Chúng tôi phát sinh tình cảm và yêu nhau được 3 năm. Vừa qua khi chúng tôi về gia đình nhờ người lớn nói chuyện cưới xin thì mới phát hiện tôi và anh H có quan hệ bà con (bà nội tôi và bà nội anh H là 2 chị em ruột) do vậy 2 gia đình đã cấm cản và không cho chúng tôi lấy nhau. Chúng tôi có tìm hiểu trên mạng thì được biết Luật pháp chỉ cấm lấy nhau trong phạm vi 3 đời. Như vậy, xin Luật LVN Group tư vấn cho chúng tôi được biết trường hợp của tôi và a H có nằm trong phạm vi 3 đời hay không? Có bị cấm kết hôn hay không?  Rất mong nhận được quan tâm trả lờ của Báo Bình Thuận. Xin chân thành cảm ơn Luật LVN Group
Người gửi: Phan Thi Anh Thư

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hôn nhân và gia đình của Công ty luật LVN Group.

.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:  – 1900.0191

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Luật Hôn nhân gia và Gia đình quy định:

“Việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau đây:

1. Người đang có vợ hoặc có chồng;

2. Người mất năng lực hành vi dân sự;

3. Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

4. Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

5. Giữa những người cùng giới tính”.

Theo quy định tại khoản 13 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định: “Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra: cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú con bác, con cô con cậu, con dì là đời thứ ba”.

Theo hướng dẫn tại điểm c.3 mục 1 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hướng dẫn như sau: “Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ là giữa cha, mẹ với con; giữa ông, bà với cháu nội, cháu ngoại. Giữa những người có họ trong phạm vi ba đời là giữa những người cùng một gốc sinh ra: cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba”.

Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên thì trường hợp của bạn nêu (bà nội của bạn và bà nội anh H là 2 chị em ruột), phạm vi 3 đời có thể hiểu như sau: Cha mẹ của bà nội bạn và cha mẹ của bà nội anh H là đời thứ nhất. Bà nội bạn và bà nội anh H là đời thứ hai. Cha của bạn và cha của anh H là đời thứ 3. Do đó bạn và anh H là đời thứ 4 nên không thuộc trường hợp bị cấm kết hôn theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình nói trên. Do đó, về pháp luật bạn và anh H có thể kết hôn được với nhau nếu thỏa mãn những điều kiện khác tại Điều 9 và Điều 10 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Trường hợp bạn và anh H bị ngăn cản việc kết hôn từ gia đình thì bạn và anh H có thể nhờ chính quyền và các đoạn thể ở địa phương can thiệp, giải thích pháp luật để các bạn được đăng ký kết hôn.
Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật hôn nhân gia đình

——————————————-

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. Tư vấn pháp luật lao động;

2. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;

3.Tư vấn pháp luật lĩnh vực dân sự;

4. Tư vấn luật hành chính Việt Nam;

5.Dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án.

6. Luật sư tranh tụng tại tòa án và đại diện ngoài tố tụng;