1. Cách tính phụ cấp công đoàn được tính như thế nào?

Gửi ban tư vấn Luật Khuê, tôi muốn hỏi ai là người trả phụ cấp cho bch công đoàn, và mức phụ cấp được tính như thế nào với công ty có 145 lao động, mức lương tối thiểu là 4 triệu ?
Cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn luật Doanh nghiệp trực tuyến, gọi: 1900.0191

Luật sư tư vấn:

Căn cứQuyết định 1439/QĐ-TLĐchế độ phụ cấp cán bộ công đoàn và nguồn chi trả phụ cấp công đoàn được quy định như sau:

1. Nguyên tắc:

1.1. Mức phụ cấp cán bộ công đoàn cơ sở được xác định căn cứ vào số lượng lao động của đơn vị.

1.2. Phụ cấp cán bộ công đoàn cơ sở = (Hệ số phụ cấp) x (Tiền lương tối thiểu công đoàn cơ sở đang thu kinh phí công đoàn)

1.3. Nguồn kinh phí chi trả phụ cấp.

Công đoàn cơ sở được sử dụng tối đa 30% số thu kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn (phần công đoàn cơ sở được sử dụng) để chi lương, phụ cấp cán bộ công đoàn chuyên trách và phụ cấp cán bộ công đoàn cơ sở. Trường hợp nguồn kinh phí này sử dụng không hết thì bổ sung chi hoạt động phong trào. Đối với công đoàn cơ sở được chuyên môn hỗ trợ kinh phí chi phụ cấp cho cán bộ công đoàn, việc sử dụng do công đoàn cơ sở quyết định.

Công đoàn cơ sở căn cứ khả năng nguồn kinh phí được sử dụng và nhu cầu thực tế của đơn vị được điều chỉnh đối tượng, mức chi, thời gian chi (tháng, quý, năm) phụ cấp cán bộ công đoàn cho phù hợp, nhưng phụ cấp kiêm nhiệm không quá hệ số 0,7; phụ cấp trách nhiệm không quá hệ số 0,3.

1.4. Tại công đoàn cơ sở, cán bộ công đoàn chỉ được hưởng 1 mức phụ cấp kiêm nhiệm hoặc phụ cấp trách nhiệm cao nhất.

1.5. Đối với công đoàn cơ sở doanh nghiệp có số thu, chi ngân sách công đoàn hàng năm lớn, việc áp dụng mức chi phụ cấp trách nhiệm cho kế toán công đoàn cơ sở theo quy định này chưa phù hợp. Ban chấp hành công đoàn cơ sở xem xét và quyết định mức phụ cấp kiêm nhiệm của kế toán như Phó Chủ tịch công đoàn cơ sở, hoặc ký hợp đồng kế toán theo quy định của Luật Kế toán. Việc ký hợp đồng, mức chi trả cho kế toán phải được công đoàn cấp trên trực tiếp chấp thuận bằng văn bản. Bài viết tham khảo thêm:Tư vấn cách tích lương trả cho chủ tịch công đoàn, cán bộ công đoàn như thế nào ?

Trên đây là tư vấn của Luật LVN Group, Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận Luật sư của LVN Grouptư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay tới số: 1900.0191để được giải đáp.

2. Quy định về thu đoàn phí của Công đoàn ?

Kính gửi Luật LVN Group! Tôi có vấn đề cần tư vấn như sau: Đơn vị tôi thực hiện chi trả lương qua tài khoản ATM. Việc thu đoàn phí công đoàn, kế toán không thu qua hình thức trừ theo lương, mà bắt đóng tiền mặt hàng tháng.
Việc thu đoàn phí công đoàn, kế toán không thu qua hình thức trừ theo lương, mà bắt đóng tiền mặt hàng tháng, như vậy là đúng hay sai? Tháng 1 năm 2016, tôi gia nhập tổ chức công đoàn và đóng tiền đoàn phí công đoàn đầy đủ, nhưng đến tháng 3 năm 2016, tôi được trả lương theo hợp đồng giao khoán công việc (không đóng các loại bảo hiểm), tổ chức công đoàn không thu tiền đoàn phí công đoàn của tôi nữa. Như vậy, tôi còn được là đoàn viên công đoàn không, cuối năm có được hưởng quyền lợi của 1 đoàn viên công đoàn không.
Tôi có nhu cầu đóng đoàn phí nhưng tổ chức công đoàn nói, không có hệ số lương nên không biết thu bao nhiêu cho phù hợp, như thế là đúng hay sai ạ?

Quy định về thu đoàn phí của Công đoàn?

Luật sư tư vấn pháp luật lao động gọi:1900.0191

Trả lời:

Thứ nhất, về phương thức đóng đoàn phí.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Quyết định số 1908/QĐ-TLD quy định về phương thức đóng đoàn phí, cụ thể như sau:

“Điều 24. Phương thức đóng và quản lý tiền đoàn phí

1. Phương thức đóng đoàn phí

a) Đoàn phí công đoàn do đoàn viên đóng trực tiếp hàng tháng cho tổ công đoàn, công đoàn bộ phận, công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn (theo phân cấp của công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn).

b) Đoàn phí công đoàn thu qua lương hàng tháng (tiền mặt hoặc chuyển khoản) sau khi có ý kiến thỏa thuận của đoàn viên. Trong trường hợp này, sthu đoàn phí công đoàn phải có xác nhận của phòng kế toán đơn vị và có danh sách chi tiết đoàn viên đóng đoàn phí.

c) Khuyến khích đoàn viên công đoàn, công đoàn cơ sở đổi mới phương thức thu, nộp đoàn phí công đoàn bng công nghệ hiện đại (thu qua tài khoản cá nhân, qua thẻ ATM…) trên cơ sở thỏa thuận, thống nhất giữa đoàn viên với công đoàn cơ sở và được công đoàn cấp trên trực tiếp đồng ý bng văn bản”.

Ta thấy, hình thức đóng đoàn phí có thế thông qua thu tiền hoặc trừ vào lương hàng tháng tùy thuộc vào sự thỏa thuận của đoàn viên công đoàn.

Đơn vị bạn thực hiện chi trả lương qua tài khoản ATM. Việc thu đoàn phí công đoàn, kế toán không thu qua hình thức trừ theo lương, mà bắt đóng tiền mặt hàng tháng. Việc thu đoàn phí như trên của đơn vị bạn có thể phù hợp với quy định pháp luật khi đã có ý kiến thỏa thuận của đoàn viên công đoàn.

Thứ hai, về vấn đề thu đoàn phí khi không có hệ số lương.

Điều 23 Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ quy định về đối tượng, mức đóng, tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí, cụ thể như sau:

“Điều 23. Đối tượng, mức đóng, tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí

1. Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở cơ quan nhà nước; Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chc xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân; đơn vị sự nghiệp hưởng lương theo bảng lương, bậc lương do Nhà nước quy định: mức đóng đoàn phí hàng tháng bng 1% tin lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội.

Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương cấp bậc, chức vụ, lương theo hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề. Khi tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thay đi thì tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí công đoàn thay đi theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội.

2. Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở doanh nghiệp nhà nước (bao gồm cả công đoàn Công ty cổ phần nhà nước giữ cổ phần chi phối): mức đóng đoàn phí hàng tháng bng 1% tiền lương thực lĩnh (tiền lương đã khấu trừ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân của đoàn viên), nhưng mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa chỉ bng 10% mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước.

3. Đoàn viên các công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài nhà nước (bao gồm cả công đoàn Công ty cổ phần mà nhà nước không giữ cphần chi phối); Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập hưởng tiền lương không theo bảng lương, bậc lương do Nhà nước quy định; Liên hiệp hợp tác xã; Các tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; Văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam; Đoàn viên công đoàn công tác ở nước ngoài: mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội, nhưng mức đóng đoàn phí hàng tháng ti đa chỉ bng 10% mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước

4. Các công đoàn cơ sở tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này được thu đoàn phí công đoàn của đoàn viên hàng tháng bng 1% tiền lương thực lĩnh (tiền lương đã khấu trừ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân của đoàn viên) hoặc quy định mức thu cao hơn 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội nếu được Ban Chấp hành công đoàn cơ sở mở rộng (từ ttrưởng công đoàn trở lên) đồng ý bằng Nghị quyết, có văn bản và được quy định cụ thể trong Quy chế chi tiêu nội bộ của công đoàn cơ sở. Tiền đoàn phí công đoàn phần thu tăng thêm so với quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này được để lại 100% cho công đoàn cơ sở bổ sung chi hoạt động theo đúng quy định; khi báo cáo quyết toán, công đoàn cơ sở phải tách riêng s tin đoàn phí công đoàn tăng thêm theo mẫu quy định để có cơ sở tính số phải nộp về cấp trên.

5. Đoàn viên ở các nghiệp đoàn, công đoàn cơ sở doanh nghiệp khó xác định tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí; đoàn viên công đoàn không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội: đóng đoàn phí theo mức ấn định nhưng mức đóng thấp nhất bằng 1 % mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước.

6. Đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trlên, trong thời gian hưởng trợ cấp không phải đóng đoàn phí; đoàn viên công đoàn không có việc làm, không có thu nhập, nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương, trong thời gian đó không phải đóng đoàn phí

Theo quy định của pháp luật ta thấy: Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập hưởng tiền lương không theo bảng lương, bậc lương do Nhà nước quy định hay Đoàn viên ở các nghiệp đoàn, Công đoàn cơ sở doanh nghiệp khó xác định tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí vẫn là đối tượng đóng đoàn phí.

Tháng 1 năm 2016, bạn gia nhập tổ chức công đoàn và đóng tiền đoàn phí công đoàn đầy đủ. Đến tháng 3 năm 2016, bạn được trả lương theo hợp đồng giao khoán công việc (không đóng các loại bảo hiểm), tổ chức công đoàn không thu tiền đoàn phí công đoàn bạn nữa. Như vậy, hành vi này là trái với quy định của pháp luật vị bạn vẫn thuộc đối tượng đóng đoàn phí và vẫn là có tư cách là đoàn viên công đoàn.

Bạn có nhu cầu đóng đoàn phí nhưng tổ chức công đoàn nói, không có hệ số lương nên không biết thu bao nhiêu cho phù hợp. Đoàn viên khó xác định tiền lương đóng đoàn phí vẫn thuộc đối tượng đóng đoàn phí. Đối tượng này đóng đoàn phí theo mức ấn định, nhưng mức đóng thấp nhất bằng 1% tiền lương cơ sở theo quy định của Nhà nước.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:1900.0191 hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác!

3. Cách tích lương trả cho chủ tịch công đoàn, cán bộ công đoàn như thế nào ?

Xin được hỏi Luật sư như sau: Công ty tôi là doanh nghiệp sản phẩm, có cổ phần chi phối của nhà nước là 51%. Trong Công ty có đầy đủ các tổ chức chính trị, đoàn thể như:
Tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên… hoạt động theo qui định của Pháp luật. Chúng tôi xin hỏi Tiền lương trả cho đồng chí Chủ tịch Công đoàn và các cán bộ Công đoàn chuyên trách tại doanh nghiệp hiện nay tính như thế nào và theo thông tư nào của nhà nước qui định ?
Trân trọng cám ơn!
Người hỏi: Đào Thị Hoa

Trả lời:

Theo quy định tại chương 2 quy định về chế độ tiền lương, phụ cấp của cán bộ công đoàn tại quyết định số 525/QĐ-TLĐ ban hành quy định tạm thời về tiền lương, phụ cấp cán bộ công đoàn chuyên trách công đoàn cơ sỏ khu vực ngoài nhà nước thì cách tính lương cho cán bộ công đoàn được thực hiện theo quy định sau:

Theo Quyết định 525/QĐ-TLĐ ngày 25/4/2011 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, kể từ ngày 01/5/2011 cán bộ công đoàn chuyên trách công đoàn cơ sở khu vực ngoài Nhà nước được hưởng tiền lương, phụ cấp như sau:

– Chủ tịch công đoàn cơ sở hệ số: 3,0

– Phó chủ tịch công đoàn cơ sở hệ số 2,5

– Cán bộ công đoàn chuyên trách khác hệ số 2,0

Cách tính tiền lương hàng tháng: bằng hệ số nhân với tiền lương, tiền công bình quân làm căn cứ trích nộp kinh phí công đoàn của lao động trong doanh nghiệp, đơn vị.

1. Cách tính tiền lương bình quân:

– Đối với doanh nghiệp tiền lương, tiền công bình quân hàng tháng để tính lương cán bộ chuyên trách công đoàn được xác định trên cơ sở tổng quỹ tiền lương, tiền công trả cho người lao động trong kỳ được phép khấu trừ vào chi phí hợp lý, hợp lệ để tính thuế thu nhập doanh nghiệp chia cho tổng số lao động trong kỳ ( thuộc đối tượng trích nộp kinh phí công đoàn) chia 12 tháng.

– Đối với đơn vị sự nghiệp ngoài công lập tiền lương, tiền công bình quân hàng tháng tính lương cán bộ chuyên trách công đoàn được xác định trên cơ sở tổng quỹ tiền lương, tiền công trả cho người lao động ( thuộc đối tượng trích nộp kinh phí công đoàn) và thu nhập tăng thêm tính vào chi phí hoạt động sự nghiệp (nếu có) chia cho tổng số lao động trong kỳ (thuộc đối tượng trích nộp kinh phí công đoàn) chia 12 tháng.

– Kỳ tính lương bình quân : 1 năm 1 lần, tiền lương, tiền công bình quân năm trước liền kề làm cơ sở trả lương hàng tháng của cán bộ công đoàn chuyên trách năm nay.

2. Trường hợp tiền lương đang hưởng theo hợp đồng lao động của người lao động được bố trí làm cán bộ công đoàn chuyên trách công đoàn cơ sở cao hơn tiền lương tính theo hệ số quy định tại khoản 1, điều này thì được tính thêm phần chênh lệch cho bằng tiền lương hiện hưởng theo HĐLĐ.

3.Chế độ phụ cấp thâm niên.

Từ nhiệm kỳ Đại hội công đoàn cơ sở lần thứ thứ 2 , cán bộ công đoàn chuyên trách công đoàn cơ sở khu vực ngoài Nhà nước được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương đang hưởng/ 1 nhiệm kỳ đối với công đoàn cơ sở nhiệm kỳ đại hội 5 năm 2 lần. Mức phụ cấp 10% mức lương đang hưởng/1 nhiệm kỳ đối với công đoàn cơ sở nhiệm kỳ đại hội 5 năm 1 lần.

Ngoài phụ cấp thâm niên theo quy định trên cán bộ công đoàn chuyên trách công đoàn cơ sở khu vực ngoài Nhà nước còn được hưởng chế độ phụ cấp lương như: Phụ cấp khu vực, phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút,.. theo quy định đối với cán bộ công chức, viên chức và người lao động tại đơn vị, doanh nghiệp ( nếu có).

4.Chế độ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm ytế, Bảo hiểm thất nghiệp.

Cán bộ công đoàn chuyên trách công đoàn cơ sở khu vực ngoài Nhà nước được hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật. Đơn vị trả lương cán bộ công đoàn chuyên trách công đoàn cơ sở khu vực Nhà nước có trách nhiệm trích nộp kinh phí Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp cho cán bộ công đoàn chuyên trách công đoàn cơ sở.

5. Chế độ khác.

Ngoài chế độ tiền lương cán bộ công đoàn chuyên trách công đoàn cơ sở khu vực ngoài Nhà nước được hưởng các chế độ phúc lợi do doanh nghiệp, đơn vị chi trả như người lao động tại doanh nghiệp theo quy chế và thoả ước lao động tập thể của đơn vị, doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp, đơn vị không chi trả các chế độ phúc lợi theo Quy chế và thoả ước lao động tập thể cho cán bộ công đoàn chuyên trách thì công đoàn cơ sở chi trả khoản này từ nguồn ngân sách của công đoàn cơ sở.

Trân trọng./.

4. Từ chức chủ tịch công đoàn thực nhiện như thế nào cho hợp lý ?

Xin chào công ty luật LVN Group. Tôi hiện tại là chủ tịch công đoàn của một công ty doanh nghiệp nước ngoài. Trong công ty tôi đang giữ chức vị trưởng phòng của một bộ phận. Nên khi làm công tác công đoàn đòi hỏi quyền lợi cho cnvlđ gặp rất nhiều khó khăn. Hơn nữa công việc bận rộn tôi không có nhiều thời gian dành cho hoạt độngcông đoàn cơ sở.Vì thế tôi muôn xin từ chức chủ tịch công đoàn. Nhờ công ty luật tư vấn cho tôi xem có mẫu đơn và trình tự xin từ chức nhưthế nào cho hợp lý ?
Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ phía công ty luật LVN Group. Xin trân trọng cám ơn.
– Tuan Anh Nguyen

Luật sư trả lời:

Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam và Luật công đoàn.

Theo đó công đoàn tại doanh nghiệp của bạn là công đoàn cơ sở và bạn đang làm chủ tịch công đoàn cơ sở

Chủ tịch công đoàn cơ sở, do Ban chấp hành công đoàn cơ sở bầu ra, hoặc do đại hội công đoàn cơ sở trực tiếp bầu, khi có trên 50% đại biểu đại hội đề nghị bầu trực tiếp và được sự đồng ý của công đoàn cấp trên trực tiếp. Chủ tịch công đoàn cơ sở là người đứng đầu Ban chấp hành, Ban thường vụ công đoàn cơ sở, người trực tiếp chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành công đoàn về tổ chức hoạt động của công đoàn cơ sở.

Như vậy, theo quy định của pháp luật, đối với Chủ tịch công đoàn đơn vị ngoài nhà nước muốn làm đơn từ chức sẽ thực hiện theo Điều lệ Công Đoàn Việt Nam, Điều lệ Công ty và được công đoàn cấp trên trực tiếp quản lý xem xét giải quyết.

Theo đó, bạn muốn từ chức chức vụ Chủ tịch công đoàn với lý do khi làm công tác công đoàn đòi hỏi quyền lợi cho CNVLĐ gặp rất nhiều khó khăn và công việc bận rộn không có nhiều thời gian dành cho hoạt độngcông đoàn cơ sở thì cần làm đơn xin từ chức, trong đơn trình bày rõ lý do xin nghỉ và gửi tới Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại hội công đoàn cơ sở cấp trên trực tiếp để được xem xét giải quyết.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: 1900.0191 để được giải đáp.

5. Công đoàn có quyền đề xuất xử lý kỷ luật đối với người lao động không ?

Xin chào Luật sư của LVN Group. Tôi có sự việc như sau, muốn hỏi Luật sư của LVN Group trong sự việc dưới đây Công Đoàn đúng hay sai. Nội dung như như bên dưới ạ. Rất mong Luật sư của LVN Group tư vấn giúp “Chào Đ/c Nga, – Tôi là người trực tiếp giao việc cho đ/c, đầu tiên tôi giao cho đ/c nhiệm vụ đến cty lúc 14h đến 17h để hỗ trợ công tác nấu ăn, đồng chí nêu lý do “trông con” nên tôi đã giao cho đồng chí từ 16h đến 17h30, đồng chí đã xác nhận.
Đ/c đến cty 16h35 về 17h15. Lỗi của đ/c là không đảm bảo thời gian, thiếu trách nhiệm với công việc, tham gia chống chế. – Tôi là CT.Công Đoàn, Đ/c đang trong tổ chức Công Đoàn, vì vậy tôi có quyền phân công và điều động đồng chí. Việc tôi yêu cầu đ/c viết bản tường trình đồng chí bỏ ra ngoài là không chấp hành chỉ thị của cấp trên. – Trong buổi làm việc với P.HCNS đ/c luôn tìm lý do thoái thác trách nhiệm và không chấp nhận sự phân công là hoàn toàn sai sự thật vì đồng chí đã xác nhận công việc khi giao việc, đ/c nói tôi đồng ý cho phép đ/c ra ngoài khi viết bản tường trình là hoàn toàn sai sự thật. Ở những điiểm này tôi còn đánh giá đ/c thiếu trung thực.
– Công việc của đ/c là do tôi trực tiếp giao việc và nằm trong quyền hạn của tôi, đ/c không được lấy lý do là chưa ký tên xác nhận nên thoái thác trách nhiệm.
– Bộ luật lao động năm 2019 (bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2021): Giám sát thực hiện nội quy lao động.
– Luật Công Đoàn 2012, Chương II, Mục 1 ( Quyền, trách nhiệm của Công đoàn) : Giám sát thực hiện nội quy lao động. – Nội quy lao động công ty ABC, Chương VIII, điều 51, mục 3 (hình thức kỷ luật khiển trách bằng lời nói hoặc văn bản): một lần không chấp hành sự phân công điều động của cán bộ quản lý trực tiếp mà không có phản hồi hoặc phản hồi nhưng không được chấp nhận. – Công Đoàn có quyền đề xuất với người sử dụng lao động xử lý kỷ luật khi phát hiện thấy người lao động có biểu hiện vi phạm nội quy , quy chế làm ảnh hưởng đến lợi ích tập thể. (Người lao động ở đây là cả đoàn viên và không phải đoàn viên)
– Xét thấy mặc dù là nhân viên trong công ty đã lâu nhưng Đ/C Nga chưa bao giờ tham gia các hoạt động do công ty và công đoàn tổ chức, khi được phân công luôn tìm lý do chống chế.
– Việc tôi đề xuất công ty xử lý kỷ luật đồng chí là nằm trong quyền hạn của tôi “.
Rất mong nhận được sự tư vấn từ Luật sư của LVN Group. Tôi xin chân thành cám ơn!

>> Luật sư tư vấn trực tiếp về pháp luật lao động, gọi:1900.0191

Trả lời:

Đối với trường hợp bạn hỏi, thì theo quy định tại Điều 44. Kỷ luật Điều lệ công đoàn 2013 ghi nhận:

“1. Đoàn viên, cán bộ Công đoàn, tổ chức, tập thể Ban Chấp hành, tập thể Ban Thường vụ Công đoàn các cấp, nếu vi phạm Điều lệ, Nghị quyết và các quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thì tùy theo mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật công khai, chính xác và kịp thời.

2. Hình thức xử lý kỷ luật:

a. Đối với tổ chức, tập thể Ban Chấp hành, tập thể Ban Thường vụ Công đoàn các cấp: khiển trách, cảnh cáo, giải tán.

b. Đối với đoàn viên: Khiển trách, cảnh cáo, khai trừ.

c. Đối với cán bộ Công đoàn không chuyên trách: khiển trách, cảnh cáo, cách chức (các chức vụ của Công đoàn).

d. Đối với cán bộ Công đoàn chuyên trách: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, cách chức, buộc thôi việc”.

Như vậy, trường hợp người lao động đồng thời là thành viên công đoàn (đồng chí Nga) khi có hành vi vi phạm Điều lệ công đoàn thì công đoàn có quyền xử lý kỷ luật đối với thành viên là công đoàn viên của mình theo quy định pháp luật hiện hành.

Mặt khác theo quy định tại Bộ luật lao động 2019 (bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021) thì trường hợp có quy định trong hợp đồng lao động hoặc nội quy của công ty mà nhân viên này vi phạm, tùy mức độ vi phạm bên chị có quyền áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động với người lao động. Các hình thức xử lý kỷ luật được quy định tại Điều 124 Bộ luật lao động năm 2019 (bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021) , cụ thể như sau:

“Điều 124. Hình thức xử lý kỷ luật lao động

1. Khiển trách.

2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.

3. Cách chức.

4. Sa thải”.

Tuy nhiên, việc áp dụng hình thức kỷ luật sa thải chỉ được áp dụng trong các trường hợp thuộc Điều 125 Bộ luật lao động năm 2019 (bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2021), cụ thể như sau:

“Điều 125. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải

Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:

1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;

2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;

3. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;

4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động”.

Hiện nay, pháp luật lao động ghi nhận vai trò của công đoàn trong quan hệ lao động. Vai trò của tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động Bộ luật lao động năm 2019 (Bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021), cụ thể như sau:

“1. Công đoàn cơ sở thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động; tham gia, thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể, thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động, quy chế dân chủ ở doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; tham gia, hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động; đối thoại, hợp tác với người sử dụng lao động xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.

2. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có trách nhiệm hỗ trợ công đoàn cơ sở thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại khoản 1 Điều này; tuyên truyền giáo dục, nâng cao hiểu biết về pháp luật về lao động, pháp luật về công đoàn cho người lao động.

3. Ở những nơi chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực hiện trách nhiệm như quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Tổ chức công đoàn các cấp tham gia với cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp và tổ chức đại diện người sử dụng lao động để trao đổi, giải quyết các vấn đề về lao động”.

Tuy nhiên, pháp luật hiện nay chưa có quy định cụ thể trường hợp công đoàn được xử lý kỷ luật người lao động cũng như quyền được đề xuất với người sử dụng lao động xử lý kỷ luật lao động khi người lao động có hành vi vi phạm nội quy lao động. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì công đoàn có quyền tham gia giám sát việc thực hiện nội quy lao động, trường hợp nội quy lao động của công ty bạn có quy định công đoàn có quyền đề xuất người sử dụng lao động xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động thì cán bộ công đoàn có quyền đề xuất kỷ luật xử lý kỷ luật lao động đối với người sử dụng lao động, và theo đó, trong trường hợp này thì việc chủ tịch công đoàn thực hiện đề xuất như vậy là hoàn toàn phù hợp, không phải là hành vi vi phạm pháp luật lao động.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật lao động – Công ty luật LVN Group