Kính chào Luật LVN Group, Tôi có một số vấn đề thắc mắc mong Luật sư giải đáp . Về các hành vi vi phạm giao thông,lỗi vi phạm nào thì công an có thể giữ xe,giữ giấy tờ.Ví dụ tôi điều khiển xe bị thổi nồng độ cồn thì có bị tạm giữ giấy phép lái xe ,phương tiện hay không ?
– Mong sớm nhận được phản hồi từ quý công ty,tôi xin chân thành cảm ơn.
Trả lời : Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới chuyên mục hỏi đáp của công ty chúng tôi.Câu hỏi của bạn được giải đáp như sau
1. Vpqđ về tham gia giao thông được hiểu thế nào ?
Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, được hiểu là hành vi của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ đã không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ các quy định pháp luật giao thông đường bộ trong việc điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
Phương tiện giao thông đường bộ bao gồm:
– Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ: gồm xe ôtô, máy kéo, xe môtô hai bánh, xe môtô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự, kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật.
– Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ: gồm các loại xe không di chuyền bằng sức động cơ như: xe đạp, xe xích lô, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.
2.Khi nào người vp giao thông bị giữ giấy tờ
Căn cứ tại khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự thực hiện hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe đối với các hành vi vi phạm sau:
– Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi:
Chở theo từ 03 (ba) người trở lên trên xe;
Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
Đi vào đường cấm, khu vực cấm;
Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;
Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ;
Người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở;
Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy;
Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h.
– Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng đối với hành vi:
Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông;
Vượt xe hoặc chuyển làn đường trái quy định gây tai nạn giao thông;
Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;
Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;
Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;
Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
Điều khiển xe thành nhóm từ 02 (hai) xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.
Gây tai nạn giao thông khi thực hiện các hành vi Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường;
Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”;
Lùi xe mô tô ba bánh không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước…..
– Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng đối với hành vi:
Tái phạm và vi phạm nhiều lần hoặc gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ đối với các hành vi:
Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; Dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;
Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;
Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
Điều khiển xe thành nhóm từ 02 (hai) xe trở lên chạy quá tốc độ quy định;
Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở./.
3 Khi nào vpgt bị giữ phương tiện giao thông ?
Theo Điều 82 Nghị định 100 vừa được Chính phủ ban hành ngày 30/12/2019, chính thức có hiệu lực từ 01/01/2020, phương tiện có thể bị tạm giữ để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm giao thông. Thời gian tạm giữ tối đa là đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.
Dưới đây là một số lỗi vi phạm phổ biến theo Nghị định 100 sẽ tạm giữ xe
STT |
Lỗi vi phạm |
Căn cứ |
I |
Với người điều khiển xe ô tô |
|
1 |
Điều khiển xe mà trong máu, hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá: – 50 miligam/100 mililít máu; – 0,25 miligam/1 lít khí thở; |
khoản 6 Điều 5 |
2 |
– Đi ngược chiều trên đường cao tốc; – Lùi xe trên đường cao tốc; – Điều khiển xe mà nồng độ cồn vượt quá 50 miligam – 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam – 0,4 miligam/1 lít khí thở; |
khoản 8 Điều 5 |
3 |
– Điều khiển xe trên đường mà nồng độ cồn vượt quá80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; – Không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn, chất ma túy của người thi hành công vụ; – Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có ma túy; |
khoản 10 Điều 5 |
4 |
– Không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng; – Với các loại xe yêu cầu phải gắn biển số thì không gắn biển số; – Có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 01 tháng; – Không đủ hệ thống hãm hoặc có đủ hệ thống hãm nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật; |
khoản 4 Điều 16 |
5 |
– Gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp; – Sử dụng Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa; sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe; – Không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên… |
khoản 5 Điều 16 |
II |
Với người điều khiển xe máy |
|
1 |
– Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc; – Điều khiển xe mà trong máu, hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở; |
khoản 6 Điều 6 |
2 |
Điều khiển xe mà nồng độ cồn: – Vượt quá 50 miligam – 80 miligam/100 mililít máu; – Vượt quá 0,25 miligam – 0,4 miligam/1 lít khí thở; |
khoản 7 Điều 6 |
3 |
– Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; – Dùng chân điều khiển xe; – Ngồi về một bên điều khiển xe; – Nằm trên yên xe điều khiển xe; – Thay người điều khiển khi xe đang chạy; – Lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị; – Chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh; – Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định; – Điều khiển xe trên đường mà có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở hoặc có chất ma túy; – Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ; |
khoản 8 Điều 6 |
4 |
– Không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng; – Sử dụng Giấy đăng ký xe đã bị tẩy xóa; không đúng số khung, số máy của xe hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp; – Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số); gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp… |
khoản 2 Điều 17 |
III |
Với người điều khiển xe đạp |
|
1 |
Điều khiển xe trên đường có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở; |
khoản 1 Điều 8 |
2 |
Điều khiển xe trên đường có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam – 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam – 0,4 miligam/1 lít khí thở; |
khoản 3 Điều 8 |
3 |
– Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ phương tiện phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc; – Điều khiển xe trên đường có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; – Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ… |
khoản 4 Điều 8N |
4 Mức phạt vi phạm nồng độ cồn
Theo Nghị định 100, mức phạt đối với người uống rượu, bia lái xe là một trong những mức phạt tăng mạnh nhất, được phân ra 3 mức phạt tùy theo nồng độ cồn đo được từ tài xế.
Mức 1: Chưa vượt quá 50mg/100ml máu hoặc 0,25mg/1l khí thở
Ô tô: 06 – 08 triệu đồng; Tước GPLX từ 10 – 12 tháng
Xe máy: 02 – 03 triệu đồng; Tước GPLX từ 10 – 12 tháng
Xe đạp, xe đạp điện: 80.000 – 100.000 đồng
Mức 2: Vượt quá 50mg đến 80mg/100ml máu hoặc quá 0,25mg đến 0,4mg/1l khí thở
Ô tô: 16 – 18 triệu đồng; Tước GPLX từ 16 – 18 tháng
Xe máy: 04 – 05 triệu đồng; Tước GPLX từ 16 – 18 tháng
Xe đạp, xe đạp điện: 200.000 – 400.000 đồng
Mức 3: Vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1l khí thở
Ô tô: 30 – 40 triệu đồng; Tước GPLX 22 – 24 tháng
Xe máy: 06 – 08 triệu đồng; Tước GPLX 22 – 24 tháng
Xe đạp: 600 – 800.000 đồng
Như vậy, Trong trường hợp bạn bị thổi nồng độ cồn khi đang điều khiển xe tùy theo mức độ cồn bạn sẽ phải chịu phạt theo quy định của pháp luật.
5, Thời hạn tạm giữ giấy tờ hoặc phương tiện trong một số trường hợp khác
– Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:
a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;
b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định
Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email hoặc qua Tổng đài tư vấn: 1900.0191. Trân trọng