1. Cao đẳng nghề có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự không ?

Kính chào Luật LVN Group, mình năm nay đang học cao đẳng nghề, mình đã xin giấy hoãn nghĩa vụ của trường và nộp cho xã. Nhưng mấy hôm nay, xã luôn xuống và bắt ký giấy đi khám sức khỏe. Cho mình hỏi, cao đẳng nghề hệ chính quy có được hoãn nghĩa vụ?
Xin cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự trực tuyến, gọi:1900.0191

Luật sư tư vấn:

Khoản 1 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về các trường hợp được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự như sau:

“1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo”.

Theo quy định trên, công dân đang học đại học, cao đẳng được tạm hoãn gọi nhập ngũ phải đang theo học hệ chính quy.

Trường hợp của bạn, khi bạn đang theo học cao đẳng nghề hệ chính quy, bạn được tạm hoãn gọi nhập ngũ.

Nếu Ban chỉ huy quân sự vẫn buộc bạn phải ký giấy khám sức khỏe là không đúng với quy định của pháp luật.

Những điều cần lưu ý: Trường hợp của bạn được tạm hoãn gọi nhập ngũ, nên việc Ban chỉ huy quân sự buộc bạn phải ký vào giấy khám sức khỏe là không đúng với quy định. Chúng tôi khuyến nghị, bạn nên làm việc trực tiếp với UBND xã về vấn đề này.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

>> Tham khảo bài viết liên quan: Tạm hoãn, miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự ?

2. Đối tượng được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự ?

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn được giải đáp: trường hợp con có được tạm quản nghĩa vụ quân sự không. gia đình gồm có: tôi bùi thị thu sinh năm 1959 bị hở van tim 3la 15 năm, bị sĩ giảm tĩnh mạch 4 năm, phẫu thuật bàn tay 3 lần và bàn chân 1 lần và bệnh địa điểm cuộc sống đến nay.
Chồng tôi sn 1953 bị bệnh thối hóa đa khớp, hư cộc sống và sỏi thận, cao huyết áp không còn sức lao động.còn tôi là Võ Minh Tiến sinh năm 1995 trúng tuyển nghĩa vụ quận sự đợt 2 năm 2015. Hiện Tiến tại ngũ sư đoàn 330 vàm cóng long xuyên.hộ khẩu nhà tôi gồm có 3 người và một ở nhờ là trần công tuấn sn 1975 là phóng viên báo người lao động tại thành phố cần thơ hiện cháu tuấn thường chú số 97 đường trần văn hoài phường xuân khánh quận ninh kiều thành phố cần thơ.con tôi có trúng tuyển tôi làm đơn xin hội đồng nghĩa vụ quân sự phường tạm quản nhưng không được xét.
Xin hỏi luật sự trường hợp con tôi theo luật nghĩa vụ quân sự hiện con tôi có được miển không. hiện tại cháu là lao động chính nuôi 2 vợ chồng tui ?
Tôi xin chân thành cảm ơn !

>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến gọi : 1900.0191

Trả lời:

Theo quy định của pháp luật tại điểm a và b khoản 1, khoản 2 Điều 42 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 thì:

“1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;

b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;…”

2. Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;

b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;

c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc màu da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, công an nhân dân;

đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.

Như vậy, nếu con bạn là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng bố mẹ không khả năng lao động do vợ chồng bạn có bệnh tật nhưng phải có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã thì con của bạn được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, chứ không được miễn nghĩa vụ quân sự vì không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 42, Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015.

Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Emailhoặc qua Tổng đài tư vấn: 1900.0191.

3. Hỏi về trường hợp tạm hoãn nghĩa vụ quân sự ?

Chào Luật sư của LVN Group, Em năm nay 22 tuổi. Cao 1m83,nặng 57kg. Có bị bệnh về đường tiêu hóa( loét tá tràng ). Bị bệnh hồi năm 2013 đến nay vẫn còn đau và đang dùng thuốc .Bị bệnh về da liễu, ngứa ở vùng mặt và cổ là đa số . Bệnh này thì em mới bị đến nay vẫn còn . Thị lực của em là 16/20 cho 2 mắt (8/10 , 8/10 ) .
Mong Luật Sư có thể sớm trả lời bài viết của em. Em cám ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191

Luật sư tư vấn:

Theo quy định Theo Khoản 4 Điều 154 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 và Khoản 2 Điều 38 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định về các trường hợp tạm hoãn nghĩa vụ quân sự như sau:

Điều 3. Việc tạm hoãn gọi nhập ngũ
Những công dân nam sau đây được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình:
1. Chưa đủ sức khoẻ phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khoẻ.
2. Là lao động duy nhất phải trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng người khác trong gia đình không còn sức lao động hoặc chưa đến tuổi lao động.
3. Là lao động duy nhất trong gia đình vừa bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.
4. Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan binh sĩ đang phục vụ tại ngũ.
5. Người đi xây dựng vùng kinh tế mới trong ba năm đầu.
6. Người thuộc diện di dân, dãn dân trong ba năm đầu đến vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn có phụ cấp khu vực hệ số 0,5 trở lên, ở hải đảo có phụ cấp khu vực hệ số 0,3 trở lên theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định.
7. Cán bộ, viên chức, công chức quy định tại Điều 1 Pháp lệnh Cán bộ, công chức, thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện, trí thức trẻ tình nguyện làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội đang cư trú tại địa phương hoặc người địa phương khác được điều động đến làm việc ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn có phụ cấp khu vực hệ số 0,5 trở lên, ở hải đảo có phụ cấp khu vực hệ số 0,3 trở lên.
8. Đang nghiên cứu công trình khoa học cấp nhà nước được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ hoặc người có chức vụ tương đương chứng nhận.
9. Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định tại khoản 1 Điều 48 của Luật Giáo dục 2005 bao gồm:
a) Trường trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường năng khiếu, dự bị đại học;
b) Trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề;
c) Trường cao đẳng, đại học;
d) Học viện, viện nghiên cứu có nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.
10. Học sinh, sinh viên đang học tại các nhà trường của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam hoặc học sinh, sinh viên được đi du học tại các trường ở nước ngoài có thời gian đào tạo từ mười hai tháng trở lên.
11. Công dân đang học tập tại các trường quy định tại điểm b, điểm c khoản 9 và khoản 10 Điều này chỉ được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong một khoá đào tạo tập trung, nếu tiếp tục học tập ở các khoá đào tạo khác thì không được tạm hoãn gọi nhập ngũ. Hàng năm, những công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại Điều này phải được kiểm tra, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ.”.

Như vậy, “chưa đủ sức khoẻ phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khoẻ” là một trong những trường hợp được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.

Tiêu chuẩn sức khỏe được quy định tại Nghị định 13/2016/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục đăng ký và chế độ, chính sách của công dân trong thời gian đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự:

“Điều 9. Phân loại sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự

1. Căn cứ phân loại sức khoẻ: Theo tiêu chuẩn sức khỏe quy định tại Bảng số 1, Bảng số 2, Bảng số 3, Phụ lục I Thông tư này.

2. Cách cho điểm: Mỗi chỉ tiêu, sau khi khám bác sĩ cho điểm chẵn từ 1 – 6 vào cột “điểm”, cụ thể:

a) Điểm 1: Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt.

b) Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt.

c) Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá.

d) Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình.

đ) Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém.

e) Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.

3. Cách ghi phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự:

a) Mỗi chuyên khoa, sau khi khám xét, bác sĩ sẽ cho điểm vào cột “điểm”; ở cột “lý do” phải ghi tóm tắt lý do cho số điểm đó; ở cột “ký”, bác sĩ khám phải ký và ghi rõ họ tên.

b) Phần kết luận, Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe căn cứ vào điểm đã cho ở từng chỉ tiêu để kết luận, phân loại sức khỏe theo đúng quy định, ghi bằng số và chữ (phần bằng chữ để ở trong ngoặc đơn).

c) Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe có trách nhiệm ký vào phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự sau khi kết luận.

d) Chữ ký của Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe đư­ợc đóng dấu của cơ quan Chủ tịch Hội đồng khám; chữ ký của Chủ tịch Hội đồng khám phúc tra sức khỏe đư­ợc đóng dấu của đơn vị quyết định thành lập Hội đồng khám phúc tra sức khỏe.

4. Cách phân loại sức khỏe: Căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự. để phân loại cụ thể như sau:

a) Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1, có thể phục vụ ở hầu hết các quân, binh chủng.

b) Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2, có thể phục vụ trong phần lớn các quân, binh chủng.

c) Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3, có thể phục vụ ở một số quân, binh chủng.

d) Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4, có thể phục vụ hạn chế ở một số quân, binh chủng.

đ) Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5, có thể làm một số công việc hành chính sự vụ khi có lệnh tổng động viên.

e) Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6, là loại sức khỏe được miễn làm nghĩa vụ quân sự.”.

Như vậy, nếu bạn có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6 thì được miễn nghĩa vụ quân sự. Hoặc nếu bạn có tật khúc xạ về mắt ( cận thị, viễn thị) không gọi nhập ngũ vào quân đội ( theo khoản 3, điều 4, thông tư 167/2010/TT-BQP).

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

>> Tham khảo bài viết liên quan: Đối tượng được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự ?

4. Đang đi làm công nhân có được hoãn nghĩa vụ quân sự không ?

Thưa Luật sư của LVN Group, Hiện tôi đang đi làm công nhân tại công ty than thống nhất – TKV tại Quảng Ninh thì có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự không ?
Cảm ơn!

Đang đi làm công nhân tại Công ty than thống nhất có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự không ?

Tư vấn hoãn nghĩa vụ quân sự: 1900.0191

Luật sư tư vấn:

Theo quy định Theo Thông tư 148/2018/TT-BQP QUY ĐỊNH TUYỂN CHỌN VÀ GỌI CÔNG DÂN NHẬP NGŨ

1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe.

b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) xác nhận.

c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%.

d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.

đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định.

e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.

g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.

Như vậy nếu như anh chứng minh được là anh là lao động duy nhất trong gia đình phải trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng người khác khi những người trong gia đình đã hết độ tuổi lao động hoặc là chưa đến đội tuổi lao động thì anh mới được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, còn không thuộc các trường hợp này thì anh sẽ không được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.

Những điều cần lưu ý: Anh chỉ được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự một lần và độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự theo quy định của luật nghĩa vụ quân sự 2015 là kéo dài lên 27 tuổi.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

>> Tham khảo bài viết liên quan: Đang làm việc có bị gọi đi nghĩa vụ quân sự không?; Quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự và gọi nhập ngũ ?

5. Phải chăm sóc bố mẹ thì có được tạm hoãn NVQS ?

Chào Luật sư của LVN Group. Gia đình em năm nay trong hộ khẩu chỉ còn 3 người. Bố sinh năm 1938 tức năm nay 2015 là 77 tuổi Mẹ sinh năm 1945 tức năm nay 2015 là 70 tuổi. Và chỉ mình tôi là lao động chính mà vẫn nhận được lệnh gọi nhập vây tôi phải làm gì để được tạm hoãn gọi nhập ngũ ?
Xin chân thành cảm ơn.

Luật sư tư vấn:

Căn cứ theo quy định tạiTheo Thông tư 148/2018/TT-BQP QUY ĐỊNH TUYỂN CHỌN VÀ GỌI CÔNG DÂN NHẬP NGŨ về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ trong thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ thì những trường hợp sau được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình:

“1. Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe.

2. Là lao động duy nhất phải trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng người khác trong gia đình không còn sức lao động hoặc chưa đến tuổi lao động.

3. Là lao động duy nhất trong gia đình vừa bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra, được ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.

4. Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan binh sĩ đang phục vụ tại ngũ.

5. Người đi xây dựng vùng kinh tế mới trong ba năm đầu […]”

Mặt khác, theo quy định tại Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 và Theo Thông tư 148/2018/TT-BQP QUY ĐỊNH TUYỂN CHỌN VÀ GỌI CÔNG DÂN NHẬP NGŨ thì UBND cấp xã có trách nhiệm xem xét, đăng ký, quản lý danh sách công dân ở địa phương thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ, đề nghị UBND cấp huyện quyết định.

Xét trường hợp của bạn: Bố mẹ bạn đều đã qua độ tuổi lao động, bạn là người phải trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng bố mẹ bạn. Tuy nhiên, có thể do công tác quản lý hộ tịch ở địa phương chưa chặt chẽ nên đã có giấy gọi bạn. Trường hợp này, bạn cần làm đơn xin xác nhận hoàn cảnh thuộc điểm b, khoản 1, Điều 29 Luật nghĩa vụ quân sự: “Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi người khác trong gia đình không còn sức lao động hoặc chưa đến tuổi lao động” gửi tới Ban chỉ huy quân sự cấp xã. Để chứng minh thuộc đối tượng tạm hoãn vì là lao động chính bạn cần bổ sung hồ sơ hoặc giấy Khám sức khỏe của mẹ bạn không đủ sức khỏe để làm việc và các giấy tờ liên quan khác để được Hội đồng Nghĩa Vụ Quân Sự để Hội đồng xem xét!

Về mẫu đơn thì bạn có thể tham khảo tại đây. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật NVQS – Luật LVN Group