Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Căn cứ pháp lý

Luật lao động năm 2012

Nghị định số 05/2015/NĐ-CP 

2. Cơ sở pháp lý

Kính thưa Luật sư của LVN Group! Cty tôi đang công tác, vẫn là Giám đốc cũ, công việc cũ không có gì thay đổi. HĐLĐ của chúng tôi là không xác định thời hạn. Nhưng giờ cty muốn thay đổi các điều khoản, và các khoản phụ cấp tăng lên mức mới, nên cty tôi muốn ký lại HĐLĐ mới là hợp đồng có xác định thời hạn (3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng, 36 tháng) với tất cả nhân viên với các điều khoản cũng như mức lương và phụ cấp mới, như vậy cty tôi có làm đúng pháp luật không, chúng tôi có cần phải họp lấy ý kiến công đoàn cty không ? Chân thành cảm ơn Luật sư của LVN Group!!

Căn cứ quy định tại điều 35, Luật lao động năm 2012 quy định như sau:

” Điều 35. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động

1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 3 ngày làm việc về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

2. Trong trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.

3. Trong trường hợp hai bên không thoả thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết” 

Căn cứ quy định tại nghị định số 05/2015/NĐ-CP quy định như sau:

” Điều 5. Sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động 

Thời hạn hợp đồng lao động chỉ được sửa đổi một lần bằng phụ lục hợp đồng lao động và không được làm thay đổi loại hợp đồng đã giao kết, trừ trường hợp kéo dài thời hạn hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi và người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách quy định tại Khoản 6 Điều 192 của Bộ luật Lao động” 

Trong trường hợp này, công ty muốn kí kết hợp đồng lao động mới có thể thực hiện được nhưng cần phải thông báo cho người lao động ít nhất trước 3 ngày. Hai bên phải thỏa thuận về các vấn đề liên quan đến nội dung thay đổi, thỏa thuận trong hợp đồng ký kết mới , nếu hai bên không thỏa thuận được việc kí kết trong hợp đồng mới thì hai bên vẫn tiếp tục thực hiện theo hợp đồng cũ. Trường hợp này liên quan đến quyền lợi của người lao động nên các bên có thể họp và lấy ý kiến của công đoàn. 

Thưa Luật sư của LVN Group (luật Minh Khê), Cho tôi muốn hỏi là đối với loại *HĐLĐ xác định thời hạn 12-36 tháng* hoặc *Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng* có cần phải ban hành quyết định tuyển dụng rồi mới ký kết HĐ hay là chỉ cần ký kết HĐ là được? Xin cảm ơn Luật sư của LVN Group.

Căn cứ quy định của Luật Lao động năm 2012 quy định như sau:

” Điều 11. Quyền tuyển dụng lao động của người sử dụng lao động

Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động, có quyền tăng, giảm lao động phù hợp với nhu cầu sản xuất, kinh doanh”. 

Trường hợp này không nhất thiết phải ban hành quyết định tuyển dụng rồi mới ký kết hợp đồng mà các bên có thể thỏa thuận trực tiếp và ký kết hợp đồng mà không cần có quyết định tuyển dụng. 

Em xin hỏi là hợp đồng dài hạn, nghĩa là không xác định thời hạn(trong khối phòng nông nghiệp huyện được đóng bảo hiểm và có được xét nâng lương).nghĩa là mãi mãi phải không ạ ? Hay là hợp đồng có thể chấm dứt bất cứ khi nào ạ.? Em xin cảm ơn.! Em thấy từ dài hạn quá mông lung và mơ hồ. Mà người ký hợp đồng như vậy thuộc diện gì ạ?

Căn cứ quy định của khoản 1, điều 22, Luật Lao động năm 2012 quy định như sau:

” Điều 22. Loại hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:

a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn;

Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.[….]”

Như vậy, hợp đồng không xác định thời hạn là hợp đồng mà hai bên không xác định thời hạn chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Nghĩa là hai bên có thể làm việc với nhau lâu dài, còn việc chám dứt hợp đồng khi nào thì có thể do 1 trong hai bên có nhu cầu chấm dứt hợp đồng hoặc thuộc các trường hợp quy định tại điều 36 ( Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động) 37 ( Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động ) điều 38 ( Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động) Luật Lao động năm 2012. 

Người kí hợp đồng lao động không xác định thời hạn được đảm bảo các quyền lời của mình theo quy định của Luật Lao động. 

Tôi đang là người lao động đã ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn nhưng nay đơn vị sử dụng lao động chuyển sang ký hợp đồng lao động xác định thời hạn. Như vậy đơn vị sử dụng lao động có vi phạm không? Tôi đang là viên chức, vừa qua do sáp nhập từ Trung tâm phát triển quỹ đất cấp huyện vào tỉnh, vẫn thực hiện công việc như nhau. Chỉ chuyển đổi mô hình quản lý.

Căn cứ quy định tại điều 35 về việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng thì hai bên có thể thỏa thuận với nhau về việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng thông qua việc kí kết phụ lục hợp đồng hoặc kí kết hợp đồng mới thay thế cho hợp đồng cũ. Do đó, trước khi yêu cầu sửa đổi bổ sung thì người sử dụng lao động phải thông báo trước cho người lao động ít nhất 3 ngày làm việc theo quy định của pháp luật. 

Do đó, đơn vị sử dụng lao động phảo thông báo với bạn việc kí hợp đồng mới ít nhất trước 3 ngày. Nếu bạn không đồng ý kí hợp đồng mới với người sử dụng lao động thì hai bên tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động cũ. 

Cho tôi hỏi, tôi làm công việc thư viện trường học đến nay đã được 10 năm. lúc trước tôi hợp đồng theo NĐ 68 là không xác định thời hạn và làm việc ở huyện có khu vực la 0,7 và hiện tại tôi chuyển về trương THPT dưới đồng bằng được 5 năm với hợp đồng thời hạn 1 năm nhưng tôi chưa bao giờ được hưởng chế độ phụ cấp độc hại nghề. vậy tôi cần có những công văn và thủ tục gì để được hưởng phụ cấp độc hại nghề ? xin cảm ơn.

Căn cứ thông tư số 26/2006/TT-BVHTT quy định về thực hiện việc phụ cấp độc hại, nguy hiểm bồi dưỡng bằng hiện vật đói với cán bộ, công chức, viên chức ngành văn hóa thông tin thì: 

” Mục II Thông tư 26/2006/TT-BVHTT quy định phụ cấp mức 2 (Hệ số 0,20 so với lương tối thiểu) áp dụng đối với những người trực tiếp làm các nghề, công việc sau:

“….
– Kiểm kê, bảo quản, xử lý kỹ thuật các hiện vật, tài liệu, sách báo, phim ảnh trong kho lưu trữ của bảo tàng, thư viện và viện lưu trữ;
– Tu sửa, phục chế tài liệu, hiện vật của thư viện, viện lưu trữ và bảo tàng;
– Mộc chạm các công trình di tích lịch sử, tạc tượng và điêu khắc;
– Thông tin lưu động của các tỉnh miền núi và hải đảo.

Theo đó, phụ cấp đối với cán bộ thư viện trường học được hưởng phụ cấp mức 2: hệ số 0,20 so với lương tối thiểu. 

Trường hợp này bạn có quyền làm đơn khiếu nại lên đơn vị sử dụng lao động để yêu cầu thực hiện việc chi trả phụ cấp này cho mình theo quy định nêu trên. 

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: [email protected] để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư của LVN Group Lao động – Công ty luật LVN Group.