Cân bằng cán cân thanh toán, trạng thái (balance of payments equilibrium) là tình hình trong đó một nước chỉ tiêu và đầu tư ở nước ngoài tương đương với mức chỉ tiêu và đầu tư của các nước khác vào nước đó trong nhiều năm, do vậy dự trữ ngoại tệ của nó không tăng mà cũng không giảm. Có 3 cách để lập lại trạng thái cán cân thanh toán khi hiện tượng mất cân bằng xuất hiện:

Điều chỉnh tỷ giá hối đoái thông qua biện pháp phá giá hoặc tăng giá đồng nội tệ (trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định) hoặc can thiệp vào thị trường hối đoái nhằm làm cho đồng nội tệ xuống giá hoặc lên giá (trong chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý). Ví dụ, hiện tại cán cân thanh toán của Việt Nam bị coi là mất cân bằng vì mức chi tiêu cho hàng nhập khẩu của Việt Nam lớn hơn mức chi tiêu của các nước cho hàng xuất khẩu của Việt Nam, do đó dự trữ ngoại tệ của Việt Nam giảm. Nếu tình hình này kéo dài, các mối quan hệ thanh toán của Việt Nam với các nước khác có thể bị phá vỡ. Để tránh tình trạng đó, Chính phủ có thể thực thi chính sách phá giá đồng tiền Việt Nam, làm cho đồng liên Việt Nam có giá trị thấp hơn so với các đồng tiền nước ngoài. Giá trị thấp hơn của đồng tiền Việt Nam làm cho hàng xuất khẩu của Việt Nam trở nên rẻ hơn và hàng nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam trở nên đắt hơn, do đó xuất khẩu tăng và nhập khẩu giảm. Nếu chính sách như vậy thành công, mức dự trữ ngoại tệ của Việt Nam tăng và cán cân thanh toán chuyển về trạng thái cân bằng.

Điều chỉnh giá cả và thu nhập trong nước bằng chính sách tài chính và tiền tệ với mục đích cắt giảm hoặc làm tang lạm phát. Ví dụ, hiện tại cán cân thanh toán đang xấu đi mà biểu hiện là dự trữ ngoại tệ giảm, Chính phủ có thể xử lý tình huóng này bằng cách thực thi chính sách tiền tệ chặt. Chính sách này làm giảm giá hàng hoá và dịch vụ, trong đó có giá hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu. Mức giá trong nước thấp hơn làm giảm nhập khẩu và tăng xuất khẩu, dự trữ ngoại tệ tăng lên và cán cân thanh toán được cải thiện, túc bị đẩy về trạng thái cân bằng.

Điều chỉnh chính sách thương mại (thuế quan, hạn ngạch) và giao dịch ngoại tệ (kiểm soát ngoại tệ). Ví dụ, hiện tại cán cân thanh toán của Việt Nam thặng dư vì Việt Nam xuất khẩu quá nhiều và nhập khẩu quá ít. Chính phủ Việt Nam không muốn thấy tình hình như vậy vì nó đồng nghĩa với việc đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giảm hay đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam tầng. Để đảo ngược tình hình, Chính phủ Việt Nam có thể giảm thuế quan, tăng hạn ngạch nhập khẩu. Khi chính sách như vậy được thực thi, nhập khẩu sẽ tăng, mức thặng dư cán cân thương mại và dự trữ ngoại tê sẽ giảm, cán cân thanh toán chuyển về trạng thái cần bằng.