tổ chức nơi họ làm việc hoặc cư trú qua việc phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định” . Ngoài ra cũng cần lưu ý, khác với việc áp dụng hình phạt cải cải tạo không giam giữ đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên phạm tội, trong quá trình áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, Tòa án không khấu trừ thu nhập của người phạm tội, kể cả trong trường hợp người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng. Thời hạn cải tạo không giam giữ có thể áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội cũng được giới hạn không quá 1/2 thời hạn mà điều luật quy định.
– Tù có thời hạn
Tù có thời hạn là “phạt tù có khoảng thời gian xác định” . Khoản 5 Điều 91 BLHS quy định một trong những nguyên tắc xử lý hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là “không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình” nên tù có thời hạn là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất mà Tòa án được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Mức phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định thấp hơn đáng kể so với mức phạt tù có thời hạn được áp dụng đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên phạm tội. Cụ thể:
– Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 3/4 mức phạt tù mà điều luật quy định.
– Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 1/2 mức phạt tù mà điều luật quy định.
Như vậy, BLHS đã quy định mức phạt tù có thời hạn tối đa mà Tòa án được áp dụng đồng thời phân hóa theo 02 độ tuổi khác nhau của người dưới 18 tuổi phạm tội chứ không quy định mức phạt tù có thời hạn tối thiểu. Tuy nhiên cần lưu ý, mức phạt tù có thời hạn tối thiểu được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội phải nằm trong mức phạt tù có thời hạn tối thiểu được áp dụng đối với người phạm tội theo quy định tại Điều 18 của BLHS là 03 tháng.
3.Nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội
>> Xem thêm: Hình phạt chính là gì ? Các loại hình phạt chính hiện nay
Lứa tuổi thành niên là lứa tuổi bị chi phối bởi nhiều yếu tố như: Nhu cầu khám phá cái mới; nhu cầu cầu độc lập; trạng thái cảm xúc; dẫn đến hành vi nhạn thức sai lầm, dễ sa ngã dẫn đến vi phạm pháp luật. Vì vậy, khi tiến hành xử lý người chưa thành niên phạm tội cần dựa trên những nguyên tắc nhất định. Sau đây xin cung cấp những nguyên tắc theo quy định của Bộ luật hình sự:
1. Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.
>> Xem thêm: Giám thị trại giam là gì ? Nhiệm vụ, quyền hạn của giám thị trại giam
Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của người chưa thành niên, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.
2. Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục.
3. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.
4. Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, thì Toà án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp được quy định tại Điều 70 của Bộ luật này.
5. Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội.
Khi áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội cần hạn chế áp dụng hình phạt tù. Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng.
Không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội
Không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội.
6. Án đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.
4.Quy định về miễn hình phạt cho người dưới 18 tuổi phạm tội
>> Xem thêm: Quản chế là gì ? Quy định pháp luật về hình phạt quản chế
Có 3 trường hợp người phạm tội dưới 18 tuổi có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, không thuộc trường hợp miễn trách nhiệm hình sự luật định thì được xem xét miễn trách nhiệm hình sự chính như sau:
– Trường hợp 1: Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, trừ tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; tội hiếp dâm; tội cướp giật tài sản; tội sản xuất trái phép chất ma túy; tội tàng trữ trái phép chất ma túy; tội vận chuyển trái phép chất ma túy; tội mua bán trái phép chất ma túy; tội chiếm đoạt chất ma túy.
– Trường hợp 2: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luât, trừ tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi, tội mua bán người, tội mua bán người dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội cướp giật tài sản, và một số tội phạm khác về ma túy.
– Trường hợp 3: Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trì không đáng kể trong vụ án.
5.Kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện
>> Xem thêm: Chấp hành là gì ? Khái niệm về chấp hành pháp luật hành chính
BLHS hiện hành đã bổ sung nhiều quy định mới, tiến bộ về nguyên tắc xử lý, trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội như các quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt, tổng hợp hình phạt, miễn chấp hành hình phạt tù còn lại… Những quy định này thể hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về tăng cường chăm sóc, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi, đề cao tính phòng ngừa, hướng thiện trong việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội và phù hợp với Công ước Quốc tế về quyền trẻ em năm 1989. Tuy nhiên thực tiễn áp dụng cho thấy vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện. Tác giải xin kiến nghị một số giải pháp cụ thể như sau:
Một là, điều chỉnh hệ thống hình phạt được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo hướng thu hẹp hình phạt tù có thời hạn, mở rộng các hình phạt không phải là hình phạt tù, các biện pháp tư pháp và biện pháp giám sát, giáo dục trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự. Việc điều chỉnh này bao gồm điều chỉnh hệ thống hình phạt và điều chỉnh khung hình phạt của từng tội phạm cụ thể.
Hai là, sửa đổi quy định việc miễn trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi đảm bảo các điều kiện tại khoản 2 Điều 91 của BLHS là bắt buộc chứ không còn mang tính tùy nghi. Khoản 2 Điều 91 của BLHS quy định: “Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định tại Mục 2 Chương này”. Tác giả đề xuất bỏ cụm từ “có thể” để loại bỏ tính tùy nghi của quy định. Việc thay đổi này sẽ thể hiện rõ ràng tinh thần xử lý chuyển hướng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em năm 1989 và các hướng dẫn của Liên Hiệp quốc mà Việt Nam đang là thành viên.
Ba là, xây dựng điều luật riêng quy định về hình phạt cảnh cáo đối với người dưới 18 tuổi phạm tội gồm các nội dung tương ứng với 02 nhóm độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi cho thống nhất với các quy định về hệ thống hình phạt. Đồng thời sửa đổi quy định về hình phạt cảnh cáo tại Điều 34 của BLHS theo hướng bỏ điều kiện “nhưng chưa đến mức miễn hình phạt” nhằm mở rộng phạm vi áp dụng hình phạt này đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
Bốn là, thay thế hình phạt tiền bằng một hình phạt khác phù hợp để tạo tính khả thi trong việc thi hành án đồng thời tạo độ giãn hợp lý hơn cho hệ thống hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Bởi theo quy định tại Điều 99 của BLHS thì hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chỉ trong trường hợp người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng. Mặc dù quy định này phù hợp với các quy định của BLDS về quyền sở hữu tài sản của người chưa thành niên nhưng thực tiễn xét xử cho thấy, rất ít trường hợp Tòa án áp dụng hình phạt tiền đối với người dưới 18 tuổi phạm tội vì không đảm bảo điều kiện để áp dụng.
Qua nghiên cứu BLHS của Cộng hòa Liên bang Nga, tác giả đề xuất thay thế hình phạt tiền bằng hình phạt Lao động công ích. Mặc dù trong quy định về hình phạt cải tạo không giam giữ của BLHS có quy định về công việc lao động phục vụ cộng đồng trong thời gian cải tạo không giam giữ nhằm tăng tính cưỡng chế của hình phạt nhưng việc lao động phục vụ cộng đồng chỉ dành cho đối tượng “người bị phạt cải tạo không giam giữ không có việc làm hoặc bị mất việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt”. Do đó, nếu người bị phạt cải tạo không giam giữ có việc làm bình thường, ổn định trong thời gian chấp hành hình phạt thì không phải lao động phục vụ cộng đồng. Hình phạt lao động công ích mặc dù không tước đi tự do của người bị kết án nhưng lại buộc họ phải chịu sự giám sát, quản lý chặt chẽ của chính quyền địa phương và gia đình thông qua việc lao động bắt buộc sẽ vừa thể hiện được tính nghiêm khắc nhất định, vừa có tác dụng giáo dục ý thức của người dưới 18 tuổi phạm tội, đồng thời bảo đảm hiệu quả thi hành trong thực tiễn. Hình phạt này có thể được áp dụng với các tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng và rất nghiêm trọng. Thời hạn lao động công ích được xem xét, quyết định phù hợp với từng trường hợp và có thể vận dụng tương tự quy định về việc lao động phục vụ cộng đồng trong hình phạt cải tạo không giam giữ là “không quá 04 giờ trong một ngày và không quá 05 ngày trong 01 tuần”.
Năm là, bổ sung thêm một điều luật quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nhằm tạo sự đồng bộ giữa việc xử lý hình sự đối với người phạm tội và người dưới 18 tuổi phạm tội.
Sáu là, mở rộng phạm vi áp dụng Điều 54 của BLHS về quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo hướng Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng khi người dưới 18 tuổi phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ nhưng không nhất thiết phải có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51. Đồng thời, quy định việc giảm nhẹ không nhất thiết phải ở khung liền kề và việc chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn không chỉ trong trường hợp điều luật chỉ có một khoản hoặc khoản nhẹ nhất.
Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến lĩnh vực hình sự về trách nhiệm hình sự, quyết định hình phạt, tổng hợp hình phạt, Hãy gọi ngay: 1900.0191để được Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài. Đội ngũ Luật sư của LVN Group giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hình sự luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp cụ thể.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group