1 Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa

Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự là mọi hoạt động tố tụng hình sự phải được tiến hành theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự trên toàn lãnh thổ Việt Nam (Điều 2 Bộ luật tố tụng hình sự).

Nguyên tắc này không thừa nhận việc áp dụng các hoạt động tố tụng mà không được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự. Vi dụ: Toà án không thể mở phiên toà khi chưa giao quyết định đưa vụ án ra xét xử cho bị cáo.

Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng phải triệt để tuần theo các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự khi tiến hành tố tụng. Trong giai đoạn xét xử, quyền và nghĩa vụ của cơ quan tố tụng, của những người tiến hành tố tụng và của những người tham gia tố tụng cũng đã được quy định rất cụ thể ở từng điều luật, các quy định này có thể còn những điểm chưa phù hợp với thực tiễn xét xử, nhưng cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng không được tự tiện thay đổi hoặc thực hiện trái với quy định của luật hiện hành, tính tối thượng của pháp luật phải được tuân theo một cách triệt để. Trong quá trình thực hiện nếu phát hiện có những điểm còn mâu thuẫn, chưa phù hợp với thực tiễn xét xử thì chỉ có quyền kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản để sửa đổi, bổ sung; trong thời gian chưa có bổ sung sửa đổi thì vẫn phải thực hiện nghiêm chỉnh những quy định của luật hiện hành .Nguyên tắc này còn đòi hỏi cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng phải thực hiện những quy định hướng dẫn áp dụng pháp luật của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền như: giải thích pháp luật của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Thông tư liên tịch của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công ạn, Bộ Tư pháp, v.v… Cho đến nay do nhiều nguyên nhân, Ủy ban thường vụ Quốc hội chưa có điều kiện giải thích pháp luật, nên chủ yếu chỉ có các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật của các cơ quan bảo vệ pháp luật ở trung ương. Tuy nhiên trong các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật lại có nhiều nội dung như giải thích luật nên có nhiều tranh cãi về việc áp dụng pháp luật Vấn đề này sẽ được khắc phục khi Uỷ ban thường vụ Quốc hội thực hiện được nhiệm vụ giải thích pháp luật.

2 Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân

Tại điều 8 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định

Khi tiến hành tố tụng, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân; thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết

Nguyên tắc này đòi hỏi mọi hoạt động tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng, của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng phải tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân. Trong đó trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng là những người có nghĩa vụ trực tiếp tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân . Để nguyên tắc này đảm bảo điều 9 cụ thể trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng phải thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng, nếu thấy những biện pháp đó không còn cần thiết nữa thì phải huỷ bỏ hoặc thay đổi. Ví dụ trả lại tự do cho bị cáo nếu thấy việc tạm giam là không cần thiết nữa hoặc quyết định tạm giam trước đó không đúng với quy định của pháp luật. Việc thay đổi hoặc huỷ bỏ các biện pháp đã áp dụng phải xuất phát từ ý thức tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân thì mới có thể thực hiện tốt được, nếu không có quan điểm tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân tin những người tiến hành tố tụng khó có thể thực hiện việc huỷ bồ hoặc thay đổi các biện pháp đã áp đụng

3 Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

Điều 9 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật trong tố tụng hình sự:
‘‘Tố tụng hình sự được tiến hành theo nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần và địa vị xã hội. Bất cứ người nào phạm tội đều bị xử lý theo pháp luật.Mọi pháp nhân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế”.
Nguyên tắc này đảm bảo mọi cá nhân có vị trí như nhau không có sự phân biệt, đối xử giữa những người phân biệt đối xử theo các dấu hiệu nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội và các dấu hiệu khác. Bình đẳng phải được đảm bảo giữa bên buộc tội và bên gỡ tội, giữa những người tham gia tố tụng khác.
Trên thực tế các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng thực hiện không nghiêm như: cùng phạm tội như nhau nhưng người này thì bị tạm giam còn người kia thì không; người làm chứng có chức vụ cao thường không đến phiên toà để khai báo những gì mình biết về vụ án mặc dù có giấy triệu tập của Toà án, có người còn cho rằng Toà án phải làm giấy mời thì họ mới tới còn giấy triệu tập là họ cảm thấy bị xúc phạm
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 cũng bổ sung quy định: mọi pháp nhân dù là thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân.. .đều bình đẳng trước pháp luật

4 Nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm thân thể

Hiện nay, theo quy định của pháp luật thì nguyên tắc bất khả xâm phạm về thân thể của công dân là một trong những quyền rất cơ bản của công dân được quy định trong pháp luật hình sự bảo vệ

Tại điều 10 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định

“Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.

Việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, việc bắt, tạm giữ, tạm giam người phải theo quy định của Bộ luật này. Nghiêm cấm tra tấn, bức cung, dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe của con người.”

Theo đó : Mọi quy định của pháp luật đều nhằm bảo vệ các quyền của công dân, nhằm đảm bảo cho công dân được thực hiện một cách tốt nhất những quyền mà mình có.Tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân là một trong những nguyên tắc cơ bản để đảm bảo quyền công dân cụ thể như sau

Đầu tiên : Nhà nước quy định chỉ trong trường hợp phạm tội quả tang thì công dân mới bị bắt. Trong các trường hợp khác nếu muốn bắt giữ một người chỉ khi có quyết định của Tòa Án hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm Sát. Từ quy định này đồng nghĩa với việc Nhà Nước đã trao cho Tòa án và Viện Kiểm Sát quyền được ra quyết định bắt người.

Thứ hai : khi bắt và giam giữ người phải theo quy định của bộ luật này. Bên cạnh việc yêu cầu về thẩm quyền ra quyết định bắt người và trường hợp đặc biệt được bắt khi chưa có lệnh bắt thì luật còn quy định về trình tự, thủ tục tiến hành chặt chẽ. Khi tiến hành bắt và giam giữ một ai đó thì phải tuân theo những quy trình đã được pháp luật quy định , làm trái hay thiếu xót một trình tự thì việc bị bát và giam giữu người ấy sẽ là hành vi trái pháp luật và nếu dẫn tới hậu quả nghiêm trọng có thể bị xử lí về hình sự

Cuối cùng : Khi một người bị bắt hay giam giữu thì nghiêm cấm mội hành vi tra tấn dùng nhục hình , bức cung hay bất kì hình thức tàn ác xâm phạm đến thân thể tính mạng con người

Nếu trong trường hợp dẫm tới hậu quả nghiêm trọng thì người có hành vi đó có thể xử lí về hình sự để đảm bảo tính răn đe của pháp luật.Và theo qui định của Hiến pháp và Bộ luật TTHS thì bất kỳ người nào, bao gồm cả những người đang thi hành công vụ. Không được xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của công dân. Không được xâm phạm đến thân thể, sức khỏe, tính mạng của công dân.

5 Bảo hộ tính mạng , sức khỏe danh sự nhân phẩm tài sản cá nhân , danh dự uy tín tài sản cá nhân

Tính mạng, sức khoẻ, danh dự. nhân phẩm, tài sản của công dân là những giá trị xã hội cao nhất được ghi nhận trong Hiên pháp và các văn bản pháp luật khác. Hiến pháp nước ta quy định: “công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm”. Bộ luật tố tụng hình sự nước ta quy định đó là nguyên tắc quan trọng của tố tụng hình sự cụ thể BLTTHS quy định tại điều 11 như sau

“Mọi người có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản.

Mọi hành vi xâm phạm trái pháp luật tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân; xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân đều bị xử lý theo pháp luật.

Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác.”

Như vậy pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm trái pháp luật tính mạng, sức khoẻ, danh dự. nhân phẩm, tài sản của công dân trong hoạt động tố tụng hình sự. Mọi hành vi trái pháp luật xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người bị tạm giữ, của bị can, bị cáo, người bị kết án và những người tham gia tố tụng khác đều bị xử lý theo pháp luật.

BLTTHS cũng quy định : Các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ theo quy định của pháp luật người bị hại, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác cũng như người thân thích của họ khi tính mạng, sức khỏe của người đó bị đe dọa, danh dự, nhân phẩm, tài sản của họ bị xâm phạm

Mọi thắc mắc xin liên hệ với công ty Luật LVN Group chúng tôi : 1900.0191

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật LVN Group

>> Xem thêm: Trình tự phiên tòa xét xử vụ án hình sự sơ thẩm tiến hành như thế nào ?

Luật LVN Group xin cảm ơn !